5. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Hoàn thiện quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ
Hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ là cơ sở nền tảng cho hoạt động kiểm toán nội bộ. Khi thực hiện kiểm toán, KTv sử dụng các văn bản pháp lý, quy chế và quy trình nghiệp vụ làm thước đo cho các hoạt động nghiệp vụ từ đó xác định được tính tuân thủ. Do đó, hệ thống văn bản này càng đầy đủ, chính xác thì hoạt động KTNB mới có thể phát huy được vai trò và vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng.
Tuy nhiên, tại PGBank như đã nêu đã mục 2.3.2 các hệ thống các quy chế và quy trình nghiệp vụ chưa được cập nhật sửa đổi theo văn bản pháp luật của Nhà nước một cách kịp thời. Việc sửa đổi các văn bản này thường sau từ 6 tháng đến 2 năm kể từ ngày văn bản của nhà nước có hiệu lực là quá chậm ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm toán nội bộ không đáp ứng được yêu cầu phạm vi kiểm toán rộng, môi trường kinh doanh và phương thức hoạt động thường xuyên thay đổi, nguồn lực kiểm toán hạn chế. Do vậy, để đạt được mục tiêu của mình, quy chế và quy trình KTNB phải xây dựng chi tiết các chỉ tiêu cần phân tích đánh giá để khoanh vùng định hướng rủi ro trước khi lập kế hoạch thực hiện kiểm toán. Các chỉ tiêu cơ bản cần dược quan tâm đến để phân tích khoanh vùng rủi ro trước khi thực hiện kiểm toán bao gồm:
- Chỉ tiêu của nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh gồm: Dư nợ, doanh số giải ngân, doanh số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, số lượng khách hàng được cơ cấu, chi
phí trích lập dự phòng rủi ro, dự phòng cụ thể, phân loại danh sách khách hàng theo kỳ
hạn, phân loại danh sách khách hàng theo đối tượng khách hàng, thị phần khách hàng
của đơn vị được kiểm toán trong địa bàn hoạt động,...
- Chỉ tiêu đối với nghiệp vụ huy động vốn: Tổng số dư tiền gửi, doanh số gửi tiền, doanh số rút tiền, phân loại số dư huy động theo kỳ hạn, phân loại theo đối tượng
khách hàng, tỷ lệ huy động vốn trên thị trường 1, thị trường 2, chi phí huy động vốn, ...
- Chỉ tiêu kế toán tài chính: Tổng thu nhập, chi phí, lợi nhuận, tỷ trọng các loại thu nhập, chi phí, nghĩa vụ với cơ quan nhà nước,....
- Các chỉ tiêu cần tính toán, phân tích trước khi thực hiện kiểm toán và khoanh vùng rủi ro trong các trường hợp sau:
+ Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản/tổng dư nọ tín dụng cao/nóng so với điều kiện chung của nền kinh tế;
+ Chất lượng dư nợ tín dụng giảm: Tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ; tỷ trọng nợ (nợ xấu + nợ đã xử lý đang theo dõi ngoại bảng)/tổng dư nợ tăng; tỷ trọng cho vay bắt buộc sau bảo lãnh tăng, tỷ trọng số dư dự thu lãi/tổng dư nợ bình quân tăng, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng,...
+ Chất lượng tài sản khác (chứng khoán, phải thu, ủy thác đầu tư,...) giảm
+ Mức độ rủi ro thị trường tăng: Trạng thái mở về ngoại tệ, vàng, lãi suất, tỷ trọng tổng giá trị rủi ro thị trường/tổng tài sản tăng, thu nhập từ đầu tư dài hạn giảm, thu từ dịch vụ giảm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng.
+ Báo cáo tài chính phải điều chỉnh lớn khi thực hiện kiểm toán
+ Tỷ trọng cho vay 20 khách hàng lớn nhất/tổng dư nợ chiếm tỷ lệ đáng kể
Trưởng đoàn kiểm toán phải thực hiện tính toán, phân tích các chỉ tiêu trên để từ đó xác định được rủi ro và khoanh vùng rủi ro nhằm chọn quy mô mẫu trước khi lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán. Số liệu KTV thu thập phải qua 2 kỳ kế toán để việc phân tích đạt hiệu quả.
Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu, KTV phải thực hiện phân tích các yếu tố tác động bên ngoài khác như:
+ Danh mục rủi ro đã được xác định/đánh giá là danh mục rủi ro “động” bao gồm: rủi ro từ những hoạt động thông thường của tổ chức, rủi ro từ những thay đổi lớn trong hoạt động của tổ chức kể từ lần kiểm toán trước và kế hoạch hành động của ban lãnh đạo để đối phó với những rủi ro này.
+ Danh mục lĩnh vực bắt buộc phải kiểm toán bao gồm: danh mục các yêu cầu mang tính tuân thủ của luật pháp đối với hoạt động chính của tổ chức (ví dụ như ngân hàng được phép huy động tiền gửi từ đối tượng nào, với tổng mức huy động là bao nhiêu, được phép cho vay những đối tượng nào, yêu cầu đánh giá tín dụng như thế nào, ...). Xác định/đánh giá mức độ rủi ro của việc không tuân thủ cho từng hạng mục và kế hoạch hành động của ban lãnh đạo để đối phó với những rủi ro này; danh mục kiểm toán theo yêu cầu của Ban Kiểm soát, QĐQT hay các tổ chức quản lý khác.
+ Nội dung kết quả kiểm toán lần truớc bao gồm những vẫn đề do KTNB lần truớc đã đua ra, những vấn đề do kiểm toán độc lập đã nêu, những vấn đề do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nuớc đã nêu ra trong các lần thanh tra, giám sát và mức độ ban lãnh đạo thực hiện những góp ý của kiểm toán, giám sát.
Việc khoanh vùng, đánh giá rủi ro thực hiện hiệu quả sẽ giảm thời gian thực hiện kiểm toán tại chỗ và nâng cao chất luợng kiểm toán. Mặc dù, PGBank đã xây dựng đuợc quy chế, quy trình kiểm toán nhung cần phải thuờng xuyên cập nhật, sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện, tạo căn cứ cững chắc cho hoạt động kiểm toán nội bộ.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX
Trên cơ sở 3 giải pháp đã đua ra ở Mục 3.3 nhằm hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, để thực hiện đuợc những giải pháp này tác giả đua ra một số kiến nghị nhu sau đối với Ban lãnh đạo PGBank:
Thứ nhất, đầu tư và phát triển công nghệ thông tin cho hoạt động KTNB
Để đảm bảo có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả với chi phí tối thiểu, toàn bộ các hoạt động của KTNB phải đuợc tin học hóa. Do vậy, Ban điều hành nên đầu tu vào công nghệ thông tin cho hoạt động KTNB. Việc có phần mềm hay một chuơng trình riêng để hỗ trợ cho công tác KTNB sẽ nâng cao hoạt động của KTNB. Một số tính năng cần nâng cấp hệ thống công nghệ tin phục vụ cho công tác KTNB bao gồm:
- Hệ thống phải cho phép KTNB chiết xuất đuợc tất cả các dữ liệu từ hệ thống cơ sở của ngân hàng. Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, KTV có thể tiếp cận và
giám sát hoạt động nghiệp vụ mà không cần can thiệp hay trực tiếp kiểm toán hoạt động bình thuờng của đơn vị. Cách làm này đảm bảo cho các KTV có thể kiểm tra và
giám sát thuờng xuyên hoặc đột xuất các chi nhánh mà không cần xuất hiện trực tiếp
xác về các phép tính trong báo cáo; có đầy đủ các thông tin để đánh giá rủi ro, hỗ trợ trong chọn mẫu, hỗ trợ các báo cáo phân tích....
- Hệ thống có những kênh thông tin trực tuyến giữa KTNB với HĐQT và ban điều hành của ngân hàng.
- Hệ thống cho phép kết nối thông tin, dữ liệu giữa máy tính của các KTV, qua đó truởng KTNB hoặc truởng đoàn kiểm toán có thể giám sát và hỗ trợ đuợc hoạt động của các KTV trong quá trình kiểm toán.
- Hệ thống hỗ trợ các báo cáo giúp các KTV có thể lập báo cáo một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về kiểm toán nội bộ
Việc nâng cao nhận thức về kiểm toán nội bộ duới 4 phuơng diện sau: - Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn của các KTV nội bộ. Việc này cần
đuợc thực hiện từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo.
- Hoàn thiện môi truờng KSNB tạo tiền đề cho hoạt động KTNB hoạt động hiệu quả hơn.
- Có cơ chế chính sách uu đãi về luơng thuởng riêng dành cho các KTV nội bộ để đảm bảo tính độc lập, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong ngân hàng, nêu các nguyên tắc để hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ. Sau đó, tác giả đã tập trung vào các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu petrolimex. Các giải pháp quan trọng được đưa ra bao gồm:
Thứ nhất, hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm toán cùng với việc thực hiện kiểm toán công nghệ thông tin. Tác giả đã đưa ra giải pháp xây dựng một chương trình kiểm toán trực tuyến.
Thứ hai, Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán nội bộ nhằm hoàn thiện chức năng của kiểm toán nội bộ theo quy chế đã ban hành.
Thứ ba, Hoàn thiện việc hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán nội bộ để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và hữu hiệu của tổ chức kiểm toán nội bộ.
Trên cơ sở các giải pháp đã được đưa ra, tác giả có những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có thể khẳng định tổ chức kiểm toán nội bộ có vai trò và vị trí rất quan trọng trong hệ thống các ngân hàng thuơng mại, đó là một trong những công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu và là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu quản rị của ngân hàng.
Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa những cơ sở lý luận về tổ chức kiểm toán nội bộ, cũng nhu hệ thống hóa kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng.
Dựa trên cơ sở lý luận, tác giả đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về tổ chức KTNB tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Tác giả đã nêu những uu điểm và những hạn chế trong tổ chức kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex. Từ những hạn chế, tác giả đã đua ra giải pháp và những kiến nghị để hoàn thiện tổ chức KTNB. Trong đó, tác giả chú trọng vào các giải pháp về lĩnh vực công nghệ thông tin, nhân sự và cơ chế giám sát chất luợng kiểm toán nội bộ. Trên cơ sở đó, tác giả đã có những kiến nghị để hoàn thực hiện các giải pháp đã đuợc đua ra.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm của bản thân tác giả, phạm vi nghiên cứu chua đầy đủ, luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đuợc ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo trong Học viện Ngân hàng và các anh chị tại Phòng KTNB Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn những kết quả đã đạt đuợc của Luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (2014,2015,2016), Báo cáo hoạt động kiểm toán nội bộ 2014,2015,2016, Hà Nội
2. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (2014, 2015, 2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2014,2015,2016, Hà Nôi
3. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (2014, 2015, 2016), Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex năm 2014, 2015, 2016, Hà Nội
4. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
5. Mai Văn Ban (2011), Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Thăng Long, Nhà xuất bản Tài chính
6. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2005),
Từ điển bách khoa Việt Nam 4, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội
7. Nguyễn Như Ý (1988), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
8. Ngân hàng nhà nước (2011), Thông tư 44/TT-NHNN, Quy định về hệ thống KSNB và KTNB của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Hà Nội
9. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (2011), Điều lệ hoạt động của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, Hà Nội
10. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (2014), Nghị quyết số 04/2014/NQ- ĐHĐCĐ-PGB ngày 18/04/2014 về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, Hà Nội
11. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrollimex (2013), Quyết định số 337/QĐ- HĐQT ngày 2 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex về việc ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ, Hà Nội
12. Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrollimex (2015), Quyết định số 380/QĐ- HĐQT ngày 09/04/2015 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex về việc ban hành quy trình kiểm toán nội bộ, Hà Nội
13. Lê Thị Thu Hà (2011), “Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các Công ty Tài chính Việt Nam ”. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
14. Nguyễn Quang Quynh (2009), Giáo trình Kiểm toán hoạt động, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
15. Tạp chí kế toán kiểm toán
16. Trang Web http://aita.gov.vn/tin-tuc/1676/nghien-cuu-tong-quan-ve-kiem- toan-cong-nghe-thong-tin
17. Trang Web http://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/kinh-nghiem-quoc- te-ve-to-chuc-kiem-toan-noi-bo-trong-cac-cong-ty-niem-yet/
RỦI RO CAO 1->3 lần/năm
RỦI RO TRUNG BÌNH 1->2 lần/năm
RỦI RO THẤP 0->1 lần/năm hoặc 2 năm 1 lần
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XĂNG DẦU PETROLIMEX BAN KIỂM SOÁT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
Số: 10/ KTNB- PGB
V/v kế hoạch kiểm toán nội bộ năm 2017
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Kính gửi: Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng
Trong năm 2016, Phòng Kiểm toán nội bộ PG Bank về cơ bản đã hoàn thành kế hoạch kiểm toán năm theo đúng chức năng, nhiệm vụ ban hành kèm theo quyết định số 337/QĐ- HĐQT do Hội đồng quản trị ban hành ngày 02 tháng 05 năm 2013.
Với hai mục tiêu cơ bản là (i) đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy trình đã được thiết lập tại PGBank; (ii) kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Phòng Kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2017 với các nội dung chính gồm kế hoạch kiểm toán trực tiếp tại chi nhánh, kế hoạch kiểm toán theo chuyên đề và lịch kiểm toán chi tiết:
1. Kiểm toán trực tiếp tại các chi nhánh
Mục tiêu của việc kiểm toán trực tiếp tại các chi nhánh là nhằm đánh giá một cách toàn diện trên các mặt hoạt động chính của chi nhánh, đánh giá tính thích hợp và tính tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ đã được ban hành, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh.
Tần suất kiểm toán tại mỗi chi nhánh được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ rủi ro của từng chi nhánh. Do các chi nhánh có các đặc điểm hoạt động tương đồng nên mức độ rủi ro tại mỗi chi nhánh được Kiểm toán nội bộ xác định dựa trên kết nhánh tại thời điểm kiểm toán, số điểm giao dịch trực thuộc, du nợ cho vay và số du huy động vốn. Theo đó số điểm giao dịch càng nhiều thì quy mô chi nhánh đuợc xác định càng lớn, tổng tài sản, du nợ cho vay và doanh số huy động càng cao thì quy mô chi nhánh càng lớn.
Chất lượng tín dụng: căn cứ trên mức độ nợ xấu và đuợc đánh giá dựa vào tỷ