Lý thuyết tương tác biểu trưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch sa pa, tỉnh lào cai (Trang 29 - 31)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng

Nguồn gốc của thuyết tương tác biểu trưng là các quan niệm xã hội học của Max Weber, George Simmel, Robert Park và một số nhà Triết học khác.

Thuyết tương tác biểu tượng hay thuyết tương tác biểu trưng là một quan điểm xã hội học là có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực của ngành xã hội học. Nó đặc biệt quan trọng trong microsociology và tâm lý xã hội. Tương tác tượng trưng được bắt nguồn từ chủ nghĩa thực dụng Mỹ và đặc biệt là từ các tác phẩm của George Herbert Mead.

Luận điểm gốc của Thuyết tương tác biểu trưng cho rằng: xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân; bất kỳ hành vi và cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau; hành vi và cử chỉ nào của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Đặc trưng của chủ nghĩa tương tác biểu trưng đó là nhìn theo tiến trình của xã hội, nó là quá trình thích nghi liên tục của những người tham gia, hành vi của mình với hành vi của những người khác dựa trên cơ sở sự thấu hiểu của

các tâm trạng chủ quan của những người khác.

Thuyết tương tác biểu trưng gồm 7 nguyên tắc cơ bản, bao gồm:

- Loài người, không giống như các loài vật, được thiên phú cho khả năng tư duy;

- Khả năng tư duy được định hình bởi các tương tác xã hội;

- Trong tương tác xã hội, mọi người có thể học được các ý nghĩa và biểu tượng cho phép họ thực hành khả năng tư duy riêng biệt;

- Các ý nghĩa và biểu tượng cho phép mọi người thực hiện hành động và tương tác mang tính con người riêng biệt;

- Mọi người có khả năng bổ sung hay thay đổi các ý nghĩa và các biểu tượng họ sử dụng trong hành động và tương tác trên cơ sở diễn dịch của họ về hoàn cảnh;

- Mọi người có thể thực hiện những bổ sung và thay đổi này bởi vì, một phần nhờ khả năng tương tác nhau của họ, cho phép họ kiểm nghiệm các dạng hành động khả dĩ, định giá các thuận lợi và bất lợi tương đối rồi chọn ra một cái;

- Các khuôn mẫu bện lấy nhau của hành động và tương tác tạo ra các nhóm và các xã hội.

Thuyết tương tác biểu trưng cho rằng xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số cá nhân, bất kỳ hành vi cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng. Do đó luận văn đã sử dụng lý thuyết tương tác biểu trưng để làm sáng tỏ vai trò, đóng góp của khách du lịch trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Sự thể hiện vai trò của cá nhân khách du lịch được nhìn nhận thông qua sự tương tác của họ với các khách du lịch khác trong hoạt động tham gia bảo vệ môi trường tự nhiên và trong quá trình tương tác đó các cá nhân sẽ hiểu và thừa nhận sự đóng góp của mỗi người trong quá trình bảo vệ môi trường tự nhiên. Lý thuyết tương tác biểu trưng góp phần cung cấp cơ sở lý luận trong phân tích ý nghĩa các biểu trưng thông qua quá trình tương tác giữa các cá nhân khách du lịch trong

thời gian đến Sa Pa du lịch. Vai trò của khách du lịch sẽ được thể hiện rõ nét thông qua sự tương tác của họ với những khách du lịch khác tại Sa Pa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch sa pa, tỉnh lào cai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)