Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 65)

- Số lượng và chất lượng dịch vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu

phát triển của nền kinh tế

Mặc dù đã có khá nhiều sản phẩm dịch vụ mới được các ngân hàng đưa vào kinh doanh, song nhìn chung danh mục sản phẩm của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn chưa thật phong phú, phần lớn chỉ tập trung vào các nghiệp vụ có tính truyền thống, tính tiện ích chưa cao.

Những dịch vụ hiện các ngân hàng đang cung cấp thì rất nhiều nhưng nhiều khách hàng vẫn chưa có được sự hiểu biết đầy đủ về chúng (hiểu biết về nội dung dịch vụ, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ, lợi ích khi sử dụng dịch vụ ,.) để có thể sử dụng một cách hiệu quả. Khoảng cách giữa ngân hàng và các khách hàng vẫn còn lớn do bản thân ngân hàng chưa chủ động tiếp cận với khách hàng, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng.

Chất lượng dịch vụ do các ngân hàng Việt Nam cung cấp (thể hiện ở tốc độ xử lý nghiệp vụ, độ an toàn, chính xác, tính tiện lợi) chưa cao, thủ tục giao dịch còn rườm rà, phức tạp,... nên có phân đoạn thị trường các ngân hàng Việt Nam chưa thể chiếm lĩnh với thị phần cao mặc dù có lợi thế về mạng lưới. Thị trường khách hàng tư nhân, nhất là khu vực nông thôn cũng chưa được khai thác tốt

Hoạt động kinh doanh phát triển mới nặng về số lượng, chưa đi vào chất lượng. Mặc dù ngân hàng đã đạt nhiều kết quả cao trong kinh doanh

nhưng về cơ bản các ngân hàng chủ yếu mới chú trọng tăng trưởng về số lượng, còn chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tăng trưởng bền vững vẫn chưa được chú trọng thể hiện ở chất lượng tín dụng kém, độ rủi ro cao; hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp.

- Thị trường dịch vụ ngân hàng phát triển ở mức độ chưa cao

Thị trường dịch vụ ngân hàng phát triển dưới mức tiềm năng, mức độ thỏa mãn nhu cầu xã hội về dịch vụ ngân hàng còn thấp do sự hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Nhiều dịch vụ ngân hàng quan trọng chưa được triển khai hoặc phát triển chưa đúng mức, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Do tập quán thói quen về sử dụng tiền mặt trong lưu thông mà đại đa số người lao động chưa có thói quen sử dụng tài khoản. Việc chi trả lương vẫn còn thực hiện bằng tiền mặt hay ngay cả thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp vẫn bằng tiền mặt. Trong thời gian gần đây, Chính phủ chỉ đạo thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức thông qua tài khoản, nhưng sau khi lương vào tài khoản, nhân viên lại ồ ạt đến các điểm đặt máy ATM của ngân hàng để rút hết tiền sử dụng trong tiêu dùng của bản thân và gia đình như thanh toán tiền điện, nước, trả nợ vay ... thay vì có thể thực hiện bằng phương thức chuyển khoản. Chính vì thế, giao dịch thực tế trên tài khoản không có hoặc có nhưng không đáng kể.

Các ngân hàng chưa đáp ứng căn bản nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó phải kể tới các đối tượng là người có thu nhập thấp, người nghèo và đối tượng không có tài sản bảo đảm rất khó tiếp cận với nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Trong khi đó, một bộ phận người dân có thu nhập cao cũng chưa được thoã mãn về các nhu cầu dịch vụ ngân hàng cao cấp (ngân hàng điện tử, quản lý tài sản, thanh toán, chuyển tiền quốc tế).

Ngoài ra, các thủ tục giao dịch tại ngân hàng hiện nay còn rườm rà, chưa thuận tiện cho khách hàng, phong cách phục vụ chưa mang tính chuyên nghiệp cao, thiếu sự trân trọng khách hàng ở một số ngân hàng cũng trở thành rào cản hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của một bộ phận khách hàng có nhu cầu chính đáng cũng như có khả năng sử dụng có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, thị trường dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển ở mức độ chưa cao.

- Tính cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng chưa chuyên nghiệp

Tính cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng chưa chuyên nghiệp, phương thức cạnh tranh chủ yếu còn thô sơ hay chỉ chú trọng cạnh tranh về số lượng nhưng thiếu chất lượng hoạt động như mở rộng mạng lưới, cạnh tranh giá, giảm phí, hay đua nhau tăng lãi suất huy động tiết kiệm để thu hút nguồn tiền gửi. Chưa bao giờ mà các điểm giao dịch của các Ngân hàng thương mại hiện nay lại bùng phát dữ dội như trong thời gian gần đây, điều này dẫn đến sự lãng phí về chi phí và của cải của xã hội. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng tranh nhau tăng lãi suất huy động tiền gửi, điều này đã được Ngân hàng Nhà Nước cảnh báo rất nhiều lần, với lãi suất đầu vào tăng thì lãi suất đầu ra chắc chắn cũng phải tăng theo đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng và tác động không tốt đối với nền kinh tế.

Vốn của các ngân hàng còn quá nhỏ bé. Cạnh tranh không bình đẳng giữa các ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vẫn tồn tại khá phổ biến do sự phân biệt đối xử giữa các loại hình ngân hàng, giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài ( giới hạn về phạm vi hoạt động, hình thức cung cấp, huy động vốn, hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà Nước ).

Chất lượng dịch vụ chậm đổi mới. Sự đơn điệu trong hoạt động dịch vụ khiến các ngân hàng không tận dụng được lợi thế về mạng lưới, về khách hàng, về kênh phân phối và công nghệ. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ,

công nghệ và thương hiệu chưa trở nên phổ biến, khiến thị trường dịch vụ ngân hàng thiếu ổn định và dễ xảy ra các cuộc đua tăng lãi suất và cạnh tranh mở rộng mạng lưới một cách lãng phí. Mặt khác, không ít các ngân hàng có chiến lược kinh doanh theo kiểu “ phong trào ”, thiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.

- Tỷ trọng các loại dịch vụ ngân hàng chưa cân đối

Tại các ngân hàng nước ngoài, thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, lãi kinh doanh ngoại hối, dịch vụ đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thẻ, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác trừ tín dụng thường chiếm tỷ trọng trên 40% trên tổng thu nhập của ngân hàng.

Đối các ngân hàng tại Việt Nam, một số dịch vụ mới ra đợi nhưng vẫn chỉ ở mức nhỏ bé trong tổng thu nhập của ngân hàng. Ngoại trừ số ít ngân hàng ở Việt Nam có thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trên 25% tổng thu nhập hàng năm như Ngân hàng Ngoại thương

- Nhận thức của các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn chế

Nhận thức của các Ngân hàng thương mại Việt Nam về vai trò và tầm quan trọng của các dịch vụ ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế:

Không nghiên cứu kỹ các dịch vụ mới trước khi đưa vào sử dụng, có những dịch vụ khi áp dụng vào thực tế đã không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hoặc khách hàng không có nhu cầu.

Các dịch vụ khi đưa vào ứng dụng không có quy trình theo dõi quá trình thực hiện, sự phát triển hoặc duy trì của dịch vụ.

Quảng bá những dịch vụ mới chỉ mang tính ngắn hạn ngay khi mới đưa vào áp dụng, không có chính sách duy trì trong dài hạn.

Các dịch vụ thường xuyên không được đổi mới cả nội dung lẫn hình thức.

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Nguyên nhân từ nền kinh tế xã hội

Cơ chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện : mặc dù quan điểm đổi mới của Chính phủ đề ra là nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nhưng hiện tại phần điều tiết của nhà nước có vẻ mang tính chủ đạo hơn, những nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế thị trường chưa thực sự được phát huy.

Thu nhập bình quân đầu người còn thấp và niềm tin của dân chúng vào ngân hàng chưa cao.

Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các thành viên tham gia thị trường, hoặc chưa tạo được sự thống nhất trong cách thức điều hành, quản lý. Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ ngân hàng nhưng hệ thống pháp luật ngân hàng hiện nay chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, chưa đủ khả năng bao quát hết các vấn đề và phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngân hàng điện tử ...Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Lao động, Luật Phá sản,. còn nhiều điểm bất cập, chưa tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong cơ chế thị trường. Luật Kế toán ( năm 2004 ) chậm được hướng dẫn triển khai và còn bất cập so với yêu cầu ứng dụng quản trị ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Một số dịch vụ ngân hàng phổ biến trên thị trường quốc tế dự kiến sẽ được phát triển ở Việt Nam theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và sau khi gia nhập WTO ( các công cụ phát sinh; công cụ về tỷ giá, lãi suất; thanh toán quốc tế; bao tiêu; môi giới tiền tệ ) chưa được thể chế hoá phù hợp, đồng bộ.

Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet như: e-banking, home banking,... còn thiếu, chậm đổi mới và hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chưa tạo cơ sở cho việc xử lý các tranh chấp, tạo ra tâm lý ngần ngại khi sử dụng và cung cấp các dịch vụ này. Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bất cập, chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối .

Các cơ quan quản lý nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động để khuyến khích và bảo đảm cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng, do đó chưa có chiến lược và giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ ngân hàng một cách có hệ thống.

Thị trường tài chính Việt Nam chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của các tổ chức tín dụng về huy động vốn và đầu tư làm hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Thị trường tài chính phát triển thiếu cân bằng ( nhất là thị trường vốn dài hạn) không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn rất lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước; việc hoạt động ngân hàng chủ yếu là tín dụng và vấn đề tăng trưởng tín dụng quá nóng (đặc biệt rủi ro sai lệch kỳ hạn và rủi ro thanh khoản ngày càng lớn khi các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay trung, dài hạn không tương xứng với cơ cấu nguồn vốn) đã tạo ra áp lực cho hệ thống ngân hàng phát triển kém bền vững. Bên cạnh đó, mặc dù tiến trình hội nhập đang tiến đến rất gần nhưng mức độ mở cửa và cạnh tranh của các ngân hàng trong nước chưa cao. Chưa có sản phẩm dịch vụ ngân hàng nào của Việt Nam chiếm được chỗ đứng và có thị phần đáng kể trên thị trường tài chính - tiền tệ của khu vực và trên thế giới. Chính vì thế trong tương lai các ngân hàng cần có chiến lược huy động vốn với những lộ trình thích hợp, phù hợp với nhu

cầu phát triển và khả năng kiểm soát của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ để có thể phục vụ cho việc củng cố hoàn thiện các hoạt động dịch vụ đồng thời đáp ứng được nhu cầu đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Nhận thức lý luận về tiền tệ - ngân hàng trong nền kinh tế thị trường chưa đồng nhất, chưa hiểu đúng hoạt động kinh doanh ngân hàng, do đó nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhiều ngành vẫn coi ngân hàng như là nguồn trợ cấp của ngân sách.

- Nguyên nhân từ bản thân các ngân hàng Việt Nam

+ Nguyên nhân từ các ngân hàng thương mại:

Các ngân hàng vân chưa thực sự hoạt động theo nguyên tắc thị trường như: giá cả sản phẩm chưa được xác định phù hợp với quy luật cung cầu, tình trạng độc quyền trong kinh doanh vẫn phổ biến, quyết định cho vay vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của quyết định hành chính, chưa thay đổi được phương thức kinh doanh để có thể bán sản phẩm mà khách hàng cần.

Năng lực quản trị kinh doanh của ngân hàng thương mại còn chưa cao

Kỹ năng quản trị của các ngân hàng còn hạn chế so với yêu cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường, với tốc độ phát triển kinh doanh và tốc độ hội nhập kinh tế đang ngày càng nhanh. Sự hạn chế về kỹ năng quản trị thể hiện ở một số mặt sau :

Thiếu khả năng hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững, nhiều trường hợp chỉ dựa vào lợi ích ngắn hạn nên khi môi trường kinh doanh thay đổi sẽ gặp khó khăn để xử lý và chưa dự báo hết những hậu quả trong tương lai.

Các ngân hàng chưa có biện pháp kiểm soát hợp lý về chi phí, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm, do đó việc đánh giá hiệu quả kinh doanh chưa xác thực.

Hoạt động quản lý rủi ro, quản lý danh mục đầu tư, quản lý tài sản Nợ - Có, quản lý vốn, kiểm toán nội bộ và hệ thống thông tin kế toán trong một thời gian dài đã không được chú ý đúng mức, nhất là quản lý rủi ro.

Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế của Ban lãnh đạo và nhân viên của các ngân hàng còn hạn chế, tư duy kinh doanh theo kiểu sản xuất nhỏ vẫn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển hoạt động ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ: của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có nhiều hạn chế về chuyên môn, trình độ, kiến thức về kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và trong môi trường mở cửa, hội nhập,... Trong đó, hạn chế lớn nhất không phải là trình độ bằng cấp cơ bản mà là kỹ năng nghiệp vụ đối với cán bộ thừa hành tác nghiệp, kỹ năng cũng như kinh nghiệm quản trị của các cán bộ quản lý và thói quen hành động theo các quy định, nguyên tắc kinh doanh theo điều kiện kinh tế thị trường.

Công nghệ thông tin: Hạ tầng công nghệ nói chung, công nghệ thông tin nói riêng và viễn thông quốc gia còn nhiều bất cập, phân tán, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ do đó đã không thể hỗ trợ cho quá trình phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Mặc dù đã có những cải tiến đáng kể song tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng còn chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin truyền thông còn yếu, dung lượng đường truyền thấp, giá thành đắt, chất lượng dịch vụ không ổn định chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu về hội nhập với khu vực và quốc tế. Mức độ tự động hoá các giao dịch ngân hàng còn thấp, nhiều qui trình nghiệp vụ ngân hàng được xây dựng trên nền tảng xử lý thủ công hoặc cơ giới hoá chưa phù hợp với phương thức tự động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w