5. Kết cấu của đề tài
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
- Ngân hàng nhà nước tăng cường sự chỉ đạo, tích cực hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời ngân hàng nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ đồng bộ, điều hành công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, tối ưu nhằm điều hòa hợp lý lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Khi môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý được ổn định thì hiệu quả của công tác huy động vốn phụ thuộc vào bản thân ngành ngân hàng. NHNN với vai trò là cơ quan chuyên môn trong việc hình thành khung pháp lý cũng như quản lý trực tiếp các ngân hàng thương mại. NHNN cần thực hiện hoạch định, tổ chức và kiểm soát điều tiết các chính sách tiền tệ quốc gia đảm bảo và tạo điều kiện cho các hoạt động của
hệ thống ngân hàng diễn ra phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, thông qua các biện pháp như:
+ NHNN cần đưa ra các quy định và chính sách về lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến thực tế của nền kinh tế nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh và chủ động hơn cho các NHTM.
+ Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ, mối liên kết giữa các ngân hàng. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi tính chất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp đặc biệt này. Một ngân hàng khủng hoảng sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng khác, tạo tâm lý hoang mang cho khách hàng. Các mối liên kết không những mang lại hiệu quả cao về mặt hình thức mà nó còn góp phần thúc đẩy hơn nữa cho họat động huy động vốn.
- Ngân hàng nhà nước nên cùng với các ngân hàng thương mại thiết lập hệ thống thanh tóan tự động. Muốn vậy thì NHNN cần phải triển khai nâng cao hiệu quả trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng thanh toán qua tài khoản, thanh toán bù trừ...tạo điều kiện ổn định nền kinh tế, giảm lượng tiền mặt lưu thông, quan tâm hơn tới lợi ích của ngân hàng thương mại.
- Tiếp tục sự chỉ đạo, kiểm tra kiểm soát trong quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Ngoài các mục tiêu, định hướng phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội như đa dạng hóa sản phẩm, hình thức huy động, đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt đặc biệt là xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả huy động vốn, chương 3 tập trung đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, để khắc phục những hạn chế đã phân tích ở chương 2. Các giải pháp như xây dựng chiến lược trong cơ cấu huy động như lãi suất huy động phải hợp lý sao cho dung hòa được lợi ích của người gửi tiền và ngân hàng để thu hút nguồn
vốn trung và dài hạn, ngoài ra tăng cường huy động vốn không kỳ hạn để phục vụ cho hoạt động thanh toán; tăng cường các hoạt động quảng bá thực hiện chiến lược huy động vốn năng động hiệu quả như tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo tới khách hàng về các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, phát triển chiến lược tăng trưởng dư nợ tín dụng tương xứng với quy mô nguồn vốn để nguồn vốn được sử dụng hiệu quả nhằm nâng cao hệ số sử dụng vốn; đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm huy động như triển khai các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng theo từng đối tượng khách hàng như sản phẩm tiết kiệm online phù hợp với đối tượng khách hàng có ít thời gian,thường xuyên thanh toán, muốn an toàn và tính bảo mật cao, sản phẩm tình yêu cho con là sản phẩm tiết kiệm gửi góp rất phù hợp với mọi đối tượng khách hàng; đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực, đầu tư hoàn thiện công nghệ ngân hàng như xây dựng và ứng dụng phần mềm ứng dụng trong hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý. Qua đó, có những kiến nghị với chính phủ, bộ ngành liên quan, Ngân hàng nhà nước và bản thân Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội nhằm áp dụng các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ và phát huy hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.
KẾT LUẬN
Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động là phương tiện giúp Ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, đảm bảo uy tín và năng lực cạnh tranh của mình. Đồng thời, vốn huy động ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng tài sản sinh lời và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, hoạt động huy động vốn luôn được các ngân hàng đặc biệt quan tâm, bởi nó là tiền đề, hoạt động sống còn của các ngân hàng thương mại.
Việc đánh giá hiệu quả huy động vốn phải được xem xét dưới nhiều góc độ nhưng luôn gắn với hiệu quả kinh doanh. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, công tác huy động vốn được xem như là nhân tố quyết định đến hiệu quả cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Luận văn với đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội” dựa vào cơ sở lý luận về huy động vốn, các hình thức huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Luận văn đã nói nên tầm quan trọng của vốn huy động với hoạt động ngân hàng và nền kinh tế. Xuất phát từ số liệu thực tiễn qua các năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 luận văn đã phân tích, đánh giá thực tiễn hiệu quả hoạt động huy vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, từ đó đánh giá các kết quả đạt được và tồn tại cần giải quyết, và chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn. Trên cơ sở lý luận va thực tiễn hiệu quả hoạt động huy vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, luận văn còn đề xuất một sổ kiến nghị với các ban, ngành liên quan; kiến nghị với ngân hàng nhà nước nhằm tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội nói riêng phát triển, tăng trưởng ổn định, góp phần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực tương đối phức tạp, liên quan hầu hết các lĩnh vực ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu luận văn không tránh khỏi những thiếu sót tác giả rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thấy cô giáo và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. NGƯT.PGS.TS.Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. NGƯT.PGS.TS.Tô Ngọc Hưng (2012), Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng,
NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Bùi Thị Lan Hương (2012), “Hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội ",Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
6. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
7. Frederic S. Miskin (1991), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. PGS.TS Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình tiền tệ ngân hàng, NXB Dân Trí, Hà Nội. 9. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Các văn bản pháp luật: Nghị định, Nghị quyết, Thông tư... liên quan đến tổ chức tín dụng do Chính phủ, Ngân hàng nhà nước ban hành.
13. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, (2010-2012), Hà Nội. 14. Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, (2010-2012), Hà Nội. 15. Báo cáo quản trị của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, (2010-2012), Hà Nội. 16. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu, (2010-2012), Hồ Chí Minh. 17. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sacombank, (2010-2012),Hồ Chí Minh.