5. Kết cấu của luận văn
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘTẠ
hiệu
quả và phải đáp ứng nhu cầu đánh giá thông tin phục vụ mục đích quản trị ngân hàng. Sự cần thiết phải có tổ chức KTNB trong ngân hàng là tất yếu xuất phát từ nhu cầu quản lý và quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, khi tổ chức KTNB cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí phát sinh. Lợi ích của công tác KTNB đuợc xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Nhung vấn đề có liên quan cần xem xét nhu: xác định phạm vi kiểm toán, các lĩnh vực cần kiểm toán, tổ chức bộ máy kiểm toán ... Đứng về phía các nhà quản trị, hiệu quả KTNB cần đuợc xác định thông qua so sánh lợi ích và chi phí. Khi lợi ích KTNB đem lại lớn hơn chi phí mà đơn vị phải bỏ ra thì KTNB sẽ đuợc thực hiện và nguợc lại. Để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán tại các ngân hàng, một nguyên tắc quan trọng là các nguồn lực kiểm toán phải huớng tới những bộ phận, nghiệp vụ có mức độ rủi cao nhất.
Các thông tin kinh tế nói chung có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị trong việc ra quyết định, đặc biệt là các thông tin kế toán. Để có đuợc các quyết định đúng đắn, thông tin cung cấp cho nhà quản trị phải đảm bảo các yêu cầu về tính chính xác, kịp thời, trung thực và khách quan. Ngoài các thông tin tài chính, nhà quản trị cũng cần các thông tin phi tài chính. Liên quan đến việc cung cấp các thông tin này, KTNB đuợc xem nhu là một hoạt động đảm bảo và tu vấn mang tính độc lập và khách quan, đuợc thiết kế để gia tăng giá trị và cải tiến hoạt động của một tổ chức. Nhu vậy, KTNB sẽ xem xét và đánh giá đối với tất cả các hoạt động kể cả các hoạt động tài chính và phi tài chính về các khía cạnh khác nhau nhu tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực nhằm cải thiện chúng.
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠINGÂN NGÂN
HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX
PGBank đã trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đã xây dựng đuợc điều lệ, quy chế kiểm toán nội bộ đã mô tả đầy đủ chức năng nhiệm vụ của phòng KTNB. Tuy nhiên, nhu đã nêu ở chuơng 2, KTNB mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực truyền thống bao gồm: kiểm toán tuân thủ trong lĩnh vực tài chính và nghiệp vụ. Để phát triển
của nhà lãnh đạo cấp cao, HĐQT và Ban TGĐ về giá trị mà KTNB mang lại cho tổ chức. Trên cơ sở đó mô tả những nhiệm vụ của KTNB thông qua điều lệ, quy chế kiểm toán và cuối cùng xây dựng chiến luợc chính thức cho KTNB. Do vậy, trong những năm tiếp theo KTNB cần đuợc tập trung vào các lĩnh vực: cải thiện quy trình kinh doanh, quản lý rủi ro, quản trị doanh nghiệp, công nghệ, gian lận và tu vấn. Kiểm toán nội bộ đuợc xây dựng luôn phải đảm bảo chất luợng công việc của mình. Kiểm toán nội bộ thuờng xuyên đổi mới để đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất luợng và hiệu quả, vừa tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán, các quy định của Ngân hàng nhà nuớc, các quy chế nội bộ của PGBank mà còn phải phát triển theo xu huớng hội nhập kế toán - kiểm toán quốc tế.
về nguyên tắc, thẩm quyền báo cáo của KTNB càng cao thì tính độc lập càng lớn và là cơ sở cho hoạt động KTNB có hiệu quả. Điều 12, Thông tu số 44/2011/TT- NHNN có quy định bộ phận KTNB trực thuộc Ban kiểm soát - cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của ngân hàng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát. Tổ chức bộ máy KTNB tại PGBank đã phù hợp với các quy định hiện hành và đuợc xây dựng theo mô hình tập trung. Mô hình này hiện tại phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh tại PGBank.
Theo định huớng, chiến luợc phát triển của PGBank trong 5 năm tới thì chủ yếu tập trung vào việc củng cố lại hệ thống mạng luới giao dịch hiện tại để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, PGBank cũng nên xây dựng một chiến luợc thiết lập và vận hành bộ máy kiểm toán nội bộ cả trong ngắn hạn và dài hạn để phù hợp với từng điều kiện phát triển theo từng giai đoạn.
Trên cơ sở những hạn chế đã nêu ở Mục 2.3.2, hệ thống KTNB tại PGBank cần hoàn thiện để trở thành một công cụ quản trị hữu hiệu, đáp ứng đuợc kỳ vọng của các nhà quản lý cấp cao. Mặc dù đã xây dựng đuợc quy trình KTNB nhung hàng năm hoặc định kỳ phải luôn luôn cập nhật những thông tin về quy trình kiểm toán, chuơng trình kiểm toán mẫu đối với các lĩnh vực chua đuợc cập nhật trong quy trình kiểm toán đề hoàn thiện và phù hợp với thực tế của ngân hàng. Tuy nhiên, để hoàn thiện một quy trình nghiệp vụ cần phải có thời gian và có những thử nghiệm nhất định mới có thể
đem lại hiệu quả. Do vậy, mặc dù quy trình KTNB của PGBank còn tồn tại nhiều hạn chế nhung trong phạm vi và thời gian hạn hẹp khi nghiên cứu, tác giả chỉ đua ra việc hoàn thiện kiểm toán nội bộ trên một số mảng nhu sau: Kiểm toán công nghệ thông tin - một mảng công việc mà KTNB PGBank còn nhiều hạn chế; Phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nội bộ đồng thời nâng cao chức năng tu vấn; Hoàn thiện kiểm soát chất luợng kiểm toán nội bộ,.