5. Kết cấu của đề tài
1.3.1 Nhân tố khách quan
Hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn của ngân hàng nói riêng luôn gắn với môi trường kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là môi trường hành lang pháp lý và môi trường kinh tế.
1.3.1.1 Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt chịu tác động bởi nhiều chính sách, quy định của chính phủ và của Ngân hàng trung ương và các quy định về pháp luật
Việc huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của các chủ thế, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát. Chính vì vậy mà hoạt động của ngân hàng cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, đôi khi rất chặt chẽ. Trên thực tế, ngân hàng chịu sự tác động của rất nhiều chính sách như luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự, quy định khác.Do sự dàng buộc về pháp luật, nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ thay đổi và quy mô, hiệu quả của công tác huy động vốn cũng bị tác động. Cụ thể như chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất.thay
đổi sé ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn.
1.3.1.2 Môi trường kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội trong và ngoài nước cũng là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn do bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà môi trường chính trị không ổn định thì không thể phát triển được. Sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nếu một nước có nền an ninh ổn định thì kinh tế phát triển, đời sống cũng như thu nhập của người dân tăng, họ sẽ có nhu cầu tích lũy và gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, mọi hoạt động thanh toán, giao dịch thông qua ngân hàng nhiều hơn. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng chung việc mở rộng và khơi thông nguồn vốn của nền kinh tế.
Lạm phát cũng là yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng, người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọng họ sẽ thu được khoản lãi nhất định, khi lạm phát cao, biến động mạnh có thể làm trượt giá đồng tiền thì họ sẽ chuyển sang kênh đầu tư khác. Do đó, nó có tác động mạnh đến việc huy động vốn của ngân hàng.
1.3.1.3 Tâm lý dân cư
Tâm lý thói quen tiêu dùng của người gửi tiền cũng ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại vì người dân có nhu cầu tiêu dùng và tiết kiệm cũng như mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào TCTD hay quyết định đầu tư vào động sản, bất động sản, vàng, chứng khoán là khác nhau.
Ngoài ra, mức thu nhập của người dân là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào ngân hàng. Nhìn chung, thu nhập của người dân càng cao nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng và lúc này nhu cầu mở tài khoản và tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về chiến lược huy động vốn và chính sách đào tạo cán bộ
Chiến lược khách hàng của ngân hàng về huy động và cho vay trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khách hàng có rất nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng mà đem lại lợi ích sử dụng các dịch vụ sản phẩm của ngân hàng, chứ không đơn thuần ngân hàng chỉ là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời từ lãi suất. Do vậy, các ngân hàng cần có chiến lược khách hàng trong hoạt động và cho vay.
- Trước hết ngân hàng nắm được thói quen, tâm lý cũng như nhu cầu của khách hàng về tiền gửi, như mục đích gửi tiền của doanh nghiệp thường là nhờ ngân hàng quản lý, ký quỹ hoặc thanh toán trong khi các cá nhân gửi tiền tiết kiệm lại có mục đích để hưởng lãi. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tìm hiểu, xem xét nhu cầu đầu tư, hình thức tài trợ của từng đối tượng khách hàng.
- Ngân hàng còn đưa ra các chính sách cho vay và mở rộng hình thức cho vay không chỉ là cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn mà còn đa dạng hoá các hình thức cho vay khác như cho vay hợp vốn, liên doanh, liên kết, mua bán các khoản nợ. Nếu hoạt động sử dụng vốn này có hiệu quả thì tăng cường được khả năng tạo dựng vốn từ chính hoạt động kinh doanh của mình.
- Cần đưa ra hệ thống các chính sách và biện pháp phù hợp để có được quy mô và cơ cấu nguồn vốn mong muốn như:
+ Huy động với quy mô, cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất sao cho phù hợp với việc huy động và sử dụng vốn.
+ Chính sách về giá cả, lãi suất, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ là công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn.
- Cân đối quy mô vốn chủ sở hữu hợp lý vì vốn chủ sở hữu đóng vai trò như một cái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM, tạo niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng cũng như là yếu tố quyết định giới hạn tối đa của quy mô
huy động vốn.
- Chính sách cán bộ của ngân hàng để có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm, làm công việc phù hợp với năng lực, thân thiện luôn là nền tảng của sự thành công. Do vậy, cần tào đạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với năng lực và vị trí làm việc.
1.3.2.2 Chính sách lãi suất cạnh tranh
Để tạo được nhiều vốn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình, các ngân hàng phải có chính sách lãi suất hợp lý, sao cho lãi suất huy động vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền, vừa phù hợp với lãi suất cho vay để tránh tình trạng huy động với giá cao mà cho vay với giá thấp, hoặc lãi suất không kích thích cho vay cũng như là khách hàng thực sự muốn vay tiền không tiếp cận được với vốn. Tuy vậy, việc cạnh tranh bằng lãi suất là có giới hạn vì ngân hàng chịu sự khống chế của NHNN về trần huy động và lãi suất cho vay sàn. Mặt khác, kinh doanh dựa vào chính sách này cũng cần cân nhắc để đảm bảo hoạt động kinh doanh là có lãi.
1.3.2.3 Tiện ích của các dịch vụ do ngân hàng cung cấp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các ngân hàng muốn phát huy hết khả năng của mình thì không ngừng cung cấp các dịch vụ mới và mở rộng mạng lưới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một ngân hàng có sản phẩm dịch vụ tiện ích đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, thuận tiện thì có lợi thế hơn so với các ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng là cạnh tranh không có giới hạn, các ngân hàng hiện nay cạnh tranh chủ yếu theo con đường này.
1.3.2.4 Cơ sở vật chất và uy tín của ngân hàng
- Công nghệ ngân hàng: Hiện nay các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ, để đa dạng hóa sản phầm dịch vụ, chất lượng dịch vụ tốt hơn, nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả, góp phần tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại dễ dàng hơn.
- Uy tín của ngân hàng: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, mỗi ngân hàng sẽ tự tạo cho mình một hình ảnh riêng, tạo lập được uy tín sẽ có lợi thế mạnh mẽ trong hoạt động huy động vốn. Uy tín của ngân hàng là lòng tin của khách hàng vào ngân hàng. Nó được đánh giá dựa trên khả năng hoàn trả vốn vay cho khách hàng một cách đúng hạn, đảm bảo sự an toàn về nguồn vốn cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu hợp lý của khách hàng về thanh toán, chi trả vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng nào có uy tín, thương hiệu cao trên thị trường sẽ có lợi thế hơn trong hoạt động huy động vốn. Ngoài ra, sự tin tưởng của khách hàng giúp cho ngân hàng Vốn quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và hoạt động khác của ngân hàng giảm thiểu đựợc các chi phí quảng cáo về hình ảnh, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng, đồng thời giữ được chân khách hàng lớn sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đưa ra các lý luận cơ bản về ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động huy động vốn và vai trò quan trọng của hoạt động này đến các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại như vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh; góp phần tiết kiệm chi phí xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức xã hội; vốn quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và hoạt động khác của ngân hàng; vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường; hoạt động huy động vốn góp phần thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ quốc gia.
Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn như quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động, chi phí huy động vốn, sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn, mức độ hoạt động của huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến họat động huy động vốn, từ đó cho thấy ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với các ngân hàng thương mại đó là:
- Huy động vốn là kênh cung cấp đầu vào trong hoạt động của NHTM.
- Là yếu tố chính giúp cho các ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác như hoạt động tín dụng và các dịch vụ khác.
- Thông qua nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng có thể đo lường được uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, từ đó mở rộng mạng lưới, thị phần, quy mô hoạt động cũng như nâng cao được vị thế của ngân hàng trong nền kinh tế.
Ý nghĩa đối với nền kinh tế :
- Thông qua hoạt động huy động vốn, hệ thống ngân hàng tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế.
- Nguồn vốn huy động giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ và thu hồi vốn giúp tăng tốc độ quay vòng vốn, tăng số vòng quay mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn.
- Huy động vốn còn là kênh thông thương giữa nền kinh tế trong nước và nền kinh tế thế giới.
- Huy động vốn còn là công cụ giúp ngân hàng thương mại kiểm soát khối lượng tiền tệ lưu thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ.
Thêm vào đó là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM như nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Đây là cơ sở lý luận để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN