Nguyên tắc hoàn thiện kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu 0696 kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85)

Là một ngân hàng đặc thù, hoạt động theo những nguyên tắc và yêu cầu riêng của NHNN, vì mục đích chính là điều hòa vốn cho hệ thống QTDND, nên khả năng cạnh tranh của NHHT trong hệ thống ng ân hàng còn hạn chế. Tuy nhiên thì NHHT vẫn luôn nỗ lực để đổi mới và phát triển an toàn trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Một trong những yêu cầu cấp bách của việc đổi mới đó là xây dựng và phát triển bộ phận kiểm toán nội bộ theo những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, KTNB cần tuân thủ pháp luật và các thông lệ quốc tế. Mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của KTNB tại NHHT phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật đối với các TCTD về KTNB và cần phải áp dụng các thông lệ quốc tế. Trong mọi truờng hợp khi thực hiện công việc kiểm toán nếu KTV phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì phải có trách nhiệm báo cáo cho ban quản lý cấp cao của ng ân hàng. Trong truờng hợp Ban điều hành có ý định muốn bỏ qua hay che giấu các sai phạm đó, KTV nội bộ có trách nhiệm báo cáo cho các cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật có thẩm quyền để ngăn chặn và xử lý.

Thứ hai, Tổ chức KTNB phải đảm bảo sự độc lập khách quan đối với mọi bộ phận khác trong ngân hàng. Bộ phận KTNB phải đuợc tổ chức theo mô hình phù hợp, cho phép KTNB có những quyền hành nhất định để thực hiện kiểm toán mọi hoạt động, mọi đơn vị trong hệ thống một cách có hiệu quả và thực hiện báo cáo kết quả kiểm toán một cách khách quan nhất, không có sự thiên vị cũng nhu xung đột lợi ích. Để không mất đi tính độc lập cũng như bảo vệ đuợc sự khách quan, bộ phận KTNB bắt buộc phải trực thuộc sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo cao nhất trong ngân hàng không bị phụ thuộc hay chi phối bởi bất cứ cá nhân hay bộ phận đơn vị nào.

Thứ ba, Bộ máy KTNB phải được xây dựng và hoạt động phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động và mục đích yêu cầu quản lý của ngân hàng.Quy mô của ngân hàng, các đặc thù về tổ chức bộ máy quản lý, tính chất phức tạp của các nghiệp vụ ngân hàng là các nhân tố tác động đến mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của KTNB. Các yêu cầu quản lý sẽ xác định nội dung và phạm vi của KTNB

Thứ tư, KTNB phải đảm bảo tính hiệu quả trong công việc. KTNB có thể phát triển được hay không phụ thuộc vào tính kinh tế và hiệu quả mà hoạt động KTNB mang lại cho ngân hàng. Những lợi ích mà KTNB mang lại phải có giá trị nhiều hơn chi phí mà ngân hàng bỏ ra để xây dựng và phát triển bộ phận này.

3.1.3. Điền kiện cần thiết để hoàn thiện Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

3.1.3.1. Về phía Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo

Cần có sự quan tâm, yêu cầu rà soát, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ một cách thường xuyên, cập nhật các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, các yêu cầu theo quy định của NHNN trong đó đặc biệt phải xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động của KTNB từ đó đưa ra được quy định về khen thưởng và xử phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của KTV nội bộ.

Quyết liệt hơn nữa trong việc yêu cầu các chi nhánh thực hiện khuyến nghị, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

Tạo điều kiện thuận lợi như quyền tiếp cận, khai thác thông tin, tài liệu phương tiện, tài sản phục vụ cho công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng để KTNB hoàn thành nhiệm vụ được giao và chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban khác phối hợp tích cực với KTNB

tác với toàn hệ thống thì hoạt động kiểm toán sẽ đạt chất lượng cao hơn.

3.1.3.2. Về phía các phòng, ban đơn vị được kiểm toán

Để nhận được sự hỗ trợ, hợp tác tốt từ các đơn vị được kiểm toán, trước tiên KTNB cần phải thay đổi hình ảnh người cảnh sát truy tìm sai phạm vốn có từ trước tới nay. Thay vào đó KTNB hướng hoạt động của mình vào việc tư vấn cho các đơn vị một cách cụ thể, chi tiết, tận tình; từ đó cải thiện dần dần nhận thức của các đơn vị rằng KTNB hành động vì lợi ích chung của toàn ngân hàng nên cần tạo mọi điều kiện tốt để KTNB hoàn thành công việc của mình.

Các đơn vị được kiểm toán cần nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ để không che giấu các sai phạm; tạo mọi điều kiện để KTV nội bộ có thể tiếp cận với các dữ liệu, thông tin phục vụ cho kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng; trao đổi thẳng thắn không né tránh trước các vấn đề cần khắc phục và có ý thức thực hiện các khuyến nghị, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng.

3.2. Giải pháp hoàn thiện Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân

hàng Hợp tác xã Việt Nam

Với thực trạng KTNB hoạt động tín dụng tại NHHT còn nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên, yêu cầu cấp bách đặt ra đối với NHHT vào lúc này là phải có chiến lược để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp, quy trình thực hiện kiểm toán tín dụng. Để đạt được mục tiêu này, NHHT cần triển khai thực hiện một cách nghiêm túc các giải pháp sau:

3.2.1. Ban hành sổ tay kiểm toán nội bộ

Việc làm cấp thiết hiện nay mà bộ phận KTNB của NHHT cần thực hiện để hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ là xây dựng hoàn chỉnh và ban hành sổ tay kiểm toán nội bộ. Sổ tay kiểm toán nội bộ sẽ là công cụ hữu hiệu nhất

để KTV nội bộ thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng. Sổ tay kiểm toán nội bộ cần có các nội dung sau:

- Giới thiệu chung: giải thích từ ngữ, giới thiệu về sự cần thiết, mục đích và cấu trúc của sổ tay kiểm toán nội bộ cũng như phương pháp tra cứu thông tin

- Chính sách kiểm toán nội bộ: đề cập các nội dung của chính sách kiểm toán nội bộ về quan điểm, định hướng, giải pháp cũng như khuôn khổ hoạt động kiểm toán nội bộ được Hội đồng quản trị phê duyệt

- Cơ cấu tổ chức, điều hành và hoạt động của Kiểm toán nội bộ: đề cập các nội dung về cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành hoạt động cũng như mối quan hệ giữa bộ phận KTNB với các bên có liên quan

- Quy trình, thủ tục kiểm toán nội bộ: đề cập cụ thể nội dung về quy trình, thủ tục kiểm toán nội bộ chung nhằm hướng dẫn thực hiện chính sách KTNB về hồ sơ kiểm toán và các bước thực hiện trong quy trình. Tuy nhiên ở đây nên đề cập đến việc kiểm soát lại hồ sơ kiểm toán, thủ tục ít khi được tiến hành trong khi thực hiện KTNB. Đ ây là một thủ tục quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán nội bộ, cũng như quy trách nhiệm của KTV nội bộ trong việc sơ sót không thực hiện đầy đủ thủ tục KTNB

- Hướng dẫn kiểm toán nội bộ một số nghiệp vụ chính (bao gồm nghiệp vụ tín dụng): Đề cập đến quy trình chuẩn khi thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng đối với một chi nhánh, bên cạnh đó có thể xây dựng các mẫu biểu về hồ sơ, chứng từ và báo cáo kiểm toán để KTNB thống nhất kết quả làm việc.

3.2.2. Xây dựng hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

3.2.2.1. Xây dựng hoàn thiện phương pháp tiếp cận theo “định hướng rủi ro” áp dụng trong lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng cần áp dụng phương pháp định hướng rủi ro, trong đó xây dựng các nguyên tắc để

chọn mẫu hồ sơ tín dụng, tránh chọn mẫu theo kinh nghiệm cá nhân dẫn đến kiểm tra dàn trải, không cần thiết gây lãng phí chi phí và nguồn nhân lực. Các nguyên tắc có thể đặt ra: kiểm tra toàn bộ hồ sơ có du nợ lớn hơn 50% hạn mức phán quyết, kiểm tra toàn bộ các khoản nợ quá hạn, chọn ngẫu nhiên hồ sơ tín dụng của tất cả các sản phẩm tín dụng, kiểm tra toàn bộ hồ sơ của các khoản vay có tài sản đảm bảo rủi ro nhu hàng tồn kho, phuơng tiện vận tải,...

Hiện nay, Ban l ãnh đạo NHHT đã bắt đầu quan tâm và có sự chú trọng đến phuơng pháp định huớng rủi ro trong hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên thì cho đến thời điểm hiện tại vẫn chua xây dựng một cách khoa học và bài bản cho nên cần sớm xây dựng và đua vào áp dụng thang chấm điểm rủi ro cho hoạt động tín dụng tại các chi nhánh để áp dụng trong việc x y dựng kế hoạch kiểm toán năm cũng nhu kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng đợt kiểm toán

Đầu tiên, KTNB cần phải xác định, phân tích, đo luờng, đánh giá rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro tín dụng cho từng chi nhánh trong hệ thống. Hồ sơ rủi ro bao gồm các rủi ro tiềm tàng, các rủi ro kiểm soát, cũng nhu tác động có thể có của những rủi ro này tới hoạt động của ngân hàng và khả năng xảy ra của các rủi ro đó. Từ đó ph n loại các chi nhánh có mức rủi ro rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp.

Việc phân loại mức rủi ro nhu thế nào là cao, trung bình hay thấp cần có sự kết hợp với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng để xác định. Từ đó, dựa trên bộ hồ sơ rủi ro để chấm điểm rủi ro cho các chi nhánh rồi ph n loại vào các mức rủi ro hợp lý.

Sau khi tham khảo mô hình đánh giá rủi ro tại các NHTM học viên đề xuất một mô hình đánh giá rủi ro tín dụng cho các chi nhánh nhu sau. Mô hình xét đến 3 nhóm chỉ tiêu chính với trọng số của từng nhóm tuơng ứng:

- Nhóm chỉ tiêu về quy mô kinh doanh có trọng số 20%, gồm các chỉ tiêu Quy mô tổng tài sản, Tổng du nợ, Số lượng khách hàng, Dự nợ trên một cán bộ tín dụng

- Nhóm chỉ tiêu về rủi ro tín dụng có trọng số là 50%, gồm các chỉ tiêu Du nợ (không bao gồm dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm), Tỷ lệ dư nợ 10 khách hàng lớn nhất/Tổng dư nợ, Tỷ lệ dư nợ của sản phẩm có dư nợ lớn nhất/tổng dư nợ, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ lệ nợ quá hạn,...

- Nhóm chỉ tiêu về các thông số khác có tỷ trọng 30% bao gồm: Rủi ro từ biến động nhân sự, thiếu nhân sự; báo cáo rủi ro tín dụng từ kết quả đợt kiểm toán trước; tự đánh giá về rủi ro tín dụng, kết luận rủi ro tín dụng của cơ quan thanh tra, giám sát

Trong mỗi nhóm chỉ tiêu, các chỉ tiêu lại được đánh giá trọng số sao cho tổng trọng số của các chỉ tiêu trong mỗi nhóm chỉ tiêu là 100%. KTV nội bộ thực hiện các bước sau để chấm điểm rủi ro tín dụng của chi nhánh:

Bước 1: Thu thập thông tin đơn vị. Thông tin của đơn vị từ nhóm chỉ tiêu về quy mô kinh doanh được tổng hợp thông qua hệ thống các báo cáo của ngân hàng. Thông tin về các chỉ tiêu tín dụng, KTV nội bộ có thể truy xuất dữ liệu từ hệ thống minicore bao gồm sao kê tín dụng, tài sản đảm bảo, nợ xấu,...Thông tin khác có được thông qua dữ liệu đánh giá của các năm trước và bảng c âu hỏi khảo sát tự đánh giá rủi ro tín dụng của chi nhánh

Bước 2: Quy đổi điểm rủi ro. Dựa trên thông tin thu thập được, KTV nội bộ tổng hợp thông tin từ đó quy đổi điểm rủi ro dựa trên thang điểm được xây dựng, rà soát định kỳ 3 năm một lần. Mức điểm cho mỗi chỉ tiêu dựa trên thang điểm 5. Trong khi thực hiện đánh giá rủi ro cần lưu ý việc quy đổi điểm rủi ro phải đạt yêu cầu đồng bộ, thống nhất, các chỉ tiêu có mức rủi ro cao thì phải được chấm điểm cao hơn

Ví dụ hướng dẫn cho điểm một chỉ tiêu định lượng là tổng dư nợ có thể phân loại để chấm điểm như sau:

- Tổng dư nợ dưới 100 tỷ: 1 điểm

- Tổng dư nợ từ 100 tỷ đến dưới200tỷ: 2điểm

- Tổng dư nợ từ 200 tỷ đến dưới400tỷ: 3điểm

- Tổng dư nợ từ 400 tỷ đến dưới600tỷ: 4điểm

- Tổng dư nợ từ 600 tỷ trở lên: 5 điểm

Với chỉ tiêu Tỷ lệ dư nợ tín chấp/Tổng dư nợ tại chi nhánh ta có thể chấm điểm như sau:

- Từ 0% đến dưới 1%: 1 điểm - Từ 1% đến dưới 3%: 2 điểm - Từ 3% đến dưới 6%: 3 điểm - Từ 6% đến dưới 10%: 4 điểm - Trên 10%: 5 điểm

Ví dụ hướng dẫn chấm điểm cho một chỉ tiêu định tính như đánh giá mức rủi ro tín dụng của chi nhánh, c âu trả lời dưới dạng trắc nghiệm chọn phương án - Rất thấp: 1 điểm - Thấp: 2 điểm - Trung bình: 3 điểm - Cao: 4 điểm - Rất cao: 5 điểm

Bước 3: Tính điểm rủi ro và xếp hạng rủi ro. Sau khi đã xây dựng được các mốc quy đổi điểm rủi ro, dựa vào điểm rủi ro quy đổi được và trọng số của mỗi chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu, KTV nội bộ tính ra điểm rủi ro của chi nhánh. Điểm rủi ro của đơn vị tính ra sẽ được nhân với 20 để có tổng điểm 100. Từ đó có thể xếp hạng các đơn vị có rủi ro tín dụng từ cao xuống thấp.

Việc chấm điểm rủi ro bằng cách xây dựng thành hệ thống định lượng như trên sẽ tạo được sự nhất quán và khách quan trong đánh giá rủi ro, tương tự như việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu giúp cho KTNB xây dựng kế hoạch kiểm toán năm cũng như chương trình kiểm toán chi tiết cho các cuộc kiểm toán nọi bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

3.2.2.2. Tăng cường áp dụng thủ tục kiểm toán hệ thống và ứng dụng các phần mềm trợ giúp trong quá trình thực hiện kiểm toán

NHHT cần chú trọng hơn nữa trong việc áp dụng các thủ tục kiểm toán hệ thống, nhằm đánh giá và đưa ra các biện pháp để hoàn thiện hơn nữa HTKSNB đối với hoạt động tín dụng, đi vào cải tiến quy trình, hoàn thiện chốt kiểm soát thay vì chỉ tập trung kiểm tra tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng như hiện nay.

Để trở thành một ngân hàng hiện đại thì việc tiếp cận với các công nghệ mới trong KTNB sẽ mang lại sự chuyên nghiệp và hỗ trợ đắc lực cho KTV nội bộ trong việc lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá rủi ro, chọn mẫu kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán hay giám sát công việc của các KTV nội bộ. Các phần mềm hỗ trợ kiểm toán đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới là TeamMate, phần mềm Quản lý kiểm toán, phần mềm trợ giúp kiểm toán (CAATs),...Bộ phận KTNB có thể phối hợp với Trung tâm CNTT để xây dựng, thiết kế phần mềm phù hợp với hệ thống công nghệ thông tin của NHHT hoặc thuê tư vấn hay mua các phần mềm có sẵn.

3.2.2.3. Xây dựng tiêu chí yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán nội bộ

NHHT cần xây dựng những tiêu chuẩn yêu cầu chất lượng đối với báo cáo kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng

- Trong báo cáo kiểm toán, yêu cầu KTV nội bộ phải chỉ ra đuợc các nguyên nhân dẫn đến những sai phạm, những lỗ hổng yếu kém trong

Một phần của tài liệu 0696 kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w