Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Một phần của tài liệu 0664 hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 101 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Từ thực tiễn hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngành gỗ trên địa bàn, Chi nhánh cần nhìn nhận lại và đặt ra chính sách riêng nhằm thu hút và mở rộng thị phần tín dụng đối với các DNNG.

Chi nhánh cần chủ động tìm kiếm khách hàng mới có năng lực tài chính tốt, phương án, dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để đầu tư cho vay. Chi nhánh tăng cường tiếp cận, đón các nhà đầu tư, chủ dự án là các doanh nghiệp ngành gỗ tại các khu/cụm công nghiệp như Phú Tài, Long Mỹ (Tp. Quy Nhơn), Canh Vinh (huyện Vân Canh), Nhơn Hòa (huyện An Nhơn), Hòa Hội (huyện Phù Cát), Bình Dương (huyện Phù Mỹ), Bồng Sơn (Thị xã Hoài Nhơn)...Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Căn cứ vào định hướng tín dụng của TSC ban hành theo từng năm, Chi nhánh đã đưa ra các tiêu chí lựa chọn nhóm khách hàng doanh nghiệp ngành gỗ mục tiêu. Theo đó, ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, có khả năng tự chủ về vốn, có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Các doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp. Ưu tiên các doanh nghiệp có đầu ra ổn định, truyền thống, sử dụng công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý kiểm định theo tiêu chuẩn; tham gia vào thị trường với nhiều nhóm mặt hàng, có khả năng tham gia nhiều thị trường.

Chi nhánh tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với các khách hàng tốt hiện hữu, đẩy mạnh cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất phục vụ phát triển nông

nghiệp nông thôn, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, hỗ trợ chi phí sản xuất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ xuất khẩu và các chương trình khác của Chính phủ, NHNN để tạo tiềm lực tài chính sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành gỗ và nâng cao vị thế, mở rộng thị phần của VietinBank CN KCN Phú Tài.

Tương ứng với từng nhóm khách hàng DNNG trên cơ sở phù hợp với đặc điểm hoạt động của mỗi nhóm, Chi nhánh cần nghiên cứu và áp dụng cơ chế ưu đãi lãi suất khác nhau, đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN và NHCT VN. Đề xuất chính sách ưu đãi lãi suất cho vay, ưu đãi tỷ giá và phí hoạt động tài trợ thương mại đối với nhóm khách hàng xuất khẩu nếu khách hàng đạt tỷ suất sinh lời ngoài lãi vay trên 2%. Đối với các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong nước, không có hoạt động xuất khẩu, nghiên cứu chính sách ưu đãi lãi suất cho vay nếu khách hàng sử dụng thêm tối thiểu 3 trong số các sản phẩm sau: tiền gửi có kỳ hạn, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý dòng tiền, chi lương, dịch vụ thu hộ/chi hộ, thẻ tín dụng, bảo hiểm của công ty bảo hiểm thuộc NHCT, POS.

Hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành gỗ là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. TSBĐ được xem là “chiếc phao” cuối cùng để NHTM xử lý thu hồi các khoản nợ quá hạn. Chính vì vậy Chi nhánh cần quy định tỷ lệ phần trăm cho vay có bảo đảm, tỷ trọng từng danh mục TSBĐ trong tổng thể các biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể đa dạng hóa danh mục TSBĐ. Đối với các doanh nghiệp truyền thống quan trọng có thể cho phép tỷ lệ TSBĐ là máy móc thiết bị hay hàng hóa cao hơn các DNNG thông thường khác nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quá trình quản lý, kiểm tra giám sát TSBĐ được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm ngặt.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, VietinBank CN KCN Phú Tài luôn đồng hành sát cánh cùng khách hàng, tích cực triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ, miễn/giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong

Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021. Chi nhánh cần xem xét áp dụng đúng đối tượng khách hàng được hưởng chính sách hỗ trợ trên cơ sơ đánh giá tổng hòa lợi ích khách hàng và NHCT, tránh trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi, giấu những khoản nợ có vấn đề.

3.2.2 Cung cấp giải pháp tài chính toàn diện

CBQHKH cần lên kế hoạch bán hàng theo từng tuần/tháng/quý không chỉ tăng cơ hội mở rộng thị phần tín dụng, danh mục khách hàng mà còn nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Kết hợp tăng cường tư vấn, bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác bên cạnh sản phẩm cho vay KH DNNG như dịch vụ quản lý tài khoản, quản lý khoản phải trả, quản lý khoản phải thu, tài trợ thương mại.. .đáp ứng tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng; cung cấp giải pháp tài chính một cách toàn diện để mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng, gia tăng số lượng khách hàng sử dụng đa sản phẩm, tăng thêm thu nhập từ phí dịch vụ.

Tư vấn, hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các điều kiện tham gia chương trình khuyến mãi, chính sách ưu đãi lãi suất. CBQHKH cũng cần thường xuyên cập nhật, tham dự các khóa đào tạo triển khai sản phẩm, chương trình khuyến mãi để có thể tư vấn tất cả giá trị mà dịch vụ tài chính đó mang lại cho khách hàng, làm nổi bật tính năng, tiện ích khác biệt của sản phẩm để khách hàng trải nghiệm và sử dụng một cách thông thạo, đáp ứng toàn diện cho nhu cầu về tài chính của khách hàng.

Một phần của tài liệu 0664 hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w