B ià ”Xuất khẩu thủy sản quý In ăm 003” của Thái Phương, tạp chí Thương mại thuỷ sản 4/

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian gần đây – Thực trạng và giải pháp potx (Trang 35 - 36)

Đây là thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng cũng luôn biến động và khó có thể dự báo chính xác. Tuy nhiên, Trung Quốc đang thi hành chính sách hạn chế khai thác và tăng cường nuôi trồng. Trong các thời kỳ Trung Quốc cấm khai thác hải sản tất yếu nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, họ chỉ nhập khẩu nguyên liệu thô là chính.

EU là một trong những miền đất “quả vàng” đối với các nhà xuất khẩu và nhiều ngành sản xuất của Việt Nam. Riêng xuất khẩu thuỷ sản sau khi xếp 18 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào nhóm 1 trong tháng 3 năm 2002 EU cũng đã cho phép xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam vào nhóm 1. Đến tháng 4 năm 2003, số doanh nghiệp được công nhận đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang EU đã tăng lên con số 49, gần gấp đôi số doanh nghiệp được công nhận cuối năm 2001, nhưng dường như còn chưa đủ thời gian để sự thay đổi về lượng này tạo nên sự tăng trưởng đáng kể cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này.

Tuy nhiên,“với 71triệu USD, xuất khẩu thủy sản vào EU vẫn đạt mức tăng

trưởng 16,9 trong 11 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2001, chiếm tỷ trọng 4,1% xuất khẩu thủy sản cả nước, khẳng định vị thế của mình”1.

Hàn Quốc và Đài Loan cũng là hai thị trường truyền thống tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2002 Hàn Quốc nhập khoảng 43,4 triệu USD, Đài Loan: 33,7 triệu USD. Hai thị trường này nhập khẩu các loại cá bò, cá cơm, cá ngừ vv Các nhà cung cấp chính là công ty Thiên Hải, APT, Basefood, Hoàng Hà...

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian gần đây – Thực trạng và giải pháp potx (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w