Đây là một trong những biện pháp tích cực trong việc hạn chế RRTD, cụ thể:
- Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay.
Nếu sau khi giải ngân CBKD không kiểm tra, khách hàng có thể sử dụng không đúng mục đích, mượn tài khoản để thanh toán sau đó rút tiền mặt để chi tiêu không đúng mục đích, đồng nghĩa với món vay đã tiềm ẩn rủi ro. Việc tăng cường giám sát sử dụng vốn vay sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời và việc sử lý sẽ đỡ phức tạp hơn.
Để làm tốt công tác giám sát sử dụng vốn vay chi nhánh cần phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ do khách hàng cung cấp... Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay sai mục đích, CBTD có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra, việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi, giám sát khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát sinh rủi ro.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Đồng thời với việc kiểm tra sử dụng tiền vay, tiến hành công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ thường xuyên. Việc đánh giá chất lượng tín dụng thông thường hiện nay là căn cứ vào các chỉ tiêu đinh lượng như nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu. Nhưng trên thực tế, nhiều khoản tín dụng
chưa đến hạn thanh toán, song khả năng không thu hồi được hoặc khó thu hồi đủ giá trị thì có thể khẳng định do người cho vay không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay hoặc bỏ qua một số nguyên tắc, hoặc do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng cán bộ tín dụng không kiểm soát hoặc cố tình làm ngơ. Và nếu chỉ nhìn vào nhóm nợ trong hạn mà đánh giá món nợ đó là lành mạnh là chưa chính xác bởi xét về bản chất thì có món nợ tuy trong hạn nhưng đã chứa đựng khả năng khó thu hồi nợ. Do đó, để phát hiện kịp thời tiềm ẩn rủi ro, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, Chi nhánh cần phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động TD là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát cũng phát hiện ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ kinh doanh gây ra. Để nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro cần thực hiện tốt như sau:
+ Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng.
+ Trong quá trình kiểm tra hoạt động tín dụng có thể tăng cường các cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra bằng phương pháp kiểm tra chéo (thành phần kiểm tra chéo là các phòng giao dịch và phòng kinh doanh).
+ Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ phòng kiểm trả nội bộ.
+ Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.
+ Trong công tác kiểm soát nội bộ còn có một thực tế là: theo phân cấp quyền phán quyết tín dụng thì những dự án lớn thường được chuyển về trụ sở
chính để thẩm định. Nhưng việc giải ngân, cho vay thì lại do ngân hàng cấp dưới nên bộ phận kiểm soát dưới cơ sở thường chủ quan và thường không thấy được trách nhiệm của mình. Vì thế, Chi nhánh cần làm rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm soát trong Chi nhánh đối với các dự án vay vốn. Cần qui trách nhiệm đối với cán bộ kiểm tra, có khuyến khích thưởng phạt để nâng cao trách nhiệm kiểm tra.
+ Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát TD nội bộ, Chi nhánh nên tách bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ trực thuộc hội sở hoặc nếu trực
thuộc thì những cán bộ này phải là những cán bộ chuyên trách, chỉ kiểm tra, giám
sát riêng hoạt động TD của Chi nhánh mà thôi. Hơn nữa, trong quá trình kiểm tra,
giám sát, cán bộ kiểm tra cần quan tâm hơn nữa đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro
trong hoạt động TD của Chi nhánh như sự đánh giá và phân loại nợ của cán bộ phân tích không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, việc cấp tín dụng dựa
trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính bảo đảm của khách hàng, hồ sơ TD không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện
hành về quy trình TD, phê duyệt TD...
Ngoài ra, việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro cũng là công cụ
hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng. Theo định kỳ nội
dung báo cáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báo cáo.
tính, phân tích chỉ số tài chính,phân tích dòng tiền... Khi đánh giá mức độ rủi ro
của doanh nghiệp, CBTD nên tham khảo các nguy cơ rủi ro và sử dụng các công
cụ để phát hiện chính xác rủi ro. Dưới đây là liệt kê những loại rủi ro mà một doanh nghiệp thường có thể gặp phải và các công cụ phân tích tương ứng để xác
định nguy cơ nào là có thực đối với một doanh nghiệp, cụ thể là: * Rủi ro hoạt động:
- Dấu hiệu phát hiện: Bộ máy quản lý không kiểm soát được kinh doanh gây thất thoát tài sản, gây lỗ; Tổ chức sản xuất, kinh doanh không hợp
lý làm
tăng chi phí, gây lỗ; Sự gián đoạn trong sản xuất do hỏng hóc về công nghệ,
thiếu đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, điện nước.); Hoạt động bán hàng
không hiệu quả làm giảm doanh thu, gây lỗ.
- Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: Cần phải phân tích các thông tin định tính như: Trình độ, kinh nghiệm, đội ngũ quản lý; Cơ cấu tổ chức sản
xuất, kinh doanh; Năng lực điều hành của doanh nghiệp; Đạo đức của doanh
nghiệp; Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, đầu vào. * Rủi ro tài chính
- Dấu hiệu phát hiện: Vốn vay lớn với lãi suất thay đổi làm chi phí lãi vay có thể biến động lớn; Nghĩa vụ trả nợ không hợp lý (lớn hơn nguồn
- Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: Phân tích các chỉ tiêu định lượng số liệu tài chính để đánh giá chất lượng quản lý của doanh nghiệp như : Dòng
tiền; Các khoản phải thu, phải trả; Hệ số lợi nhuận. * Rủi ro thị trường, ngành:
- Dấu hiệu phát hiện: Mức độ cạnh tranh cao làm doanh nghiệp có thể dễ dàng mất khách như: Ngành mới phát triển, chưa có vị trí ổn định, đặc
thù của
ngành là mức độ biến động cao.
- Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: Phân tích các chỉ tiêu định tính và định lượng: Tình hình cạnh tranh trong ngành (đối thủ cạnh tranh chính),
phân tích bản chất của ngành, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp (so với
doanh nghiệp khác). * Rủi ro chính sách
- Dấu hiệu phát hiện: Sự thay đổi chính sách có hại cho doanh nghiệp - Công cụ phân tích để phát hiện rủi ro: Phân tích các thông tin như môi
trường chính sách tại địa bàn có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, xu hướng các
chính sách có tác động đến doanh nghiệp (như tự do hóa thương mại,
các quy
định về hải quan...)
* Kết thúc quá trình phân tích trên, CBTD cần phải trả lời được một số câu hỏi chính:
- Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hay không?
- So với kỳ trước, hiệu quả của doanh nghiệp tăng, giảm, hay ổn định? - Những yếu tố/ nguy cơ nào có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp trong
Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường, có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro, Nhìn chung, để có thể có đủ những thông tin cần thiết để đánh giá khách hàng, trước tiên Chi nhánh cần thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ bó hẹp từ một số nguồn như hiện nay, cụ thể cần phải thực hiện tốt như sau:
- Nguồn thông tin do khách hàng cung cấp
Để có thể thu thập thông tin phục vụ cho việc thẩm định, phân tích tín dụng cả về trước mắt và lâu dài, cán bộ đánh giá cần đề nghị khách hàng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến phương án, dự án vay vốn của mình. Có thể nói đây là nguồn thông tin lớn nhất mà cán bộ thẩm định, cán bộ đánh giá có được, dĩ nhiên đôi khi có khách hàng cố tình che dấu các thông tin không tốt về mình. Trên cơ sở những thông tin mà khách hàng cung cấp, cán bộ đánh giá có thể đánh giá lại những vấn đề mà mình quan tâm thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, điều này cũng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người phỏng vấn mới có thể phát hiện được có thông tin là không chuẩn xác. Từ đó cán bộ đánh giá cần dành thời gian để tìm hiểu, khảo sát thực tế để có thể phát hiện những thông tin không trung thực.
- Nguồn thông tin từ bên ngoài: Đây là nguồn cung cấp thông tin hết sức phong phú, khách quan giúp cho việc nâng cao chất lượng thông tin
thẩm định,
phân tích. Nguồn thông tin từ bên ngoài có thể khai thác từ các kênh sau:
+ Từ khách hàng có quan hệ giao dịch với Chi nhánh: Có thể có những khách hàng của Chi nhánh đã, đang và sẽ hợp tác kinh doanh với khách hàng mà
mình cần khai thác thông tin. Họ cũng có thể có những thông tin về khách hàng
+ Từ các NHTM trên địa bàn, từ hệ thống MHB và Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng được xem là một kênh cung cấp thông tin có chất lượng, Chi nhánh cần tiếp tục phát huy thêm.
+ Từ thị trường: chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí. Chi nhánh có thể tìm hiểu thêm khách hàng của mình qua các kênh này.
+ Từ các cơ quan liên quan: Ví dụ từ các cơ quan thuế, công an, kiểm toán. vì đây là kênh thông tin có độ tin cậy cao.
- Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, cán bộ phân tích phải biết sàng lọc thông tin từ đó sẽ đánh giá khách hàng vay được chính xác, trên cơ sở đó mới có thể ra quyết định cho vay sang suốt, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
- Bên cạnh đó để hỗ trợ cho bộ phận phân tích đạt hiệu quả cao, chi nhánh cần phải có một hệ thống thông tin thu thập lưu trữ và áp dụng các kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong hoạt động TD. Tuy nhiên, hiện tại việc lưu trữ thông tin của khách hàng vay vốn của Chi nhánh thông qua hệ thống máy tính còn quá ít ỏi, do đó, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin khách hàng. Đồng thời những thông tin của khách hàng cũng cần phải được cập nhật thường xuyên và lưu trữ một cách có hệ thống trên phần mềm riêng.
Trước mắt, đối với những khách hàng cũ thì Chi nhánh cần tiếp tục cập nhật, khai thác thêm thông tin về khách hàng, có thể từ các nguồn như tình hình vay, trả nợ gốc và trả lãi của khách hàng, từ phía đối tác của khách hàng đó, từ các cơ quan quản lý có liên quan. Đối với những khách hàng mới khi có nhu cầu vay vốn dù là xem xét đánh giá khách hàng theo phương nào đi chăng nữa thì khi quyết định từ chối hay chấp nhận cho vay, Chi nhánh cũng nên lưu trữ thông tin của khách hàng đó để giúp các cán bộ sau này mất ít thời gian hơn khi đánh giá khách hàng nếu họ lại tiếp tục có nhu cầu vay vốn trong tương lai.
Nhìn chung, để tiến tới xây dựng một hệ thống dữ liệu thống nhất và khoa
học, Chi nhánh cần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập
phần mềm để quản lý khách hàng, thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin từ
đó bổ
sung cho việc phân tích, đánh giá khách hàng từ các lần vay sau.
3.2.6.3 Nâng cao chất lượng thẩm định
Qui mô TD ngày càng mở rộng, các ngành nghề cho vay ngày càng đa dạng hơn, thị trường diễn biến thất thường hơn, tính cạnh tranh ngày càng cao hơn. Do đó công tác thẩm định lại càng quan trọng trước khi quyết định cho vay. Việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó. Để chất lượng thẩm định dự án, phương án đạt chát lượng cao cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ TD.