Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngành gỗ

Một phần của tài liệu 0664 hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.3 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngành gỗ

Như đã nói ở phần phạm vi nghiên cứu, vì trong các hoạt động tín dụng hoạt động

chủ yếu là cho vay nên phạm vi nội dung tác giả nghiên cứu chính là hoạt động cho vay.

(i) Khái niệm

Phương thức phân loại hoạt động cho vay phổ biến nhất tại các NHTM là phân

loại theo đối tượng khách hàng, gồm cho vay khách hàng doanh nghiệp và cho vay khách hàng cá nhân. Theo đó, “Cho vay khách hàng doanh nghiệp là hình thức cho vay trong đó NHTM cho doanh nghiệp sử dụng một khoản tiền để dùng vào mục

Cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ tại ngân hàng thương mại được hiểu là việc NHTM thỏa thuận để cho các doanh nghiệp ngành gỗ sử dụng một khoản vốn trong một khoản thời gian nhất định theo nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.

Với tư cách là người cho vay: ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp ngành gỗ khi có nhu cầu về vốn bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Với vai trò này, ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn, tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội. Đây là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó luôn đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt đầy đủ và kịp thời.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời của khoản vay. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các quy định của NHNN và các ngân hàng thương mại.

(ii) Đặc điểm cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ

Xuất phát từ đặc trưng hoạt động của doanh nghiệp ngành gỗ, hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành gỗ cũng có những đặc trưng nhất định:

Thứ nhất, về đối tượng cho vay:

Đối tượng cho vay vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành gỗ là những chi phí trực tiếp liên quan và phục vụ cho doanh nghiệp thực hiện các đơn hàng và hợp đồng đầu ra, cụ thể như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu, vật tư phục vụ sản xuất chế biến gỗ: gỗ nguyên liệu,

sơn, hóa chất, dây đan, nệm, ốc, vít, đinh tán.. .và các chi phí nguyên vật liệu khác. - Chi phí thuê thiết bị máy móc, chi phí sửa chữa nhỏ thiết bị, công cụ phân

bổ vào thành phẩm. - Chi phí sản xuất chung.

- Chi phí nhân công: Lương Cán bộ nhân viên, công nhân sản xuất trực tiếp, gián tiếp, nhân công thuê theo mùa vụ và các chi phí nhân công khác.

đầu tư hình thành nên nhà xưởng, mua dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị... Thứ hai, thời gian cho vay vốn lưu động dựa trên chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc thù các hợp đồng đầu ra xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ thường là các hợp đồng kỳ hạn dài, thường trên 6 tháng đến dưới 1 năm nên các công ty sản xuất, chế biến gỗ phải vay vốn để mua nguyên liệu trong thời gian khá dài, lên kế hoạch sản xuất kinh doanh gối đầu theo các đơn hàng. Chính vì vậy, thời gian cho vay vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành gỗ thông thường từ 6- 8 tháng.

Thứ ba, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp ngành gỗ phần lớn gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu. Dan đến hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành gỗ tại NHTM cũng phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối, tài trợ thương mại, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Thứ tư, khi cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiến độ thực hiện các đơn hàng, hàng tồn kho đang ở mức độ nào, thanh toán có đúng theo quy định trong hợp đồng mua bán hay không để từ đó phát hiện ra những khó khăn vướng mắc và có biện pháp ứng xử kịp thời. Chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ phụ thuộc rất lớn vào năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng quản lý, phương thức, khả năng thanh toán của đối tác đầu ra.

(iii) Các hình thức cho vay doanh nghiệp ngành gỗ của NHTM

Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ tại NHTM có nhiều hình thức đa dạng. Tùy thuộc vào tiêu thức phân loại mà có thể chia ra các hình thức cho vay khác nhau, cụ thể như sau:

> Căn cứ vào thời hạn cho vay

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng vì liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của hoạt động tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng:

- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng. Cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu

cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các khách hàng vay vốn để chi trả các yếu tố đầu vào như: mua nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa, trả công lao động, chi trả các chi phí cho quá trình cung ứng sản phẩm ra thị trường (chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm, chi phí kho bãi,...), chi phí vận hành nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp...

- Cho vay trung dài hạn:

+ Cho vay trung hạn đối với doanh nghiệp ngành gỗ: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng nhằm mục đích tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị như máy cắt chi tiết, máy tiện, máy bào, máy chà nhám, máy khoan,...

+ Cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp ngành gỗ: Từ trên 60 tháng trở lên nhằm mục đích tài trợ cho các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, kho bãi, lò sấy, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống tản nhiệt, hút bụi, văn phòng làm việc,... có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu.

> Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp ngành gỗ

- Cho vay vốn lưu động: Là hình thức cho vay để tài trợ cho tài sản lưu động của các doanh nghiệp ngành gỗ như chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh

doanh, chi phí nhân công, chi phí vận hành nhà xưởng,...

- Cho vay vốn cố định: Là hình thức cho vay để tài trợ cho tài sản cố định của các doanh nghiệp ngành gỗ như phương tiện vận tải, mua sắm máy móc thiết

bị, xây dựng văn phòng, nhà xưởng, kho,... > Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay

- Cho vay không có bảo đảm (cho vay tín chấp): Là loại hình cho vay mà ngân hàng cho vay chủ yếu dựa vào uy tín của doanh nghiệp ngành gỗ,

không đòi

hỏi phải có tài sản bảo đảm.

(i) Chỉ tiêu định lượng

> Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành gỗ:

Đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành gỗ, tăng trưởng dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh thực tế nhất sự tăng trưởng tín dụng. Dư nợ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành gỗ qua các năm càng lớn thì quy mô cho vay các doanh nghiệp ngành gỗ càng lớn. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp ngành gỗ qua các năm tăng thì tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ đã được mở rộng. Dư nợ cho vay trong kì phản ánh số lượng vốn mà ngân hàng đã cho vay trong kì. Dư nợ cho vay trong kì tăng lên/giảm đi so với kì trước phản ánh quy mô và xu hướng cho vay ngành gỗ của ngân hàng mở rộng hay thu hẹp. Chỉ tiêu trên được đo lường như sau:

Mức tăng dư nợ cho vay DNNG = Dư nợ DNNG năm (n) - Dư nợ DNNG năm (n-1)

- Để phản ánh mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay, ngân hàng còn sử dụng chỉ số tương đối là mức tăng trưởng của năm sau so với năm trước.

Dư nợ cho vay DNNG năm (n)-Dư nợ cho vay DNNG năm (n-1)

Mức độ tăng trưởng (%)=s, y ---:--- ---—ɪ-ɪ—Z—7—TT---V 100% Dư nợ cho vay DNNG năm (n-1)

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết mức độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNG năm (t) tăng, giảm so với năm (t-1) bao nhiêu lần.

Tỷ lệ dư nợ cho vay DNNG trong tổng dư nợ toàn chi nhánh: _ _ , ___„ ʌ Dư nợ cho vay DNNG

Tỷ lệ dư nợ cho vay DNNG ( %) —---7---——— --- V 10 0 % Tông dư nợ toàn chi nhánh

Chỉ tiêu này cho biết mức độ dư nợ cho vay DNNG trong tổng dư nợ toàn chi nhánh. Tỷ lệ này càng cao cho thấy cho vay DNNG càng quan trọng.

> Cơ cấu dư nợ cho vay DNNG theo loại sản phẩm _ _ . _____ ʌ ' Dư nợ cho vay DNNG loại i

Tỷ lệ dư nợ cho vay DNNG loại i (%>)=_,— ---—777-7 V 100 % ông dư nợ cho vay DNNG

Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng sản phẩm, thời hạn,... mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp ngành gỗ.

> Số lượng khách hàng doanh nghiệp ngành gỗ:

Sự gia tăng số lượng khách hàng là tiền đề để ngân hàng tăng trưởng quy mô hoạt động. Ngày càng nhiều khách hàng quan hệ giao dịch với ngân hàng sẽ giúp ngân hàng tăng trưởng doanh số cấp tín dụng, qua đó tăng trưởng lợi nhuận.

Tăng trưởng số lượng DNNG = Số lượng DNNG năm n - Số lượng DNNG năm (n-1)

> Lợi nhuận từ cho vay khách hàng doanh nghiệp ngành gỗ:

Tăng trưởng lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngành gỗ là chỉ tiêu đo lường tính hiệu quả sự phát triển hoạt động cho vay. Khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay, lợi nhuận mang lại cho ngân hàng là từ việc thu lãi cho vay sau khi đã trừ đi chi phí. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngành gỗ ngày càng lớn chứng tỏ quy mô cấp tín dụng đối với lĩnh vực này ngày càng lớn. Chỉ tiêu này được đo lường như sau:

- Tăng trưởng lợi nhuận tuyệt đối:

Mức tăng trưởng lợi nhuận = lợi nhuận năm (n) - lợi nhuận năm (n-1)

- Tăng trưởng lợi nhuận tương đối:

Lợi nhuận năm (n) -Lợi nhuận năm (n-1)

Mức độ tăng trưởng lợi nhuận (%)= —--- -—-—:'---X 100% Lợi nhuận năm (n-1)

Ngoài ra, người ta còn đánh giá mức độ tăng trưởng lợi nhuận thông qua tỷ trọng lợi nhuận cho vay các doanh nghiệp ngành gỗ trong tổng lợi nhuận thu được của ngân hàng và được tính bằng công thức:

Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ (%) Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ IQQO/

Tổng lợi nhuận toàn chi nhánh

Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng đóng góp của hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngành gỗ vào cơ cấu của tổng lợi nhuận của toàn chi nhánh là nhiều hay ít. Chỉ tiêu này cao cho thấy hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngành gỗ mang lại hiệu quả, đóng góp vào lợi nhuận chung của toàn chi nhánh.

Nợ quá hạn là chỉ số đo lường chất lượng và hiệu quả tín dụng nói chung, cho vay nói riêng của các NHTM, nếu chỉ số này thấp thể hiện chất lượng hiệu quả của NHTM đó cao, rủi ro tín dụng hay cho vay thấp và ngược lại. Chỉ số này được tính toán như sau:

_ „ ,, . , ʌ , ` Tong dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)=---— X 100 % Tổng dư nợ

Ve chỉ tiêu tổng dư nợ quá hạn hiện nay theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 “về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/0/2013” thì việc phân loại nợ để xác định chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng sẽ bao gồm:

+ Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

+ Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

+ Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; + Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; + Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày.

Trong đó nợ quá hạn là các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Chỉ tiêu này được các NHTM Việt Nam sử dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chỉ tiêu nợ quá hạn có một số hạn chế đó là chưa phản ánh đúng chất luợng nợ vì: việc phân loại nợ như trên dựa chủ yếu vào tuổi nợ, trong khi đó chất lượng nợ có thể được phản ánh sớm hơn tuổi nợ. Hiện nay người ta thường sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đánh giá chất lượng nợ cũng như hiệu quả của khoản vay.

- Nợ xấu: nợ xấu tính theo quy định tại thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 “về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/0/2013” là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Chỉ tiêu này được tính như sau:

; ʌ,' Tổng dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%)=—' ð '---x 1OO % Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Neu chỉ tiêu này cao nghĩa là hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đang có rủi ro cao và ngược lại.

(ii) Chỉ tiêu định tính

> Cho vay theo đúng quy trình

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho vay đối với khách hàng. Quy trình cho vay thể hiện các công việc theo một trình tự nhất định kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt hoạt động cho vay. Mỗi một giai đoạn của quy trình đóng góp với việc tối đa hóa chất lượng tín dụng, tối đa hóa lợi nhuận từ tín dụng, kiểm soát rủi ro để tối thiểu hóa tổn thất và tạo được vị trí trong môi trường cạnh tranh và có nhiều sự thay đổi. Việc thực hiện đúng quy trình cho vay sẽ giúp gia tăng tính an toàn của khoản vay, vì vậy thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành gỗ của ngân hàng.

Tiêu chí này có thể đánh giá thông qua mức độ chấp hành đúng quy trình cho vay khách hàng là doanh nghiệp ngành gỗ, số trường hợp phát hiện cán bộ ngân hàng không tuân thủ đúng quy trình, thiếu các bước hoặc thực hiện thiếu nội dung của từng bước.

Một quy trình cơ bản của hoạt động cho vay tại VietinBank gồm các bước như sau:

+ Bước 1: Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. + Bước 2: Thẩm định tín dụng và đề xuất tín dụng.

+ Bước 3: Quyết định tín dụng.

Một phần của tài liệu 0664 hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 25)