Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu 1381 thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 93)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.6 Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ

bộ ngân hàng để phát huy tối đa nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Do vậy, việc triển khai tốt nguồn lực này có ý nghĩa rất to lớn. Nguồn nhân lực trước hết phải đảm bảo về số lượng và chất lượng bao gồm năng

lực làm việc, khả năng tiếp cận công nghệ cũng như trình độ ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp. Để có thể đáp ứng ngân hàng nên thực hiện những giải pháp sau:

- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và đào tạo chuyên sâu để tăng thêm hiểu biết về nghiệp vụ cụ thể, về đối tượng khách hàng và đặc thù kinh doanh của các ngành nghề. Qua đó, nâng cao kỹ năng kỹ xảo và trình độ nghề nghiệp của nhân viên.

- Ngân hàng nên khuyến khích vật chất như tăng thêm lương, thưởng thêm cho những cá nhân có bằng cấp cao để khuyến khích quá trình tự học và tự đào tạo thêm của cá nhân.

- Ngân hàng nên có quy định về tiếp nhận sinh viên thực tập. Khi có nhu cầu nhân sự ngân hàng ưu tiên tuyển dụng để thu hút nguồn nhân lực này có trình độ và thuận lợi trong quá trình đào tạo tân tuyển, do những nhân viên mới này đã được tiếp xúc và làm quen công việc trong quá trình thực tập.

- Thường xuyên đánh giá và phân loại nhân viên theo cấp độ chuyên viên, để áp dụng chế độ lương thưởng cho hợp lý, qua đó tạo động lực cho nhân viên tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ bản thân và ý thức phấn đấu.

- Ngân hàng nên đưa ra chỉ tiêu huy động cho từng cán bộ theo phòng ban kinh doanh huy động vốn trực tiếp và bán chéo. Bên cạnh đó, nên có chính sách động viên, khen thưởng đối với cán bộ thu hút được khách hàng và số dư huy động cao. Chính sách này vừa giúp ngân hàng tăng nguồn vốn huy động, tăng thêm thu nhập cho cán bộ nhân viên, tạo sự gắn bó lâu dài với ngân hàng.

- Ngoài ra, nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng là xu hướng cạnh tranh phổ biến giữa các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không chỉ là để sinh lời mà còn để nhận được sự phục vụ làm cho họ hài lòng. Để chất lượng dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh hữu hiệu, ngân hàng cần đưa ra các giải pháp như:

+ Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán với khách hàng, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và đoàn kết nội bộ của các cán bộ ngân hàng.

+ Nâng cao chất lượng giao dịch và phong cách phục vụ. Đây là yêu cầu cần thiết và quan trọng đối với nhân viên của SHB hiện nay. Các nhân viên giao dịch thường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần giữ được phong cách thân thiết, tận tình, chu đáo, cởi mở, tạo lòng tin của khách hàng đến gửi tiền. Xử lý nghiêm minh những trường hợp gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của SHB.

+ Đối với khách hàng lớn, ngân hàng có thể huy động tại địa chỉ của khách hàng. Tạo cảm giác tín nhiệm và an toàn cho khách hàng, nâng cao uy tín cho khách hàng. Để thực hiện tốt điều này ngân hàng cần phải bố trí xe chuyên dụng và cán bộ giao dịch viên, thủ quỹ để phục vụ khách hàng khi có nhu cầu.

Một phần của tài liệu 1381 thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w