Đến năm 2002, thị trường tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam có tới trên 30 nước, trong đó có những thị trường chính dưới đây:
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của một số nước năm 2002
Nước Nhật
Bản
Mỹ Hồng Kông Trung Quốc Đài Loan Nga
Kim ngạch xuất khẩu (ngàn đôla)
300 105 50 47 44 37
Nguồn: Bộ Thuỷ sản – trang web thông tin www.vasep.com.vn.
Việt nam là một quốc gia có tiềm năng đảm bảo cung ứng một cách có hiệu quả và được tin cậy trên các thị trường lớn đối với tôm, cá và các loại nhuyễn thể. Tiềm năng này không phải xuất phát từ ngành đánh bắt thuỷ sản mà là từ tiềm năng lớn của đất nước trong lĩnh vực sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Những môi trường sinh sống nước ngọt, nước lợ, nước mặn, đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc tăng sản lượng đáng kể đối với các sản phẩm có chất lượng cao mà các đối thủ cạnh tranh không dễ gì theo kịp. Nếu như tiềm năng này phát huy được thì điều đó sẽ tạo cho ngành công nghiệp chế biến một lợi thế so sánh đối với các sản phẩm có chất lượng cao trong ngành công nghiệp của các nước láng giềng với mình.
Việt Nam với tư cách là nước mới thâm nhập vào thị trường thuỷ sản thế giới vì thế Việt Nam sẽ phải đối mặt với một cuộc vật lộn vất vả xuất phát từ việc đầu tư vào những năng lực sản xuất mới rất tốn kém mà lại chưa thể ổn định cho nguồn cung cấp thuỷ sản hiện có từ các vùng biển ở Việt Nam.
Các cơ hội và các tiềm năng của Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản sẽ tùy thuộc căn bản vào việc phục vụ thị trường trong nước đang lớn mạnh của mình và năng lực trở thành một nhà sản xuất có chất lượng đối với các thị trường nhập khẩu bằng cách cung cấp các sản phẩm từ nuôi trồng thuỷ sản. Độ tin cậy về số lượng, chất lượng và giá cả hợp lý về nguyên liệu là chìa khoá của thành công đối với ngành công nghiệp chế biến. Những môi trường sống của thuỷ sản đa dạng, sự khác biệt về khí hậu và nguồn nhân lực lành nghề, cần cù của đất nước đang tạo ra một cơ hội có một không hai cho Việt Nam thiết lập một ngành công nghiệp chế biến
vững mạnh dựa trên một ngành đánh bắt thuỷ sản được quản lý tốt với những năng lực, tiềm năng rộng lớn của ngành nuôi trồng thuỷ sản.
II./ Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 1. Mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Trong mạng lưới các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam là doanh nghiệp hàng đầu với tổng doanh số là 5.053,7 tỷ đồng, xuất khẩu thực hiện 174 triệu USD, chiếm 12,44% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2002. Trong số 14 đơn vị thành viên của Tổng công ty tham gia xuất khẩu, có 4 đơn vị đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, đó là: Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản miền Trung 52 triệu USD, Công ty XNK thuỷ đặc sản 37,2 triệu USD, Công ty kinh doanh và XNK thuỷ sản Minh Hải 30 triệu USD và Công ty XNK thuỷ sản Hà Nội 15,8 triệu USD. Đạt được kết quả khả quan như vậy các đơn vị thành viên có nỗ lực rất lớn trong đầu tư đổi mới công nghệ, tận dụng thời cơ về thị trường, mùa vụ. Mặt hàng chế biến của Tổng công ty đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên thế giới, đặc biệt với thị trường Mỹ đạt tăng trưởng cao so với các năm trước, năm 2002 chiếm tỷ trọng 30,65%. Tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của Tổng công ty năm 2002 đạt 45.000 tấn, tăng 30% so cùng kỳ, với hàng chục mặt hàng mẫu mã đa dạng và phong phú.
Ngoài ra, có 28 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2002 từ 10 triệu USD trở lên, trong đó 10 doanh nghiệp dẫn đầu (xem bảng):
Bảng 2.5 Mười doanh nghiệp dẫn đầu trong xuất khẩu thuỷ sản quý I /2003
STT Doanh nghiệp Thị trường xuất khẩu khối lượng (tấn) Giá trị (triệu USD)
1 KIM ANH Co.,Ltd Nhật, Bắc Mỹ,
Australia…
1858 19.985
2 CAMIMEX Nhật, Mỹ, EU 1702 18.896