Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên giao dịch tiếng anh là: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, tên viết tắt là BIDV được thành lập theo Nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 04 năm 1957 của Thủ tướng chính phủ. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những tên gọi khác nhau:

- Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26 tháng 04 năm 1957

- Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 23/04/2012

Là một trong những ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, BIDV được thành lập với sứ mệnh ban đầu là mang đồng vốn cấp đúng, đủ, kịp thời đến với những công trình quốc kế dân sinh phục vụ quá trình khôi phục và tái thiết đất nước. Trong suốt những năm qua, BIDV luôn thể hiện vai trò tiên phong thực thi hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước và các định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước; chủ động mở rộng và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế tại Lào, Campuchia, Myanmar, góp phần gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế với tăng cường hợp tác quốc tế.

Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, vươn lên trở thành Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với quy mô tổng tài sản

trên 1 triệu tỷ đồng, có trên 1.000 chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) và hơn 25.000 cán bộ, nhân viên; đóng góp cho ngân sách nhà nước hằng năm 5.000 tỷ đồng. BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên đầu tư ra nước ngoài, được Tạp chí Forbes (Hoa Kỳ) bình chọn vào top 2.000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới..., được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công nhận: “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam”; được Công ty Brand Finance định giá là thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam; đứng thứ 26 trong các ngân hàng ASEAN.

Với tư cách là đơn vị thành viên thuộc BIDV, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (BIDV Hà Tĩnh) tự hào đóng góp vào sự hình thành và phát triển của hệ thống. BIDV Hà Tĩnh thành lập năm 1965 từ phòng cấp phát của Ty tài chính Hà Tĩnh với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Hà Tĩnh có nhiệm vụ: Cấp phát vốn đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản để góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chi viện cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, bắc nam thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Địa giới hành chính được thay đổi, hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được sát nhập thành một tỉnh Nghệ Tĩnh. Cũng từ đó ngân hàng kiến thiết Hà Tĩnh nhập với ngân hàng kiến thiết Nghệ An thành ngân hàng kiến thiết Nghệ Tĩnh. Hà Tĩnh chỉ còn lại Chi điếm Ngân hàng Kiến thiết Thị xã Hà Tĩnh. Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh được tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh được tái lập với một Chi nhánh tỉnh và một Chi nhánh phụ thuộc tại thị xã Hồng Lĩnh, có 72 cán bộ công nhân viên và dự nợ tín dụng chỉ có 8 tỷ đồng, vốn huy động 5 tỷ đồng. Ngày 23/04/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh. Cùng với sự phát triển của xã hội, Chi nhánh bắt đầu chuyển mình thâm nhập vào cơ chế thị trường, thực hiện huy động vốn và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ thanh toán. Năm 2006, BIDV Hà Tĩnh mở PGD Kỳ Anh tại Ngã ba Việt Lào, thị trấn Kỳ Anh. Tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ thị trường, trong 2 năm 2010-2011, mở thêm

3 qũy tiết kiệm ở Đức Thọ, Can Lộc, Cẩm Xuyên và 1 PGD ở thành phố Hà Tĩnh. Năm 2012, các quỹ tiết kiệm hiện có đuợc nâng cấp lên thành PGD và thành lập mới PGD Huơng Sơn, giúp BIDV dần phủ kín mạng luới trên toàn tỉnh. Tháng 07/2016, nhằm mở rộng mạng luới hoạt động của hệ thống tại khu vực Bắc Trung bộ; xây dựng một chi nhánh phát triển bền vững, hiệu quả, góp phần thể hiện thuơng hiệu của BIDV, đồng thời phục vụ có hiệu quả các chuông trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, 2 PGD Kỳ Anh và Cẩm Xuyên đuợc tách ra, thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kỳ Anh (BIDV Kỳ Anh) Số cán bộ đuợc chuyển qua cho chi nhánh mới là 46 cán bộ. Bên cạnh đó, khách hàng trên hai địa bàn trên cũng đuợc chuyển giao cho chi nhánh mới, điều này làm ảnh huởng một phần đáng kể đến thu nhập từ huy động vốn, du nợ và thu dịch vụ của BIDV Hà Tĩnh năm 2016.

Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên cùng sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo, BIDV Hà Tĩnh đã đuợc Đảng và Nhà nuớc trao tặng Huân chuơng Lao động hạng III và nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Đến nay, số luợng cán bộ công nhân viên đã không ngừng mở rộng cả về số luợng lẫn chất luợng, tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh hiện nay là 116 nguời trong đó tỷ lệ nam chiếm 42/116, trình độ đại học và trên đại học là 95 nguời, trình độ C tiếng anh chiếm 45%, có 06 đồng chí trình độ chính trị cao cấp, về tuổi đời chủ yếu là duới 35 tuổi chiếm 47%, từ 36-40 chiếm 27%, cán bộ vào ngành duới 3 năm là 20 nguời. Ban giám đốc có trình độ kinh nghiệm và năng lực quản trị điều hành tốt, kết quả kinh doanh trong nhiều năm liền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đều tăng truởng khá qua các năm, tỷ lệ nợ xấu luôn đuợc kiểm soát ở mức cho phép.

Không chỉ chú trọng hoạt động kinh doanh, Chi nhánh thuờng xuyên quan tâm tới công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Trong năm 2016, BIDV và chi nhánh Hà Tĩnh đã tham gia tích cực công tác ASXH với tổng số tiền tài trợ hơn 37,5 tỷ đồng, cụ thể: Tài trợ 6,5 tỷ đồng xây dựng truờng Tiểu học xã Cẩm Thành, Huyện Cẩm Xuyên (công trình đã khánh

thành trong tháng 10/2015); Tài trợ 10 tỷ đồng cho Chương trình đào tạo nâng cao kiến thức hội nhập; Tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng Đền thờ La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp; Tài trợ 5 tỷ đồng đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất cây ăn quả có múi, nuôi cá nước ngọt; Tài trợ 4 tỷ đồng đường cây xanh và đèn hoa Đường 26/3, thành phố Hà Tĩnh; Tài trợ 1,2 tỷ đồng Chương trình kỷ niệm 55 năm kết nghĩa 2 tỉnh Hà Tĩnh - Bình Định; Tài trợ 200 triệu đồng chương trình kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du; Tài trợ 1.500 suất quà tết người nghèo, trị giá 450 triệu đồng; Tài trợ xây 04 Nhà tình nghĩa trị giá 210 triệu đồng...

2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy và quy mô hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của BIDV Hà Tĩnh

Mô hình tổ chức của Chi nhánh tuân thủ theo đúng mô hình tổ chức - quản lý, hoạt động. điều hành theo tiêu thức ngân hàng hiện đại của hệ thống BIDV: Được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản

Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng

lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn điều lệ, vốn huy động, vốn vay, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại... Song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là vốn huy động - nó chứng minh khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng. Làm thế nào để tạo một chính sách thu hút vốn, tạo tiền cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung và dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu hàng đầu của BIDV Hà Tĩnh.

Trong những năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu là sự cạnh tranh trong các ngành nghề, cũng như các đơn vị, tổ chức kinh tế. Và tất yếu hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của quy luật này, đặc biệt là khi ngân hàng kinh doanh một đối tượng đặc biệt đó là tiền tệ. Trong những năm qua BIDV Hà Tĩnh luôn chú trọng trong hoạch định chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn tỉnh. BIDV Hà Tĩnh có những hình thức huy động vốn sau:

- Nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm;

- Phát hành giấy tờ có giá;

- Vay vốn NHNN, tổ chức tín dụng khác.

Trong điều kiện cạnh tranh về huy động vốn giữa các Ngân hàng như hiện nay BIDV Hà Tĩnh đã kết hợp nhiều biện pháp, giải pháp linh hoạt phù hợp như phối hợp chặt chẽ với ban nguồn vốn tại Trụ sở chính, phát huy các mối quan hệ, đẩy mạnh tiếp thị khách hàng có tiền gửi lớn, tăng cường chính sách khách hàng để đẩy mạnh công tác huy động vốn đảm bảo quy mô và tăng trưởng nguồn vốn có hiệu quả. Vì vậy, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng cao góp phần hỗ trợ nguồn vốn trong hệ thống.

Số liệu cụ thể thể hiện tại bảng 2.1:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013 -2016

* Cơ cấu huy động vốn theo khách hàng

- Tiền gửi dân cu 2.145 81,37% 2.407 84,34% 2.763 82,55% 2.556 84,78% - Tiền gửi doanh nghiệp 401 15,21% 330 11,56% 504 15,06% 281 9,32

% - Tiền gửi Định chế tài

chính 90 3,41 % 117 4,10 % 83 2,48 % 178 5,90 %

* Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 132 5,01 % 167 5,85 % 203 6,07 % 175 5,80 % - Ngăn hạn 2.056 78,00% 2.213 77,54% 2.632 78,64% 2.351 77,98% - Trung dài hạn 448 17,00% 474 16,61% 512 15,30% 489 16,22%

* Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

- VND 1.917 72,72% 2.158 75,61% 2.603 77,77% 2.511 83,28%

Tổng nguồn vốn huy động có xu huóng tăng từ năm 2013 đến năm 2015; từ 2.636 tỷ đồng năm 2013 lên 2.854 tỷ đồng năm 2014 (↑ 8,27%) và tăng lên đến 3.347 tỷ đồng (↑17,27%) năm 2015, hoàn thành 101% kế hoạch đuợc giao. Tuy nhiên đến 31/12/2016, huy động vốn chỉ đạt 3.015 tỷ đồng, hoàn thành 93% kế hoạch, giảm 332 tỷ đồng so vói đầu năm. Sự giảm sút trong nguồn vốn huy động phần lón do tình hình kinh tế nhiều biến động, khó khăn đồng thời tháng 7/2017, 2 PGD đuợc tách ra để thành lập Chi nhánh

Năm

Tổng dư nợ (tỷ đồng) 1.933 2.257 3.306 3.812

Tăng trưởng dư nợ - 16,76% 46,48% 15,31%

mới nên một phần số dư huy động được chuyển sang cho chi nhánh Kỳ Anh (số dư huy động được chuyển cho Chi nhánh Kỳ Anh xấp xỉ 600 tỷ đồng).

về cơ cấu huy động vốn

Cơ cấu nguồn vốn theo khách hàng là dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu (tỷ trọng tiền gửi dân cư năm 2016 chiếm 84,78% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh), sau đó là đến nguồn huy động của doanh nghiệp và định chế tài chính; Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn: vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (trung bình chiếm 78,04% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh), sau đó là đến nguồn vốn dài hạn và không kỳ hạn; Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ: huy động từ đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng lên (tỷ trọng vốn nội tệ so với tổng nguồn vốn huy động tăng từ 72,72% năm 2013 lên 83,28% năm 2016). Sự chuyển dịch này do cuối năm 2015, NHNN hạ lãi suất huy động USD về 0%/năm, một bộ phận khách hàng đã chuyển tiền gửi từ USD sang VND, khiến nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động khai khác và sử dụng vốn chủ yếu gồm các hoạt động cho vay theo dự án; cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng;.... Quan điểm điều hành công tác tín dụng của chi nhánh là: Chỉ xem xét giải ngân đối với khách hàng thực sự có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án kinh doanh khả thi và có khả năng chống chịu được tình hình lãi suất và tỷ giá tăng cao.

Tuân thủ nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc về công tác tín dụng, Chi nhánh Hà Tĩnh đã thực hiện triệt để, đồng bộ các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong phạm vi giới hạn được giao trên cơ sở xác đị nh rõ mục tiêu, lĩnh vực kinh doanh cần mở rộng tín dụng và tiếp tục thực hiện cơ cấu lại dư nợ, cơ cấu lại khách hàng; tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh.

Với mục tiêu phát triển an toàn- chất lượng- hiệu quả- bền vững BIDV Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả cụ thể theo bảng 2.2 như sau:

Tỷ lệ nợ xấu 0,57% 0,40% 0,24% 0,20%

Tỷ lệ nợ nhóm 2 3,00% 2,50% 0,00% 0,00%

Thu nợ ngoại bảng (tỷ đồng) 0,33 0,274 0,26 0.4

Năm 2014, Tổng dư nợ của chi nhánh đạt 2.257 tỷ đồng, tăng 324 tỷ đồng so với năm 2013 (tăng 16,76%). Năm 2015, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 3.306 tỷ đồng, tăng 1.049 tỷ đồng so với năm 2014 (tăng 46,48%). Năm 2016, tổng dư nợ chi nhánh đạt 3.812 tỷ đồng tăng 506 tỷ đồng so với năm 2015 (tăng 15,31%) Trong 4 năm từ 2013 đến 2016 tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của BIDV Hà Tĩnh là 26,52%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh Hà Tĩnh như vậy là cao so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống.

Cơ cấu tín dụng:

Biểu đồ 2.1 : Dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn giai đoạn 2013 -2016

Đơn vị: tỷ đồng

2500.0

2013 2014 2015 2016

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dư nợ theo thời gian giai đoạn 2013 - 2016 120.000% 100.000% 80.000% 60.000% 40.000% 20.000%j.3 .000% 68% 32.787% 41.000% 44. 00% 2013 2014 2015 2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDVHà Tĩnh giai đoạn 2013 -2016)

+ Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ ở mức cao và có xu hướng tăng qua các năm 2013-2016. Năm 2013 dư nợ trung, dài hạn chiếm 36,37% tổng dư nợ của chi nhánh , tỷ lệ này là 32,79% năm 2014, 41% năm 2015 và đến cuối năm 2016 tỷ lệ này đạt mức 44,5% (tăng 993,34 tỷ đồng so với cuối năm 2013). Sự tăng mạnh về dư nợ trung dài hạn là do từ cuối năm 2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 36/2014/TT-NHNN điều chỉnh tăng mạnh tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 30% lên 60% và giảm hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay lĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w