- Sn(OH)4 có tính chất tương đối đặc biệt, kết tủa keo Sn(OH)4↓ mới hình thành còn gọi là axit α stanic dễ tan trong axit và trong kiềm dư:
6.2. Các phản ứng đặc trưng của ion Cu2+
Phản ứng với thuốc thử nhóm:
Amôniac tạo được với dung dịch ion Cu2+ kết tủa muối bazơ màu xanh lục nhạt, dễ tan trong thuốc thử dư. Lúc này dung dịch có màu xanh lam đậm do tạo thành ion phức [Cu(NH3)4]2+:
2CuSO4 + 2NH4OH → Cu2(OH)2SO4↓ + 2NH4 + Cu2(OH)2SO4↓ + 2NH4 + + 6NH3 → 2[Cu(NH3)4]2+ + SO4 2- + 2H2O Phản ứng với kiềm:
Các dung dịch kiềm tác dụng với ion Cu2+ khi nguội cho kết tủa xanh lục, dễ tan trong axit loãng, trong NH3 và tan một phần trong các dung dịch kiềm đặc tạo thành cuprit màu xanh xám, dễ bị phá hủy khi pha loãng:
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓
Cu(OH)2↓ + 2OH- CuO2 2-
+ 2H2O
Khi đun nóng lâu, hidroxit đồng mất nước, tạo thành oxit đồng CuO màu đen:
Cu(OH)2 → CuO + H2O
Phản ứng với H2S hay (NH4)2S:
H2S tác dụng với Cu2+ tạo thành kết tủa đồng sunfua CuS màu đen từ các dung dịch axit của muối đồng. CuS không tan trong H2SO4 , HCl đặc nhưng tan trong HNO3:
3CuS + 8HNO3 → Cu(NO3)2 + 3S + 2NO + 4H2O
Phản ứng với dung dịch kali feroxianua K4[Fe(CN)6]:
Kali feroxianua tạo được kết tủa Cu2[Fe(CN)6] màu đỏ gạch từ các dung dịch trung tính hoặc axit yếu. Đây là phản ứng khá đặc trưng để nhận biết đồng, muối này không tan trong axit loãng nhưng bị kiềm phân hủy thành đồng hidroxit màu xanh hoặc tan trong amôniac do tạo phức amôniacat:
Cu2[Fe(CN)6] + 2OH- → Cu(OH)2↓ + [Fe(CN)6]4- Cu2[Fe(CN)6] + 8NH3 → 2[Cu(NH3)4]2+ + [Fe(CN)6]4-
Phản ứng với thiosunfat:
Trong môi trường axit, khi đun sôi, thiosunfat tác dụng với Cu2+ tạo thành kết tủa đồng sunfua Cu2S màu đen:
2Cu2+ + 2S2O3 2- + 2H2O → Cu2S↓ + S↓ + 2SO4 2- + 4H+ Phản ứng với iodua kali:
KI tác dụng với Cu2+ tạo thành kết tủa đồng(I) iodua màu trắng: 2Cu2+ + 4I- → 2CuI↓ + I2
Phản ứng này thường được sử dụng để định lượng đồng theo phương pháp chuẩn độ iod-thiosunfat.