Khái niệm sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch sa pa, tỉnh lào cai (Trang 27 - 28)

9. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Khái niệm sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường

trường tự nhiên

Từ khái niệm sự tham gia và khái niệm bảo vệ môi trường ở trên, khái niệm sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên trong nghiên cứu này được hiểu là: Sự lôi cuốn khách du lịch tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường để họ có thể tự khởi xướng, quyết định, triển khai và giám sát, quản lý các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại khu du lịch, làm tăng chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình khi đến đây tham quan, nghỉ dưỡng.

Khi áp dụng vào thực tế, sự tham gia thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Sự tham gia là một khái niệm khó nắm bắt mà sự phân biệt giữa các dạng tham gia là không dễ dàng. Tuy nhiên, trong bản tóm tắt của các dự án phát triển của các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ có gợi ý rằng ba dạng khác nhau của sự tham gia trong thực tế là: đóng góp, tổ chức và trao quyền. Ở nghiên cứu này tập trung nghiên cứu sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở dạng đóng góp.

Tham gia là đóng góp: Theo cách hiểu này, sự tham gia nhấn mạnh

đến sự tự nguyện hay các dạng khác của sự đóng góp của khách du lịch để quyết định trước việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Ở trong nghiên cứu này việc tham gia của khách du lịch vào các hoạt động bảo vệ môi trường theo 2 hình thức là tham gia trực tiếp và tham gia gián tiếp.

Tham gia trực tiếp: Các hoạt động trực tiếp bảo vệ môi trường của

khách du lịch trong nghiên cứu này là các hoạt động của con người tác động trực tiếp đến môi trường không qua các yếu tố trung gian như vứt rác thải đúng nơi quy định, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, di chuyển bằng các phương tiện thân thiện với môi trường, tham gia dọn dẹp vệ sinh tại nơi du lịch.

Tham gia gián tiếp: Các hoạt động gián tiếp bảo vệ môi trường của

khách du lịch trong nghiên cứu này là các hoạt động của con người thông qua các yếu tố trung gian nhắm tới mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường tự nhiên như tuyên truyền cho khách du lịch khác, chia sẻ thông tin bảo vệ môi trường lên các trang mạng xã hội, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.

Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa cũng được thể hiện qua việc thực hiện các nội quy tại khu du lịch Sa Pa như không săn bắn chim, thú; không hái hoa bẻ cành; không đốt lửa trong rừng; đi vệ sinh đúng nơi quy định; không mang các chất độc hại khi đi tham quan; không cho động vật hoang dã ăn; không khắc chữ lên thân cây; không gây ồn ào khi đi tham quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch sa pa, tỉnh lào cai (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)