Bảng 2.6 : Tình hình cho vay trung dài hạn tại Chi nhánh BIDV Ninh Bình
2.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN
2.2.1. Quy trình thẩm định TCDA đầu tư tại Ngân hàng TMCP
2.2.1. Quy trình thẩm định TCDA đầu tư tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT ViệtNam Nam
Chi nhánh Tỉnh Ninh Bình
Cơng tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay trên toàn hệ thống của BIDV đều được thực hiện ở 2 cấp:
- Tại Chi nhánh: Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay theo dự án của khách hàng, phòng Quan hệ khách hàng của chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định, lập hồ sơ và trình giám đốc chi nhánh hoặc phó giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng quyết
định cho vay, hoặc trình qua Phịng Quản lý rủi ro tùy theo Quyết định phân quyền phán quyết tín dụng trong từng giai đoạn cụ thể của BIDV giao cho Chi nhánh. Đối với những dự án vượt mức ủy quyền phán quyết, Giám đốc chi nhánh
triệu tập hội đồng tín dụng chi nhánh để quyết định việc cho vay hay khơng hoặc
trình Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam ra quyết định.
- Tại Trụ sở chính: Trên cơ sở hồ sơ thẩm định của Chi nhánh, cán bộ quan hệ khách hàng phụ trách theo khu vực tiến hành tái thẩm định dự án trình Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam tùy theo quyết định giao mức thẩm quyền phán quyết từng giai đoạn để quyết định cho vay. Đối với những dự án lớn, phức tạp, Tổng giám đốc BIDV triệu tập Hội đồng tín dụng Trụ sở chính BIDV để ra quyết định.
Hoạt động thẩm định dự án đặc biệt là thẩm định tài chính dự án quyết định trực tiếp đến chất lượng tín dụng của bất kì một ngân hàng nào. Chính vì vậy, trong thời gian qua Chi nhánh luôn chú trọng đến công tác thẩm định tài
Bước 1: Thu thập, xử lý thông tin
Trong bước này, cán bộ thẩm định tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được từ kết quả thu được của công tác thẩm định kỹ thuật, thẩm định thị trường... của dự án. Cụ thể như:
- Thẩm định về khía cạnh thị trường của dự án sẽ được sử dụng để xác định sản lượng tiêu thụ, giá bán và doah thu dự kiến.
- Thẩm định khả năng cung cấp vật tư, nguyên vật liệu cùng đặc tính dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị, tổng chi phí sản xuất trực tiếp của
dự án.
- Thẩm định tính khả thi của nguồn vốn để tính tốn chi phí đầu tư ban đầu, khấu hao TSCĐ...
Bước 2: Tính tốn các chỉ số về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án
Ở bước này, việc tính tốn được thực hiện chủ yếu trên Excel. Nội dung tính tốn bao gồm: xác định tổng vốn đầu tư, doanh thu, chi phí, dịng tiền, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của dự án (NPV, IRR...) và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ (thời gian hoàn vốn, nguồn trả nợ hàng năm...), phân tích rủi ro của dự án.
Bước 3: Đánh giá tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của dự án, dự báo rủi ro.
Kết quả tính tốn ở bước 2 sẽ là cơ sở để đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như khả năng trả nợ của dự án, dự báo rủi ro.