Một số phản ứng đặc trưng của ion Cr3+

Một phần của tài liệu Bài Giảng Hóa Phân tích - Phần 2 pdf (Trang 25 - 27)

Thêm từ từ từng giọt dung dịch kiềm loãng vào dung dịch chứa ion Cr3+, kết tủa vô định hình dạng keo hidroxit Al(OH)3 màu lục xám được hình thành:

Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓

Cũng tương tự nhôm hidroxyt, tính axit và tính bazơ của hidroxit crôm đều yếu, Cr(OH)3 ≡ H3CrO3 ≡ HCrO2. H2O, trong môi trường axit:

Cr(OH)3 + 3H+ → Cr3+ + 3H2O Còn trong môi trường kiềm:

Cr(OH)3 + OH- → CrO2 -

+ 2H2O

Ion crômit có một số tính chất đặc biệt mà khi phân tích ta cần lưu ý: - ion crômit rất dễ phản ứng với nước, nhất là khi đun nóng:

CrO2 -

+ H2O Cr(OH)3↓ + OH-

Cr(OH)3 sinh ra trong phản ứng này thì lại không tan trong kiềm dư được. - ion crômit kết hợp với các ion Mn2+, Fe3+, Mg2+, Zn2+… tạo thành những kết tủa khó tan nên không thể tách hoàn toàn nhóm III khỏi nhóm IV. Mặt khác, nếu có mặt Fe3+ không thể dùng kiềm dư để tách nhóm III để tách nhóm III vì trong điều kiện này sẽ hình thành Fe(OH)3 và Cr(OH)3 sẽ cộng kết cùng với Fe(OH)3 , khi đó sẽ không bị tan trong kiềm dư nữa. Chính vì vậy, để tách hoàn toàn nhóm III khỏi các nhóm sau, ta dùng hỗn hợp NaOH và H2O2 để chuyển crôm về dạng ion crômat tan.

Phn ng vi Na2HPO4

Phản ứng của Cr3+ với các dung dịch thuốc thử này cho kết tủa muối phootphat dạng keo, màu lục, khó tan:

CrCl3 + 3Na2HPO4 → CrPO4↓ + 3NaCl + NaH2PO4

Kết tủa này tan trong kiềm dư và trong các axit vô cơ và cả trong axit axetic.

Phn ng vi H2S và Na2CO3, K2CO3 : cũng tương tự như của ion nhôm Phn ng đặc trưng riêng bit để tìm ion crôm

Phản ứng đặc trưng nhất để tìm crôm chính là phản ứng oxihóa Cr3+ thành thành CrO4

2-

màu vàng hay Cr2O7 2-

màu da cam và phản ứng của Cr2O7 2-

với H2O2 trong môi trường axit tạo thành axit pecromic H2CrO6 có màu xanh lam:

Cr2O7 2-

+ 4H2O2 + 2H+ = 2H2CrO6 + 3H2O

Phản ứng được thực hiện như sau: Trong môi trường NaOH + H2O2, Cr3+ bị oxi hoá thành CrO4

2-

; sau đó để tìm ion này, phải axit hoá dung dịch bằng H2SO4 hoặc HNO3 (khi đó CrO4

2-

sẽ chuyển sang dạng Cr2O7 2-

); thêm vào đấy 5-7 giọt dietylete (hay rượu amylic) và 1 giọt H2O2 3% rồi lắc đều mạnh, trên lớp ete (hoặc lớp rượu amilic) là axit H2CrO6 có màu xanh lam.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Hóa Phân tích - Phần 2 pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)