Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàngthương mại Việt Nam hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 51)

nhiều các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng, với sự ra đời của các dịch vụ như cho vay tiêu dùng, tư vấn tài chính, cho vay tài trợ dự án, các dịch vụ bảo hiểm, môi giới, đầu tư và các dịch vụ ngân hàng hiện đại.. .mang lại sự thuận tiện cho khách hàng, phục vụ tốt hơn các nhu cầu của xã hội.

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam hiệnnay nay

2.2.1 Dịch vụ huy động vốn

Việc khai thác các nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra đối với các ngân hàng thương mại. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã cố gắng áp dụng các hình thức huy động vốn hấp dẫn và phong phú, chủ động nhạy bén trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch và phát triển mạng lưới hợp lý để thu hút được nguồn tiền gửi lớn của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội, thể hiện ở tổng nguồn vốn huy động và sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm:

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng.

—♦—Vốn huy động của các NHTM từ nền kinh tế

Nguồn: Báo cáo thường niên NH Nhà nước năm 2007, 2008, 2009, 2010 Biểu đồ 2.2 : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNhà nước năm 2007, 2008, 2009, 2010

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nguồn vốn huy động tăng qua các năm: năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.120 nghìn tỷ đồng tăng 45,84% so với năm 2006, năm 2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.381 nghìn tỷ đồng tăng 23.33% so với năm 2007, năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.776

nghìn tỷ đồng tăng 28,6% so với năm 2008, năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 2.108 nghìn tỷ đồng tăng 18,65% so với năm 2009.

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng vốn huy động từ nền kinh tế của các ngân hàng thương mại so với toàn hệ thống các tổ chức tín dụng

Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNhà nước năm 2007, 2008, 2009, 2010 . Ta thấy rằng, Đối với huy động vốn trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, năm 2007 huy động vốn chiếm 30,4% trong tổng nguồn vốn của toàn hệ thống, trong đó huy động vốn bằng VND chiếm 32%, huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm 24,8%. Tỷ lệ này được duy trì tương đối ổn định đến năm 2008 khi vốn huy động chiếm 33,1% trong tổng nguồn vốn của toàn hệ thống, trong đó huy động vốn bằng VND chiếm 33,7%, huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm 30,9%. Đến năm 2009, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại đã tăng lên so với các tổ chức tín dụng khác khi vốn huy động của các ngân hàng thương mại chiếm 40,8% trong tổng nguồn vốn, trong đó huy động vốn bằng VND chiếm 40,3%, huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm 42,4%. Năm 2010, hệ thống các ngân hàng thương mại tiếp tục duy trì khá ổn định nguồn huy động của mình đối với toàn hệ thống, đạt 42,6% tổng nguồn vốn, trong

đó huy động vốn bằng VND chiếm 41,9%, huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm 44,9%.

Năm 2007, 2008 đã đánh dấu những bước tiến mạnh mẽ trong công tác huy động vốn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Trước bối cảnh thị trường tài chính đầy biến động, các ngân hàng thương mại đã triển khai thành công một số các sản phầm mang tính đột phá tạo nên sự khác biệt như sản phẩm tiết kiệm thông minh, tiết kiệm linh hoạt...Bằng cơ chế lãi suất phù hợp mang tính cạnh tranh cao, linh hoạt trong kỳ hạn gửi, rút vốn và lợi ích vượt trội, những sản phẩm của hệ thống các ngân hàng thương mại đã thu hút được sự quan tâm và ủng hộ của khách hàng.

Sang tới năm 2009, tình hình kinh tế trong và ngoài nước vẫn diễn biến phức tạp, thêm vào đó chính sách kiềm chế lạm phát trọn gói của chính phủ đã tác động đáng kể lên thị trường tài chính của Việt Nam và gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động của hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy vậy, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn có những bước tiến mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2009, tổng nguồn vốn huy động tăng 28,6% so với năm 2008. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại với các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác về huy động tiền gửi từ khách hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng tương đối tốt về nguồn vốn, bên cạnh cơ chế lãi suất phù hợp, mang tính cạnh tranh cao, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng công tác huy động là sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ, chính sách khách hàng tiền gửi với những ưu đãi và lợi ích vượt trội dành cho khách hàng, thông qua đó đảm bảo việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Năm 2010 là năm mà các ngân hàng phải đối mặt với những áp lực không nhỏ về huy động vốn, biến động phức tạp của thị trường, lãi suất, vàng và ngoại tệ...Vì vậy hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam gặp

không ít khó khăn, tuy nhiên trong năm 2010 huy động vốn của ngân hàng thương mại vẫn có những bước tiến đáng kể. Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động tăng 18,65% so với năm 2009. Để đạt được kết quả trên, bên cạnh cơ chế điều hành lãi suất luôn đảm bảo cạnh tranh so với thị trường, các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn linh hoạt và chủ động trong việc triển khai các sản phẩm tiền gửi, chính sách khách hàng phù hợp với biến động thị trường và nhu cầu khách hàng, với mục tiêu đem đến lợi ích cao nhất cho khách hàng, hướng đến năm 2011 với nhiều cơ hội và thách thức, trên cơ sở những thành quả đã đạt được tiếp tục hoàn thiện và phát triển sản phẩm, chính sách tiền gửi hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng nhu cầu của khách hàng, qua đó giữ vững và tăng cường nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Bên cạnh loại hình tiền gửi có kỳ hạn và phát hành các công cụ tài chính như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi (bằng VNĐ và ngoại tệ), các ngân hàng đã không ngừng thay đổi cách thức huy động để tăng sứ hấp dẫn với dân chúng.

về kỳ hạn: khách hàng đã có điều kiện để lựa chọn kỳ hạn gửi tiền theo nhu cầu của mình khi các ngân hàng đưa ra nhiều loại kỳ hạn tiền gửi khác nhau cho sản phẩm như : tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn tuần, có kỳ hạn 1,2,3,6,9,12 tháng...

về cách thức gửi và rút: khách hàng có thể gửi theo hình thức tích lũy, gửi một nơi rút nhiều nơi, gửi với lãi suất bậc thang. có thể gửi bằng tiền đồng, ngoại tệ hay vàng, tiết kiệm có dự thưởng.

Cách thức trả lãi: khách hàng có thể lĩnh lãi tháng, quý, lĩnh lãi trước, lĩnh lãi cuối kỳ. và để tăng tính hấp dẫn, tuỳ theo điều kiện cụ thể, các ngân hàng vẫn trả lãi tiền gửi cho khách hàng nếu họ rút vốn trước hạn hoặc nhập lãi vào vốn khi đến hạn khách hàng chưa rút vốn đối với loại tiền gửi có kỳ hạn.

Các tiện ích kèm theo tiền gửi cũng được các ngân hàng khai thác để thu hút khách hàng như : nhận chuyển nhượng các công cụ tiền gửi, cho vay cầm cố sổ tiền gửi khi sắp đến hạn mà khách hàng có nhu cầu rút vốn trước hạn, nhận trả tiền gửi tại địa điểm của người gửi...

Hiện nay có khá nhiều hình thức đầu tư mới xuất hiện như dân chúng có thể đầu tư qua việc mua trái phiếu Chính phủ, đô thị, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, mua cổ phiếu trực tiếp từ các công ty, mua bảo hiểm, kinh doanh bất động sản. tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đến việc thu hút nguồn tiền gửi từ khách hàng của các ngân hàng.

Bảng 2.1: Một số hình thức huy động của các NHTM VN hiện nay

1. Tiền gửi không kỳ hạn 2. Tiền gửi có kỳ hạn

- Tiết kiệm thường - Tiết kiệm tự động

- Tiết kiệm trả lãi định kỳ - Tiết kiệm trả lãi trước - Tích lũy kiều hối

- Phát hành giấy tờ có giá

Nguồn: dữ liệu được lấy từ Website một số ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng thương mại hiện nay cũng rất tích cực thực hiện dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm của công chúng bằng cách mở rộng thời gian giao dịch với khách hàng gửi tiền thông qua việc tổ chức huy động tiết kiệm ngoài giờ chia ca ra làm việc kể cả buổi chiều tối. Việc này bước đầu đạt kết quả khá khả quan vì lượng khách hàng đến giao dịch vào những thời điểm này khá đông, sau giờ làm việc của khách hàng nên thuận tiện cho khách hàng không phải ra ngoài gửi tiền trong giờ làm việc, điều đó đã thu hút một số lượng vốn tiền gửi khá lớn.

Các ngân hàng thương mại đang rất cố gắng thay đổi và áp dụng nhiều chính sách tiền gửi ưu đãi đối với khách hàng, đưa ra nhiều sản phẩm và chính sách mới, thuận tiện cho khách hàng nhất để từ đó thu hút hiệu quả nhất nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Hơn nữa, tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, và chính bản thân các ngân hàng thương mại với nhau đã thúc đẩy các ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển phải ngày càng đổi mới về mọi mặt, số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm dich vụ của mình để huy động tối đa các nguồn vốn mang lại hiệu quả hoạt động cho mình.

2.2.2 Dịch vụ tín dụng

Nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng chủ yếu dưới hình thức cho vay như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay mua sắm bất động sản, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay du học... Dư nợ tín dụng đang trên đà tăng trưởng khá mạnh, thể hiện qua dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế của các ngân hàng thương mại như sau:

Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng của các NHTM với nền kinh tế: Đơn vị: Nghìn tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNhà nước năm 2007, 2008, 2009, 2010 Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm

Đơn vị: ∕

□ Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNhà nước năm 2007, 2008, 2009, 2010

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy dư nợ tín dụng tăng qua các năm: năm 2007 đạt 1.040 nghìn tỷ đồng tăng 51,54% so với năm 2006, năm 2008 đạt 1.283 nghìn tỷ đồng tăng 23,38% so với năm 2007, năm 2009 đạt 1.765 nghìn tỷ đồng tăng 37,53% so với năm 2008, năm 2010 đạt 2.131 nghìn tỷ đồng tăng 20,73% so với năm 2009.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại với nền kinh tế so với toàn hệ thống các tổ chức tín dụng

□ Tỷ trọng tổng dư nợ của các NHTMCP trên toàn hệ thống các TCTD □ Tỷ trọng tổng dư nợ VNĐ của các NHTMCP trên toàn hệ thống các TCTD □ Tỷ trọng tổng dư nợ Ngoại tệ của các NHTMCP trên toàn hệ thống các TCTD

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNhà nước năm 2007, 2008, 2009, 2010

Ta thấy rằng, Đối với dư nợ tín dụng trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, năm 2007 dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại chiếm 27,7% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, trong đó dư nợ tín dụng bằng VND chiếm 28,7%, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 24,3%. Tỷ lệ này được duy trì tương đối ổn định đến năm 2008 khi dư nợ tín dụng chiếm 26,5% trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, trong đó dư nợ bằng VND chiếm 28,4%, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 19,6%. Đến năm 2009, dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại đã tăng lên so với các tổ chức tín dụng khác khi dư nợ của các ngân hàng thương mại chiếm 32% trong tổng dư nợ, trong đó dư nợ bằng VND chiếm 33,6%, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 24,3%. Năm 2010, hệ thống các ngân hàng thương mại tiếp tục duy trì khá ổn định dư nợ của mình đối với toàn hệ thống, đạt 31,2% tổng dư nợ, trong đó dư nợ bằng VND chiếm 32,4%, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 26,1%.

Năm 2007, 2008 các ngân hàng thương mại đã chủ động mở rộng danh mục khách hàng cho vay, đối tượng cho vay, lựa chọn và thực hiện đầu tư vào các dự án lớn có hiệu quả. Đồng thời, chất lượng quản lý tín dụng cũng

được cải thiện thông qua việc tách biệt các nghiệp vụ quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Kết quả này đem lại thu nhập cao cho các ngân hàng thương mại và giúp các ngân hàng thương mại đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Sang năm 2009, khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính các doanh nghiệp, với chủ trương kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại đã bám sát tình hình thị trường tiếp tục cho vay, do vậy tuy có sự biến động liên tục về lãi suất, chính sách cho vay, nhưng dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại vẫn tăng 37,53% so với năm 2008.

Năm 2010, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục chứng kiến các ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính các doanh nghiệp, từ đó tạo nên những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, các ngân hàng thương mại vẫn đóng vai trò là người đồng hành chia xẻ khó khăn với các doanh nghiệp, các chính sách ưu đãi về lãi suất vẫn tiếp tục được triển khai và các chính sách này đã có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy dư nợ tín dụng năm 2010 vẫn tăng 20,73% so với năm 2009.

Hiện nay các ngân hàng thương mại đang áp dụng nhiều hình thức cho vay với nhiều đối tượng cho vay khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, đã rất nỗ lực trong việc mở rộng dầu tư, tìm kiếm khách hàng và dự án đầu tư, tích cực mở rộng cho vay tiêu dùng, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay mua ô tô, cho vay dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ...có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp, chú trọng triển khai các phương thức và đối tượng cho vay như: cho vay đồng tài trợ, cho vay tiêu dùng, uỷ thác cho vay, dịch vụ cho

vay tại nhà, cho vay thấu chi tài khoản... Chủ động tiếp cận với khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống, tăng cường tiếp thị thu hút thêm nhiều khách hàng mới, có chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong hoạt động tín dụng và khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ. nhờ đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ.

Phụ lục 1: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Vietcombank

Phụ lục 2: Dư nợ cho vay theo đối tượng và thành phần kinh tế SCB Phục lục 3: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của Vietcombank

2.2.3 Dịch vụ thanh toán

2.2.3.1 Dịch vụ thanh toán trong nước

Đây là hoạt động dịch vụ có bước phát triển nhanh và đạt được những kết quả rất tích cực. Chính quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán đã tạo ra khả năng thanh toán nhanh, chính xác, an

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w