Phân tích hệ thống cation nhóm II I( xem giáo trình thực hành)

Một phần của tài liệu Bài Giảng Hóa Phân tích - Phần 2 pdf (Trang 31 - 33)

- Sn(OH)4 có tính chất tương đối đặc biệt, kết tủa keo Sn(OH)4↓ mới hình thành còn gọi là axit α stanic dễ tan trong axit và trong kiềm dư:

4.6. Phân tích hệ thống cation nhóm II I( xem giáo trình thực hành)

Chương 5. PHÂN TÍCH CATION NHÓM IV Fe2+, Fe3+, Sb3+, Sb5+, Mn2+, Bi3+, Mg2+ Fe2+, Fe3+, Sb3+, Sb5+, Mn2+, Bi3+, Mg2+

5.1. Đặc tính chung

Đặc tính chung của các cation nhóm IV là tạo với kiềm hay amoniac các hiđroxit không tan:

Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓ màu trắng Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓ màu đỏ nâu Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓ màu trắng Sb3+ + 3OH- → Sb(OH)3↓ màu trắng Sb5+ + 5OH- → Sb(OH)5↓ màu trắng Mn2+ + 2OH- → Mn(OH)2↓ màu trắng

Trong môi trường NaOH dư + H2O2 thì Mn2+ sẽ bị oxi hoá thành MnO2

màu đen:

Mn(OH)2↓ + H2O2 → MnO2 + 2H2O

Trong các hidroxit của nhóm IV thì Sb(OH)3 tan được trong kiềm dư và cả trong cacbonat của kim loại kiềm, nên để antimon không lọt xuống nhóm III, cần đưa Sb3+ lên Sb5+ , chính vì vậy thuốc thử nhóm vẫn là NaOH dư và H2O2 .

Như vậy với hỗn hợp cation sau khi tách nhóm I và nhóm II, ta dùng NaOH dư + H2O2 để tách nhóm III, khi này nhóm IV và nhóm V ở dạng kết tủa hidroxit, riêng mangan ở dạng MnO2 . Ta lại cho tác dụng với NH4OH dư + H2O2, thì nhóm IV được tách ra ở dạng kết tủa, còn nhóm V ở lại trong dung dịch dưới dạng phức amoniacát

Sau khi tách riêng được nhóm IV, ta dùng axit để hoà tan các kết tủa này, dựa vào những tính chất hóa học khác nhau của từng ion để tách và nhận biết chúng.

Các cation của nhóm IV, đặc biệt là các cation bitmut, sắt, antimon đều dễ phản ứng với nước để tạo thành các kết tủa, cho nên muốn cho các cation này tồn tại trong dung dịch thì độ axit của dung dịch phải cao.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Hóa Phân tích - Phần 2 pdf (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)