Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 56)

cổ

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hiện nay trụ sở chính đã ban hành văn bản huớng dẫn quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại Quyết định số 6959/QĐ-NHBL ngày 03/11/2014 Quy định về cấp tín dụng bán lẻ, và ban hành cẩm nang Huớng dẫn triển khai quy định cấp tín dụng bán lẻ. Trình tự cho vay khách hàng cá nhân có thể tóm tắt gồm các buớc sau:

a) Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của BIDV:

CBQLKHCN chủ động giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của BIDV, bao gồm các nhóm: Sản phẩm cho vay; sản phẩm huy động vốn; sản phẩm dịch vụ gia tăng, Ngân hàng điện tử,...

CBQLKHCN có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn (hồ

sơ về pháp lý; hồ sơ chứng minh năng lực tài chính; tài liệu chứng từ chứng minh mục

đích sử dụng vốn vay; hồ sơ bảo đảm tiền vay,...) một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu

khách hàng cung cấp hồ sơ một lần tránh việc gây phiền hà cho khách hàng. Trên cơ sở

đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm phù hợp nhất. • Tiếp nhận và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ vay vốn:

CBQLKHCN tiếp nhận hồ sơ khách hàng cung cấp, kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của hồ sơ đảm bảo hồ sơ đúng quy định.

b) Bước 2: Phân tích tín dụng

Trên cơ sở bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, CBQLKHCN thực hiện nghiên cứu, đánh giá phân tích về khách hàng, hồ sơ khách hàng theo những nội dung cụ thể sau đây :

- Về thông tin nhân thân khách hàng: Đánh giá về thông tin nhân thân khách hàng là bước thực hiện đầu tiên khi thẩm định khách hàng vay vốn/bảo lãnh tại

BIDV và được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm tín dụng bán lẻ. CBQLKHCN

cần đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng cung cấp trong Giấy đề

nghị vay

vốn/Giấy đề nghị bảo lãnh với hồ sơ, tài liệu kèm theo.

- Về mục đích vay vốn/bảo lãnh của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của phương

án sản xuất kinh doanh: Ngoài việc thoả mãn các điều kiện chung về năng lực

pháp luật,

năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật của BIDV thì khách

phân tích khả năng trả nợ, khả năng tài chính của cả người đồng trả nợ (nếu có).

- Lịch sử quan hệ tín dụng: bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến những quan hệ tín dụng của khách hàng tại BIDV và tại các tổ chức tín dụng khác

qua tra

cứu, khai thác từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

- Tài sản đảm bảo: CBQLKHCN xem xét tính pháp lý, tính thanh khoản, tính ổn đinh, giá trị,... của tài sản của khách hàng.

Sau khi đánh giá đầy đủ các yếu tố, đối chiếu với các điều kiện của sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, CBQLKHCN lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Bước 3: Ra quyết định tín dụng

Trong phạm vi thẩm quyền của BIDV Hà Tĩnh:

- Đối với tổng giới hạn tín dụng của khách hàng nhỏ hơn 5 tỷ đồng: Sau khi CBQLKHCN lập Báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp lãnh đạo phòng phê

duyệt, hồ

sơ khách hàng sẽ được chuyển lên Phó giám đốc phụ trách khách hàng cá

nhân phê

duyệt cho vay.

- Đối với tổng giới hạn tín dụng của khách hàng từ 5 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng: Sau

khi CBQLKHCN lập báo cáo đề xuất tín dụng trình kiểm soát phê duyệt, hồ

sơ khách

hàng sẽ được chuyển sang Phòng quản lý rủi ro. Cán bộ Phòng quản lý rủi ro

đánh giá,

thẩm định rủi ro và lập Báo cáo thẩm định rủi ro, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với tổng giới hạn tín dụng của khách hàng lớn hơn 20 tỷ đồng: Sau khi CBQLKHCN lập báo cáo đề xuất tín dụng trình kiểm soát phê duyệt, hồ sơ

khách hàng sẽ

2013 Số tuyệt đối +/-(%) Số tuyệt đối +/-(%) Số tuyệt đối +/-(%)

- Trường hợp chấp thuận cấp tín dụng: CBQLKHCN soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay trình cấp có thẩm quyền ký kết Hợp đồng với khách hàng; Hoàn thiện thủ tục tài sản bảo đảm theo quy định.

- Trường hợp từ chối cấp tín dụng: Chi nhánh chủ động quyết định cách thức thông báo tới khách hàng (bằng văn bản/email/điện thoại...) trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.

e) Bước 5: Giải ngân

CBQLKHCN kiểm tra hồ sơ giải ngân và điều kiện giải ngân.

- Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh: CBQLKHCN hoàn thiện, ký Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân.

- Đối với khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Trụ sở chính: Phòng Khách hàng cá nhân/PGD đề xuất, trình cấp thẩm quyền phê duyệt trên Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ sang Phòng Quản trị tín dụng đề xuất giải ngân; cán bộ quản trị tín dụng kiểm tra tính đầy đủ của hồ

sơ giải ngân, các điều kiện giải ngân, đề xuất và trình lãnh đạo Phòng Quản trị tín dụng

ký kiểm soát, trình Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệp phê duyệt giải ngân.

f) Bước 6: Quản lý sau giải ngân

CBQLKHCN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay theo các nội dung:

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay.

- Kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính và các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay.

- Kiểm tra, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, CBQLKHCN phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo BIDV Hà Tĩnh chỉ đạo, xử lý kịp thời; định kỳ hàng tháng thực hiện đánh giá lại khoản vay, phối hợp với Phòng Quản trị tín dụng, Quản lý rủi ro để thực hiện Phân loại nợ theo cấp tín dụng phù hợp và là căn cứ để tính toán trích lập dự phòng rủi ro hàng quý.

Ngoài các nội dung giám sát tín dụng trên, về cơ bản sau khi cho vay, CBQLKHCN cần theo dõi và bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc những công việc chính liên quan đến khoản vay nhu sau:

- Thu nợ: CBQLKHCN chủ động theo dõi, thông báo khách hàng trả nợ đúng hạn (thông báo lịch trả nợ qua tin nhắn, điện thoại, email, văn bản).

- Điều chỉnh tín dụng: Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tín dụng hoặc Phòng khách hàng cá nhân/PGD chủ động đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản đảm bảo,... thì CBQLKHCN phụ trách khoản vay là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xử lý, thu hồi nợ quá hạn: Phòng Khách hàng cá nhân/PGD phối hợp Phòng Quản lý rủi ro rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp xử lý, phát mại

tài sản bảo đảm để thu hồi nợ quá hạn và trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt

- Thanh lý hợp đồng: Khi khách hàng trả hết nợ, Phòng Khách hàng cá nhân/PGD phối hợp Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Giao dịch khách hàng đối chiếu, kiểm tra số tiền nợ gốc, lãi, phí.. .để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng đồng thời giải chấp tài sản bảo đảm theo quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w