Đối với Hội sở Ngân hàng MHB

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 112)

Trong thời gian qua MHB đã thực hiện tốt công tác quản lý RRTD, nên việc phát sinh nợ xấu đã giảm hơn trước, tuy nhiên để việc phòng ngừa hạn chế RRTD đạt hiệu quả cao, tác giả xin nêu một số đề xuất sau:

* Hoàn thiện bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp qui chế qui trình cấp tín dụng chặt chẽ hơn, kịp thời xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp từng thời kỳ, nghiên cứu, đưa vào mô hình quản trị rủi ro phù hợp với qui định hiện hành.

Cụ thể trong qui trình phân định rõ ràng trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cán bộ, không kiêm nhiệm giữa các bộ phận, nhất là bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận quan hệ khách hàng phải được phân định tách bạch, nhằm nâng cao năng lực điều hành, năng lực quản lý, ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, nâng cao tính chuyên nghiệp hướng tới mục tiêu của một ngân hàng đa năng và hiện đại.

* Về chỉ đạo điều hành quản lý rủi ro tín dụng:

- Chú trọng tăng cường công tác quản lý rủi ro, cần chú ý hơn công tác thông

tin theo dõi, đánh giá khách hàng, phân loại các khoản vay, các phương

pháp lập và

sử dụng dự phòng rủi ro cho phù hợp với nhu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong toàn hệ thống, bố trí các cán bộ có kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng làm kiểm tra

chuyên sâu

về tín dụng, có kế hoạch thường xuyên hơn trong kiẻm tra kiểm soát. - Mở rộng hình thức đồng tài trợ với mục tiêu hợp lý hoá sử dụng

nguồn vốn và giảm thiểu rủi ro. Cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng

chiến lược phát triển kinh doanh của mình.

- Về chiến lược hoạt động, cần chuyển từ định hướng theo số lượng sang định hướng theo lợi nhuận (hiệu quả kinh doanh), không nên quá chú trọng đến việc tăng số lượng tài sản, khách hàng và thị phần mà nên chú ý đến chỉ tiêu hiệu quả trong các khách hàng có lựa chọn trên các phân đoạn của sản phẩm.

- Bên cạnh việc phát triển hoạt động đa năng (làm tất cả các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng, đầu tư...) nên lựa chọn tập trung tới thị trường và khách

trưởng doanh số hoạt động kinh doanh cần đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu an toàn như ROE (thu nhập ròng trên tổng số vốn), ROA (thu nhập trên tổng tài sản)...

* Cần tìm những biện pháp để nâng cao năng lực tài chính của toàn hệ thống Ngân hàng MHB.

- Cần điều chỉnh tốc độ tăng trưởng TD cho phù hợp hơn với khả năng vốn tự có của mình để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ở mức độ cao hơn, đạt chuẩn

mực quy định.

- Tích cực xử lý nợ tồn đọng để thu hồi vốn, đồng thời hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh để tăng tỷ trọng các khoản cho vay sinh lời. - Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa để huy động vốn của các cổ đông

nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng. * Về công tác đào tạo:

Cần chú trọng hơn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý. Phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích RRTD cho cán bộ. Thực tế về quản lý RRTD cho thấy không có phương pháp phân tích ưu thế nào có thể thay thế được kinh nghiêm và đánh giá chuyên môn trong quản lý RRTD. Do đó công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ tác nghiệp là cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế RRTD của Chi nhánh..

* Về công nghệ thông tin:

Cần chú ý đẩy mạnh hơn nữa quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, trên cơ sở nền tảng công nghệ cao sẽ phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại để cung cấp cho khách hàng. Đồng thời có thể thu thập được thông tin khách hàng nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro cho hoạt động ngân hàng, trong đó có RRTD. Hiện nay việc áp dụng dự án Core banking tại

MHB cón mới mẻ nên chương trình còn phát sinh nhiều lỗi, việc hoàn thiện chương trình nhằm thuận lợi trong giao dịch cũng là một yếu tố quan trọng giúp hạn chế rủi ro nói chung và RRTD nói riêng.

Tóm lại với định hướng hoạt động của chi nhánh trong năm 2010, với thực trạng NQH tại chi nhánh như đã phân tích, để đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hướng thì việc phòng ngừa hạn chế RRTD là một yêu cầu cấp thiết của chi nhánh. Bản thân chi nhánh có thể chủ động hạn chế một phần RRTD thông qua các biện pháp như nâng cao năng lực quản lý rủi ro cho cán bộ, tổ chức tốt việc thu thập phân tích và xử lý các thông tin, thực hiện nghiêm ngăt qui trình TD.... Tuy nhiên việc hạn chế RRTD không chỉ ở mỗi biện pháp của chi nhánh mà còn cần có sự phối kết hợp của các cấp các ngành, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ của NHNN. Với sự phối kết hợp của cán bộ các ngành và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chức tại ngân hàng, tình trạng RRTD chắc chắn sẽ đạt kết quả cao hơn.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên sự tăng trưởng này cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng phát sinh từ nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Được xem là một trong những hoạt động kinh doanh có thu lợi nhuận, tín dụng ngân hàng đương nhiên tồn tại những rủi ro tiềm ẩn vốn có. Các NHTM chấp nhận sự tồn tại của những rủi ro này trên cơ sở đưa ra những chính sách, công cụ, biện pháp quản lý rủi ro cần thiết nhằm hạn chế tối đa các hậu quả phát sinh và tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững.

Từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM.

- Đã phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại MHB Hà nội. Qua đó, tìm hiểu những mặt được và hạn chế cũng như nguyên

nhân của

hạn chế trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh nhằm tăng lợi nhuận ngân

hàng với phương châm “Hiệu quả, an toàn và bền vững’

Do thời gian có hạn, khả năng tiếp cận trong quá trình nghiên cứu còn hạn chế do vậy trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong các Thầy, Cô giáo và người đọc góp ý để tác giả tiếp tục hoàn thiện hơn trong tương lai. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo, đặc biệt là TS. Lê Hồng Phong đã tận tình giúp đỡ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Ngân hàng thương mại.- Giáo sư Tiến Sĩ Lê Văn Tư - NXB Thống kê 2000.

2 - Sách ngân hàng thương mại, tác giả Edward W.Reed, PhD và Edward K.Gill, PhD.

3 - Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. - Fredenic S.Mishkin - NXB Khoa học - kỹ thuật 1999.

4 - Tài chính quóc tế hiện đại trong nền kinh tế mở - Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến - NXB Thống kê.

5 - Quản trị ngân hàng thương mại - PGS,PTS Lê Văn Tề và ThS Nguyễn Thị Xuân Liễu - NXB Thống kê.

6 - Phân tích tài chính doanh nghiệp - JOSETTEPEYRARD - Nhà xuất bản thống kê 1997.

7 - Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế - xã họi ở Việt nam - PGS Nguyễn Quốc việt - NXB Chính trị Quốc gia 1995.

8 - Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trog kinh doanh ngân hàng - - Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến - NXB Thống kê.

9 - Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam và Luật các tổ chức tín dụng. 10 - Các văn bản về thể lệ, chế độ tín dụng của ngân hàng nhà nước và

ngân hàng MHB.

11 - Tạp chí ngân hàng và Thời báo kinh tế.

12 - Hội thảo và phòng ngừa sử lý nợ quá hạn ngân hàng MHB.

13 - Các báo cáo tổng kết hoạt động của ngân hàng MHB và MHB Hà Nội từ 2005 -2009.

14 - Qui định về phân cấp phán quyết mức cho vay tối đa đối với một khách hàng của MHB.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 108 - 112)