Nhóm giải pháp bảo vệ thương hiệu

Một phần của tài liệu 1426 xây dựng và phát triển thương hiệu NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 102)

Thương hiệu có tầm quan trọng rất lớn đối với NH. Xây dựng thương hiệu phải luôn gắn với bảo vệ thương hiệu. Các NH cần phải đầu tư cho thương hiệu để tạo ra sự đặc biệt và tính ưu việt để tồn tại trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay. Song song với việc tạo lập thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu, MB cần có kế hoạch để bảo vệ thương hiệu của mình.

3.2.3.1 Đối với nội bộ

Quá trình bảo vệ thương hiệu NH phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên NH. Đó cũng là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất và mong muốn nhiều nhất từ NH. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ NH và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, xuyên suốt mọi giai đoạn phát triển của MB. Để thực hiện giải pháp này, MB cần tập trung trên các phương diện sau:

a, Công tác tuyển dụng và đào tạo

Cán bộ, nhân viên được coi là tài sản chiến lược của mỗi NH. Việc bồi dưỡng nhân lực bắt đầu từ việc tuyển chọn những người có đủ năng lực và

phải chú trọng một số nội dung sau:

- Thiết lập quy trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển.

- Công khai hóa thông tin tuyển dụng nhằm thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau, tránh tình trạng hạn chế phổ biến thông tin tuyển dụng.

- Tổ chức thi tuyển nghiêm túc, đặc biệt là đối với các bộ phận cần nhân lực có chất luợng cao.

- Tạo cơ hội cho các sinh viên mới ra truờng đầy lòng nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, sẵn sàng cống hiến, phục vụ NH.

- Cần tổ chức thi tuyển nghiêm túc một số chức danh quản lý nhằm tạo cơ hội công bằng cho nhân viên, khuyến khích sự phấn đấu, cống hiến của

cán bộ, nhân viên.

Sau đó thuờng xuyên xây dựng và thực hiện chiến luợc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực với tầm nhìn dài hạn. Trong quá trình đào tạo phải làm cho CBCNV thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ thuơng hiệu.

b, Tạo ra môi trường làm việc tốt

Tạo cho nhân viên NH một môi truờng làm việc tốt là một chính sách hàng đầu của các NH lớn trên thế giới. Môi truờng làm việc tốt là ở đó, đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, năng động, sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cởi mở, thẳng thắn, chân thực. Đó chính là môi truờng nảy nở và phát huy tốt nhất mối quan hệ con nguời - cơ sở cho sự hợp tác nâng cao chất luợng kinh doanh NH. Làm việc trong một môi truờng mà nguời lãnh đạo luôn coi trọng giá trị con nguời trên cả giá trị hàng hóa thì nguời lao động cũng xem NH là nhà, và cống hiến hết mình với thái độ và trách nhiệm lao động tốt nhất.

tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc mệt nhọc, qua đó, nhằm phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, MB cần phải thuờng xuyên rà soát, sắp xếp lại cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn, mạnh dạn sử dụng và bổ nhiệm cán bộ trẻ, đuợc đào tạo căn bản, có trình độ cao, có năng lực lãnh đạo, có tầm nhìn, có tâm huyết và có tu cách đạo đức vào các vị trí chủ chốt của hệ thống.

c, Tăng cường đầu tư nhân sự cho thương hiệu

Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác thuơng hiệu của MB hiện nay còn làm việc kiêm nhiệm, chức năng nhiệm vụ chua đuợc phân định rõ ràng, hơn nữa lại không đuợc đào tạo bài bản, vì thế, hoạt động xây dựng và phát triển thuơng hiệu của MB còn nhiều hạn chế và thiếu tính chuyên nghiệp.

Để thuơng hiệu ngày càng phát triển, MB cần phải thành lập bộ phận chuyên trách với những cán bộ am hiểu về lĩnh vực marketing NH, nắm vững kiến thức về xây dựng và phát triển thuơng hiệu. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ nghiên cứu thị truờng và khách hàng, đánh giá tác động của hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại đến tài sản thuơng hiệu, quản lý giám sát việc sử dụng thuơng hiệu, đề xuất những biện pháp nhằm phát triển thuơng hiệu...

Ngoài ra, MB cần có chiến luợc dài hạn về thuơng hiệu, cần cử cán bộ đi đào tạo ở nuớc ngoài hoặc tham gia các khóa học về xây dựng và quảng bá thuơng hiệu.

3.2.3.2 Đối với bên ngoài

Để việc xây dựng thuơng hiệu đuợc diễn ra theo các kế hoạch, tránh các truờng hợp khủng hoảng ảnh huởng xấu đến xây dựng và phát triển thuơng hiệu, MB cần quản lý và có kế hoạch phòng chống khủng hoảng.

Khủng hoảng đó là bất kỳ tình huống nào đe dọa sự ổn định hay danh tiếng của NH. Khủng hoảng đó có thể là: Một tranh chấp liên quan đến luật pháp, trộm cắp, tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt hay những tai họa khác do con nguời

gây ảnh hưởng xấu đến NH. Qua các buổi tọa đàm với báo chí về giải quyết khủng hoảng thông tin. Các chuyên gia và nhà báo đưa ra bí quyết để giải quyết các rắc rối đó là:

- Hòa hợp với tập thể trong mọi tình huống.

- Duy trì mối quan hệ hợp tác với báo chí để biết trước các tình huống hoặc để công bố biện pháp khắc phục có lợi cho NH.

- Cư xử theo chuẩn mực đạo đức, văn hóa của người Việt Nam đối với cả nhân viên, khách hàng.

- Cảnh giác những dấu hiệu khủng hoảng đến gần.

Khi đã xảy ra khủng hoảng cần phải tích cực làm việc cùng với báo chí để xử lý vấn đề khủng hoảng. sẵn sàng đối phó với những cuộc gọi điện liên tục của báo chí khi có tin khủng hoảng hay một sự việc nào đó bị rò rỉ ra ngoài. Bên cạnh đó cần nhanh chóng ứng phó với các tình huống do các phóng viên đặt ra. Cần phải trả lời nhanh chóng, rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của phóng viên để cùng giới truyền thông chặn đứng thông tin khủng hoảng hoặc để đính chính tin tức, hoặc để làm giảm độ căng thẳng của khủng hoảng.

Do đó, để đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra gây ảnh hưởng bất lợi đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu, MB cần thiết phải thành lập ban xử lý khủng hoảng. Trưởng ban xử lý có thể là thành viên hội đồng quản trị hoặc Tổng hoặc Phó Tổng giám đốc. Các thành viên còn lại là các lãnh đạo phòng, ban hội sở, giám đốc các chi nhánh. Khi phát sinh khủng hoảng hoặc có dấu hiệu phát sinh khủng hoảng ban xử lý đưa ra các phương án giải quyết tối ưu nhất cho MB.

Việc kết hợp tất cả các công cụ của Marketing trong kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu, MB sẽ tạo được các mối quan hệ tốt với giới truyền thông. Bên cạnh việc thành lập ban xử lý khủng hoảng và xây dựng các

phương án xử lý khủng hoảng có thể có là những công việc cần thiết để bảo vệ thương hiệu MB.

3.3MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị c ác cơ quan quản lý Nhà nước

- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống pháp lý cho vấn đề thương hiệu:

+ Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thương hiệu, quyền sở hữu công nghiệp.

+ Không ngừng củng cố, hoàn thiện hệ thống thực thi pháp luật liên quan đến thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ: toà án, quản lý thị trường, công an kinh tế, thanh tra khoa học công nghệ và môi trường, hải quan.

+ Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, chỉnh sửa các văn bản pháp luật qui định về trình tự, thủ tục khiếu nại cũng như việc giải quyết khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo hướng chặt chẽ, đơn giản hoá, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian làm thủ tục.

- Nhà nước cần tích cực hơn nữa trong các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung, các NHTM nói riêng trong việc xây dựng và phát triển

thương hiệu: đẩy mạnh các hoạt động của Chương trình thương hiệu Quốc

gia, tổ chức các cuộc hội thảo mời các doanh nghiệp tham gia ý kiền về các

chính sách của nhà nước, lắng nghe những khó khăn mà doanh nghiệp gặp

phải trên thực tế...

3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Có chủ chương thống nhất, cụ thể, đúng đắn để quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của các TCTD trên lãnh thổ Việt Nam không bị

thương hiệu làm tổn hại đến uy tín của các TCTD, gây khả năng mất an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD tổ chức, thực hiện tốt việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

3.3.3 Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương

- Khuyến khích cán bộ, nhân viên và người dân địa phương tiếp cận dịch vụ nhân hàng, làm quen với các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- Tạo điều kiện cho việc phát triển mạng lưới, lắp đặt hệ thống máy ATM, đặt biển quảng cáo của ngân hàng, cũng như việc chuyển tải

thông tin,

thu thập ý kiến của người dân... về nhu cầu đối với các sản phẩm dịch vụ

ngân hàng.

3.3.4 Kiến nghị đối với các tổ chức đào tạo chuyên ngành

- Mở rộng, nâng cao công tác đào tạo marketing ngân hàng nói chung và xây dựng, phát triển thương hiệu nói riêng.

- Tìm hiểu, liên kết, hợp tác với các tổ chức đào tạo uy tín quốc tế về thương hiệu, gửi cán bộ đi học tập tìm hiểu để hình thành đội ngũ giảng viên

có trình độ cao, đáp ứng chuẩn quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của NH TMCP Quân đội, toàn bộ nội dung của chương 3 tập trung phân tích các giải pháp nhằm

phát triển thương hiệu NH TMCP Quân đội với hai nhóm giải pháp: Nhóm giải

KẾT LUẬN

Xây dựng và phát triển thương hiệu là một biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững và tăng trưởng thị phần được nhiều NHTM nói riêng, các doanh nghiệp nói chung quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn do thiếu kiến thức về thương hiệu, khả năng tài chính hạn chế, sự khống chế tỷ lệ chi cho quảng cáo trong tổng chi phí của Bộ Tài chính...Đây cũng là những khó khăn mà NH TMCP Quân đội gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh, những cơ hội và thách thức của NH TMCP Quân đội cũng như thực trạng về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của NH TMCP Quân đội, những mặt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mà theo tôi có khả năng ứng dụng trong thực tế nhằm phát triển thương hiệu NH TMCP Quân đội trở thành một trong nhưng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực ngân hàng trên thị trường tài chính trong nước và thế giới, gồm với hai nhóm giải pháp chính: nhóm giải pháp hướng đến các yếu tố bên trong của thương hiệu và nhóm giải pháp hướng đến các yếu tố bên ngoài của thương hiệu NH TMCP Quân đội và một nhóm giải pháp cho hoạt động bảo vệ thương hiệu của NH TMCP Quân đội. Việc thực hiện các giải pháp không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà phải tiến hành đồng bộ thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đặt ra.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian hạn hẹp, kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi thiếu soát, sai lầm. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô và đồng nghiệp để đề tài có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Huy Hoàng - Quản trị ngân hàng thương mại - NXB Thống Kê 2003.

2. Nguyễn Thị Minh Hiền - Marketing ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê 2003

3. Nguyễn Trần Hiệp - Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp - NXB LĐXH 2006

4. David F. Dalessandro - Cuộc chiến sự nghiệp: 10 nguyên tắc để tạo dựng

và bảo vệ thành công thương hiệu cá nhân - NXB Tri thức 2006 5. Vũ Chí Lộc; Lê Thị Thu Hà - Xây dựng và phát triển thương hiệu -

NXB

LĐXH 2007

6. Ambler, T&C. Styles (1996), Brand Development vs. New Product Development: Toward a Process Model of Extension.

7. Tạp chí ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các năm 8. Tạp chí kinh tế phát triển

9. Thời báo kinh tế Sài gòn 10.Thời báo Kinh tế Việt Nam 11.Tạp chí Marketing

Một phần của tài liệu 1426 xây dựng và phát triển thương hiệu NHTM CP quân đội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w