Chú trọng khâu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay

Một phần của tài liệu 0664 hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Chú trọng khâu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay

Để kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, Chi nhánh cần quan tâm chú trọng khâu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay, kịp thời chấn chỉnh các lỗi nghiệp vụ phát sinh qua quá trình kiểm tra giám sát nội bộ.

Nội dung kiểm tra, kiểm soát sau khi giải ngân vốn vay cần lưu ý việc theo dõi lượng hàng hóa nhập kho và đưa vào sản xuất, thành phẩm, kiểm soát dòng tiền của KH về NHCT theo cam kết. Thu thập và có bằng chứng về thông tin mà khách

hàng cung cấp. Rà soát lại toàn bộ dư nợ của DNNG để xác định đúng chất lượng tín dụng, rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh, từ đó đề xuất biện pháp ứng xử phù hợp khi có vấn đề xảy ra. Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn sau khi đã được thông báo, đôn đốc thì Chi nhánh có thể thay đổi các chính sách đang áp dụng như: ngừng ưu đãi lãi suất, ngừng cho vay mới, yêu cầu bổ sung thêm TSĐB,..Khi có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy DN sử dụng tiền vay không đúng mục đích vay vốn thì tiến hành thu hồi nợ vay.

Đối với các KH quan hệ tín dụng với nhiều TCTD, Chi nhánh phải thường xuyên vấn tin CIC TSBĐ, hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến để nắm bắt kịp thời xu hướng nhận TSBĐ tại các TCTD khác, tránh trường hợp các TCTD khác gia tăng tỷ trọng có bảo đảm bằng bất động sản, tài sản thanh khoản cao trong khi tỷ lệ cấp tín dụng có bảo đảm của KH tại NHCT thấp hoặc dư nợ được bảo đảm chủ yếu bằng hàng hóa.

Đối với tài sản bảo đảm là nhà xưởng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, CBTD cần theo dõi, đánh giá lại tài sản định kỳ 6 tháng/lần hoặc tối đa 12 tháng/lần trên cơ sở chất lượng còn lại, hiệu quả sử dụng tài sản, khấu hao tài sản.

Đối với quy định về kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm, CBTD đặc biệt quan

tâm đến tài sản bảo đảm là hàng hóa. Theo định kỳ CBTD phải đánh giá, định giá lại TSBĐ theo quy định hiện hành để kịp thời điều chỉnh hoặc bổ sung TSBĐ cho nghĩa vụ

nợ của KH tại NHCT; yêu cầu KH mua bảo hiểm đầy đủ cho kho hàng và chuyển toàn

bộ quyền thụ hưởng đầu tiên cho NHCT; tuân thủ công tác kiểm tra hoặc thuê đơn vị uy

tín độc lập kiểm tra thực tế kho hàng để đánh giá tình hình luân chuyển hàng thực tế của

KH (thực hiện theo nguyên tắc nhập trước xuất trước, hàng tồn kho được bảo quản tốt,

chức. Mọi khâu trong quy trình tác nghiệp đều phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên làm công tác chuyên môn. Đối với lực lượng cán bộ tín dụng, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc cần phải hội tụ đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến hoạt động tín dụng.

Về kiến thức nghiệp vụ, Chi nhánh cần thường xuyên cập nhật cho đội ngũ CBQHKH doanh nghiệp những thay đổi trong cơ chế tín dụng, quy trình tín dụng, các sản phẩm dịch vụ mới triển khai, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các trường hợp cụ thể thực tế tại Chi nhánh từ đó nâng cao hiểu biết, tích lũy thêm bài học kinh nghiệm khi thực hiện công tác cho vay khách hàng doanh nghiệp ngành gỗ. Chi nhánh có thể thành lập tổ/nhóm đầu mối chuyên môn của từng lĩnh vực/ngành hàng để phối hợp hỗ trợ những cán bộ khác khi có vướng mắc về quy định, thủ tục trong quá trình tác nghiệp.

Thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng những năm qua cho thấy rằng, bên cạnh kiến thức chuyên môn CBTD còn phải tăng cường học hỏi, tác nghiệp nhiều để hình thành và hoàn thiện các kỹ năng mềm phục vụ cho công việc. Đó là các kỹ năng về marketing giới thiệu sản phẩm, kỹ năng bán hàng và cung cấp dịch vụ, kỹ năng đàm phán, kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng phân tích tổng hợp và ra quyết định. Đặc biệt kỹ năng về sự thấu hiểu khách hàng cũng rất quan trọng nhằm mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng. Chi nhánh có thể tổ chức hoặc đăng ký cho đội ngũ CBQHKH tham dự các khóa đào tạo về kỹ năng có thực hành trực tiếp để giúp cán bộ hình thành nên phong thái tự tin khi tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, nhiều tính cách khác nhau, đúc kết kinh nghiệm trong quá trình quan hệ khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh nên bố trí lãnh đạo phòng hoặc những nhân viên có thâm niên kèm cặp 1-1, giúp đỡ, chia sẻ cho cán bộ mới, từ đó dần dần hoàn thiện thêm các kỹ năng chuyên môn, nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của khách hàng kịp thời để phục vụ tốt hơn và được đánh giá cao hơn.

Ngoài ra Chi nhánh cũng nên đưa ra các chương trình thi đua trong nội bộ VietinBank để khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đề xuất định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng/lần mở các cuộc bình chọn nhân

viên xuất sắc hoặc trao giải “nhân viên tận tâm” cho cán bộ nhận được đánh giá cao nhất của khách hàng bên ngoài và CBNV chi nhánh. Các cuộc bình chọn có thể được thực hiện trên mạng internet hoặc bằng các phiếu khảo sát.

3.2.4 Quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng sau giao dịch

Để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất sản phẩm dịch vụ của NHCT thì Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến công tác chăm sóc khách hàng sau giao dịch. Mỗi CBTD cần sắp xếp thời gian công việc, có kế hoạch cụ thể thường xuyên quan tâm, thăm hỏi tình hình kinh doanh của khách hàng, nắm bắt kịp thời các nhu cầu phát sinh của KH để tư vấn, hỗ trợ KH. Thông qua các cuộc trò chuyện, trao đổi, CBTD hiểu hơn về tính cách đặc điểm của KH, từ đó điều chỉnh cách thức tương tác cho phù hợp.

Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng/lần lấy ý kiến phản hồi của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Chi nhánh bằng các phiếu khảo sát. Có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào các cuộc khảo sát để tiết kiệm thời gian. Chẳng hạn như thiết kế bảng câu hỏi trên Google, khách hàng vào giao dịch sẽ dành chút ít thời gian tham gia khảo sát, sau đó hệ thống sẽ tự động tổng hợp, phân tích kết quả, đưa ra kiến nghị đề xuất cho Chi nhánh để hoàn thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình hơn nữa.

Chi nhánh cũng cần tính toán, phân bổ chi phí hoạt động cho thích hợp với tình hình thực tế đối với các khoản chi mua vật phẩm, quà tặng nhằm tri ân khách hàng, tăng cường mối quan hệ, hợp tác bền chặt.

3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng cáo

Ngoài các kênh marketing thông thường như quảng cáo trên băng rôn, catalogue, truyền hình.. .thì Chi nhánh có thể cân nhắc lựa chọn hình thức truyền thông, quảng cáo thông qua các buổi hội thảo do Chi nhánh tổ chức hoặc hội thảo của Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định.nhằm truyền thông về VietinBank CN KCN Phú Tài. Trực tiếp tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục vay vốn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng để tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp của đội ngũ CBTD Chi nhánh.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần nghiên cứu thêm về xu hướng marketing hiện đại, áp dụng vào thực tế để quảng bá rộng rãi hình ảnh VietinBank, giúp Chi nhánh mở rộng thị phần tín dụng. Đề xuất xây dựng trang mạng xã hội riêng của Chi nhánh trên các nền tảng phổ biến hiện nay như Facebook, /alo.. .để tăng sự tương tác với khách hàng, tiếp nhận và xử lý yêu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.2.6 Hoàn thiện và đổi mới cơ sở vật chất

Định kỳ, Chi nhánh nên thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng tài sản tại các phòng giao dịch, trụ sở chi nhánh nhằm phát hiện, thay thế kịp thời các tài sản hỏng hóc. Tân trang, thiết kế lại văn phòng làm việc theo hướng tiện nghi, hiện đại để mang lại sự thoải mái và an tâm cho khách hàng khi đến giao dịch.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Hoàn thiện quy trình cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại các chi nhánh cho vay đối tượng khách hàng này nhằm giảm

tối đa thời gian xét duyệt khoản vay cũng như thời gian tác nghiệp trên hệ thống

máy tính, giúp CBQHKH có nhiều thời gian hơn cho công tác chăm sóc,

tương tác

với khách hàng. Phía doanh nghiệp sẽ cảm thấy sự nhanh chóng và chuyên nghiệp

của VietinBank.

- Hoàn thiện và thống nhất các mẫu biểu liên quan đến hoạt động cho vay, đảm bảo nguyên tắc tối đa hóa quyền, lợi ích của NHCT đồng thời tích hợp

đầy đủ

thông tin chính, đơn giản, dễ hiểu để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng, không

mất nhiều thời gian cũng như giảm được chi phí in ấn cho Chi nhánh.

- Xây dựng các chương trình ứng dụng trên hệ thống thông tin quản lý đầy đủ các thông tin về ngành nghề, lĩnh vực, các chỉ số liên quan đến doanh

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- NHNN nên phối hợp cùng các bộ, ban, ngành kinh tế nghiên cứu xây dựng một hệ thống thông tin quản trị liên ngành kết nối trực tiếp với nhau để minh bạch

thông tin của doanh nghiệp, từ đó các NHTM hay cơ quan thuế có thể khai

thác và

sử dụng thông tin một cách hiệu quả, có sự đảm bảo về pháp lý.

- NHNN nên tổ chức các hội nghị thường niên liên ngân hàng nhằm chia sẻ, rút kinh nghiệm và tăng cường sự hiểu biết, hợp tác lẫn nhau giữa hệ thống các

ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động cho vay ngành gỗ.

- Tùy từng thời kỳ và chính sách kinh tế của Chính phủ, NHNN cần nghiên cứu ban hành các văn bản nhằm định hướng hoạt động cho vay của NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Nội dung chương 3 gồm ba nội dung chính là định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay doanh nghiệp ngành gỗ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài nói riêng; Các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại chi nhánh và đề xuất kiến nghị đối với Hội sở chính NHCT và Ngân hàng nhà nước.

Từ những nguyên nhân chủ quan được nêu ở chương 2, tác giả đã có những đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài. Đối với những nguyên nhân khách quan, tác giả cũng đã đề xuất kiến nghị đến Hội sở chính NHCT Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước nhằm góp phần củng cố, hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp ngành gỗ tại các ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN

Cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ tại ngân hàng thương mại được hiểu là việc NHTM thỏa thuận để cho các DN ngành gỗ sử dụng một khoản vốn theo nguyên tắc hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật. Khác với các doanh nghiệp vay vốn khác, hoạt động cho vay DNNG của NHTM có những đặc trưng nhất định. Điều này đòi hỏi trong cho vay DNNG các hoạt động của NHTM cũng phải có sự điều chỉnh phù hợp để phát triển, mở rộng hoạt động này.

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ của ngân hàng thương mại như khái niệm, đặc điểm, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng.

Trên cơ sở lý luận, cùng với tài liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tác giả đã đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ của VietinBank chi nhánh KCN Phú Tài. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ tại VietinBank chi nhánh KCN Phú Tài vẫn còn những tồn tại. Mặc dù nằm trên địa bàn thuận lợi nhờ sự phát triển ngành gỗ nhưng do tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực cho vay trên địa bàn cũng như ngành gỗ chịu ảnh hưởng do tác động của dịch bệnh Covid-19 vào năm 2020 nên dư nợ cho vay doanh nghiệp ngành gỗ của Chi nhánh các năm qua đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên tỷ lệ lãi cận biên trong cho vay các doanh nghiệp ngành gỗ là hết sức khả quan, luôn cao hơn tỷ lệ chung của chi nhánh, lợi nhuận mang lại cao...

Mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp ngành gỗ không chỉ giúp đỡ cho các doanh nghiệp phát triển, cho nền kinh tế phát triển mà nó cũng mang lại những lợi ích to lớn cho chính Ngân hàng phục vụ.

Luận văn cũng đã kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngành gỗ của VietinBank chi nhánh KCN Phú Tài trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018, 2019, 2020 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN KCN Phú Tài.

2. Giáo trình Ngân hàng thương mại. PSG - TS Phan Thị Thu Hà. Nhà xuất bản thống kê, năm 2012.

3. Huỳnh Thị Xuân Thảo (2017) “Một số giải pháp nâng cao chất lượng

dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP

Công thương Chi nhánh Bình Phước” Luận văn Trường Đại học Kinh tế

Tp.Hồ Chí Minh.

4. Lê Thành Trung (2019) “Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi

nhánh Hoàn Kiếm” Luận văn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc

gia Hà

Nội.

5. Ngân hàng thương mại. Chủ biên: PGS.TS. Phan Thị Thu Hà. NXB Đại học Kinh tế quốc dân - 2013.

6. Nguyễn Ngọc Huyền và ctv, (2012), Giáo trình Quản lý học, NXB đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Hùng (2004), Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ NHTM, Nxb Thống kê, Hà Nội. 9. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Tài chính, Hà Nội

10.Ngân hàng nhà nước (2016), Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước.

1. Rất không hài lòng

2. Không hài lòng 3. Bình thường 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

(i) Phương tiện hữu hình

Hệ thống các điểm giao dịch của Chi nhánh thuận tiện, rộng khắp

Không gian giao dịch (quầy giao dịch, wifi, khu ngồi chờ,...)

Trang phục của nhân viên ngân hàng

Kênh phân phối của ngân hàng (trực tiếp tại điểm giao dịch, trực tuyến)

(ii) Độ tin cậy

Ngân hàng luôn thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận

Cam kết bảo mật thông tin khách hàng

13.Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

14.Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị NHTM, Nxb Lao Động, Thành phố Hồ Chí Minh.

15.Trương Quang Thông (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

16.Lassar và các cộng sự, (2000). Service Quality Perspectives and Satisfaction In Private Banking, International Journal of Bank

Marketing, 14

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG

(CIF:...)

Kính chào Quý khách hàng!

Tôi tên là: Đoàn Thị Mỹ Duyên, công tác tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài.

Tôi đang nghiên cứu đề tài: “Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngành gỗ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh KCN Phú Tài” để làm luận văn thạc sĩ. Tôi muốn khảo sát thông tin để đánh giá chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu 0664 hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành gỗ tại NH TMCP công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp phú tài (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w