Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 43)

1.4. KINH NGHIỆM CỦA NGÂN HÀNG MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua nghiên cứu một số nét về tình hình quản lý tín dụng ở những nước nói trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, quản lý tín dụng tập trung quản lý tài sản có. Thông qua việc xếp loại các tài sản có và trích lập quỹ dự phòng, NHTM vừa giám sát được hiệu quả tín dụng, vừa có biện pháp kịp thời để bù đắp rủi ro mất vốn, đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.

Hai là, nâng cao trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các cơ quan chức năng trong việc thực thi các quy định về an toàn tiền gửi, an toàn trong đầu tư dự án của NHTM.

Ba là, giao quyền tự chủ cho NHTM trong việc quy định biện pháp bảo đảm an toàn cho vay. Nhưng nguyên tắc cao nhất là dựa trên năng lực tài chính uy tín của khách hàng, nắm chắc tình hình kinh doanh của Công ty mẹ. Tài sản bảo đảm tiền vay phải dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết; coi trọng việc bảo lãnh của bên thứ ba có uy tín.

Bốn là, phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng, góp phần hạn chế rủi ro đầu tư dự án.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 nêu lên lý luận chung về dự án đầu tư và cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn. Nội dung chương này đã hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về dự án đầu tư và cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn, tập trung đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn. Trong đó, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay dự án đầu tư như: nhóm nhân tố thuộc ngân hàng, nhân tố thuộc về khách hàng, nhân tố môi trường được làm rõ. Ngoài ra, trong chương 1 cũng khát quát kinh nghiệm của các Ngân hàng trên thế giới về hoạt động cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn và rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam trong lĩnh vực này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY Dự ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK

2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị

định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam; đến 15/10/1996 đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Việt Nam, là một ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, lĩnh vực phục

vụ chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi toàn quốc.

Thời gian đầu mới thành lập, Agribank rất khó khăn, cơ sở vật chất và phương tiện kinh doanh thiếu và lạc hậu. Đội ngũ cán bộ công nhân viên được tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước cấp Huyện, Thị, Phòng Tín dụng nông nghiệp và Quỹ Tiết kiệm ở cấp tỉnh và Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Trung ương và một số cán bộ ở nơi khác.

Về cơ cấu tổ chức, Agribank cũng như các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, chủ yếu được tổ chức: Ngân hàng cấp Trung ương; Ngân hàng khu vực, Tỉnh, Thành phố; Ngân hàng Huyện, Thị xã.

Thời kỳ đầu, Agribank ở Trung ương, có Ban lãnh đạo và một số phòng chức năng như: Phòng Tổ chức, Kế hoạch, Kế toán, Tín dụng, Văn phòng... ở các tỉnh, thành phố, thành lập các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. ở các Huyện, Thị xã thành lập các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Huyện, Thị xã trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh, Thành phố.

Quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức của Agribank đã có nhiều thay đổi. Việc đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức phù hợp với lộ trình cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ; hệ thống thể lệ, chế độ qui trình nghiệp vụ, quy tắc điều hành đảm bảo tính kỷ cuơng kỷ luật, đảm bảo tính tập trung thống nhất, vừa phát huy đuợc tính năng động sáng tạo của mỗi chi nhánh cơ sở, quá trình điều hành luôn lấy hiệu quả kinh tế và mục tiêu sinh lời làm thuớc đo chính trong kinh doanh.

Toàn hệ thống đã coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn

trung dài hạn; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; đẩy mạnh công tác tiếp

thị, thực hiện tốt hơn chính sách khách hàng; kiên trì với chủ truơng khơi tăng nguồn vốn từ dân cu. Tổng nguồn vốn của toàn hệ thống đến thời điểm 31/12/2014 đại 700.124 tỷ đồng, tăng 65.619 tỷ đồng (10,3%) so với cuối năm 2013, vuợt 2,3% so với mục tiêu kế hoạch. Trong, vốn huy động thị truờng 1 đạt

690.191 tỷ đồng, tăng 63.801 tỷ đồng (10,2%), bình quân 17,6 tỷ đồng/01 cán bộ,

viên chức (năm 2013 bình quân 17,3 tỷ đồng/01 cán bộ, viên chức), góp phần tạo

cân đối giữa nguồn vốn và nhu cầu cho vay nông nghiệp nông thôn.

Về màng luới tổ chức của Agribank có hai văn phòng đại diện (Văn phòng đại diện Miền nam tại thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện Miền trung tại thành phố Đà Nẵng), 3 đơn vị sự nghiệp, 1 chi nhánh Campuchia và 1 Sở Giao dịch, 144 chi nhánh loại 1 và loại 2, 795 chi nhánh loại 3, 1.333 phòng giao dịch trải rộng trên địa bàn 63 tỉnh/thành phố trong cả nuớc với gần 40.000 cán bộ công nhân viên; có quan hệ đại lý với 956 ngân hàng trên 91 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý điều hành của Agribank

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w