HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.4.1. Những nhân tố bên ngoài ngân hàng
1.4.1.1. Môi trường pháp lý
Kinh doanh ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và cơ quan chức năng của Chính phủ. NHNN ban hành các chính sách chỉ đạo về hoạt động nhằm đảo bảo các NHTM hoạt động theo đúng định hướng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Các chính sách của NHNN thay đổi theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào chính sách kinh tế chung của Nhà nước và sự phát triển của thị trường tài chính. Để kiểm soát việc HĐV của các NHTM, NHNN có các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu...Ngoài chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của NHNN, hoạt động HĐV còn chịu tác động của rất nhiều các bộ luật: luật dân sự, luật TCTD, các quy định của Chính phủ.. .Sự thay đổi của các chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lương nguồn vốn của các NHTM.
1.4.1.2. Môi trường kinh tế
Hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng lớn từ chu kỳ tăng trưởng hay suy thoái của nên kinh tế. Khi nền kinh tế vào thời kỳ tăng trưởng, hoạt động đầu tư sản xuất phát triển tạo cơ sở tích lũy từ đó tạo môi trường thuận
lợi cho việc thu hút vốn ngân hàng, tạo cơ hội cho các ngân hàng đầu tu mở rộng, tăng thu nhập và tạo tiền đề cho việc tăng vốn tự có của NHTM. Nguợc lại, khi nên kinh tế lâm vào suy thoái, lạm pháp tăng làm thu nhập của nguời dân giảm, nguời dân chuyển sang các kênh tích lũy khác nhu: vàng, ngoại tệ mạnh.dẫn đến các Doanh nghiệp, các tổ chức không tiêu thụ đuợc sản phẩm, hàng hóa của mình, hàng tồn kho cao. Luợng tiền gửi của các NHTM sụt giảm, đồng thời việc đầu tu của ngân hàng bị thu hẹp do các doanh nghiệp giảm nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
1.4.1.3. Đối thủ cạnh tranh
Trong quá trình thu hút vốn, các NHTM luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD, các ngân hàng nuớc ngoài và các tổ chức phi ngân hàng nhu: Các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tu. Các tổ chức này tuy không có chức năng nhận tiền gửi nhu NHTM song lại có nhiều sản phẩm dịch vụ hấp dẫn thu hút tiền nhàn rỗi của các doanh nghiệp và dân cu. Do vậy, để thu hút đuợc nguồn vốn có chất luợng các NHTM phải không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm HĐV và nâng cao chất luợng phục vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
1.4.1.4. Tâm lý, thói quen của khách hàng
Tập quán tiêu dùng cũng ảnh huởng tới nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng. Ở những nuớc phát triển và đang phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng cao. Nguời dân có thu nhập đều mở tài khoản để thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên ở những nuớc kém phát triển, thu nhập của ng()∣0'i dân thấp, nhu cầu giao dịch qua ngân hàng còn hạn chế nên ít nguời mở tài khoản tại ngân hàng. Điều này sẽ hạn chế khả năng thu hút nguồn vốn của NHTM, không phát huy đuợc tính hiệu quả của tài khoản giao dịch.
1.4.2. Những nhân tố thuộc về ngân hàng
Khi gửi vốn của mình vào NHTM trong một thời gian dài, người gửi thường lo ngại trước sự biến động của nền kinh tế. Do đó họ thường có sự cân nhắc và lựa chọn ngân hàng nào được họ đánh giá là an toàn và thuận lợi nhất hay nói cách khác là có uy tín nhất đối với người gửi tiền. Thông thường, người gửi tiền đánh giá uy tín của NHTM qua các tiêu thức cơ bản như: Sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ,... Do đó các NHTM cần nâng cao uy tín thông qua các nghiệp vụ của mình, từng bước thoả mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền. Khi đã tin tưởng vào một NHTM nào đó, tất yếu họ sẽ yên tâm gửi vốn liếng của mình để vào ngân hàng hưởng lãi. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta có câu tục ngữ “ Chọn mặt gửi vàng”, và trong hoạt động ngân hàng chữ “Tín” và “Lòng tin” là rất quan trọng.
1.4.2.2. Chính sách sản phẩm
Ngân hàng có các hình thức huy động và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiện hơn sẽ có sức thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiện có hơn những Ngân hàng khác. Các Ngân hàng hiện nay không chỉ huy động tiền gửi tiết kiệm mà còn khuyến khích người dân gửi tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như mở tài khoản tiền gửi, huy động qua kỳ phiếu, trái phiếu phong phú cả về mệnh giă, kỳ hạn và chủng loại.... Hơn nữa, hình thức huy động vốn phong phú cũng là điều kiện để thu hút những khoản vốn đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau với những tính chất khác nhau về số lượng, chất lượng và kỳ hạn... Từ đó sẽ giúp Ngân hàng sử dụng vốn linh hoạt, an toàn và hiệu quả hơn.
Đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng đã khó, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn lại càng nan giải hơn. Một khi thoả mãn được nhu cầu của người gửi tiền; một sản phẩm phù hợp sẽ làm họ quan tâm và thúc dục họ gửi tiền vào ngân hàng hơn là tìm kiếm các hình thức đầu tư khác. Vì vậy đa dạng hoá sản phẩm, đặc biệt là trong huy động vốn có thể coi là “cuộc
chạy đua” không có đích cuối cùng của các NHTM hiện nay.
1.4.2.3. Cơ chế, chính sách lãi suất huy động
NHTM cần phải xây dựng một cơ chế chính sách đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán và phù hợp với đặc thù của cơ quan và địa bàn để có thể vận hành một cách trơn tru.
Trong đó, chính sách lãi suất là một chính sách quan trọng của NHTM, nó đòi hỏi phải có sự điều hành linh hoạt nhạy bén của các NHTM, vừa hấp dẫn nguời gửi, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn thuờng rất nhạy cảm với biến động về lãi suất. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất nhu là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi qui mô nguồn vốn thu hút vào Ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, Ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện uu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thuờng xuyên.
Tuy nhiên không phải Ngân hàng cứ đua ra mức lãi suất cao là thu hút đuợc nhiều nguồn vốn nhàn rỗi của dân cu mà vấn đề là ở chỗ với mức lãi suất cụ thể mà Ngân hàng đua ra sẽ đem lại cho nguời gửi tiền mức lợi tức thực tế là bao nhiêu. Điều đó có nghĩa là mức lãi suất mà Ngân hàng đua ra phải luôn đảm bảo lớn hơn tỷ lệ lạm phát, do đó Ngân hàng phải dự đoán chính xác tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ để đua ra mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra khi quyết định đua ra mức lãi suất nào đó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhu thời gian đáo hạn của khoản tiền gửi, khả năng chuyển hoán giữa các kỳ hạn, mức độ rủi ro và lợi nhuận mang lại từ các khoản đầu tu khác, các qui định của nhà nuớc, qui định của NHTƯ, mức lãi suất đầu ra mà Ngân hàng có thể áp dụng đối với các khách hàng vay vốn.
Lãi suất càng cao thì càng hấp dẫn nguời gửi tiền nhung lãi suất huy động cao cũng có nghĩ là lãi suất cho vay cũng phải cao tuơng ứng thì Ngân
hàng kinh doanh mới có lãi. Mức lãi suất đủ cao để thu hút khách hàng nhung cũng không đuợc cao quá để vẫn có thể thu hút đuợc khách đi vay mà không làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Hơn nữa Ngân hàng phải tính đến chi phí huy động vốn của mình và mặt bằng lãi suất huy động của Ngân hàng mình so với các Ngân hàng khác.
1.4.2.4. Chính sách marketing
Chính sách Marketing đóng vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành trong giai đoạn hiện nay, trong đó không loại trừ ngành Ngân hàng. Để tạo đuợc hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng thì NHTM cần phải thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố. Trong đó không chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo nhu: Quảng cáo trên tạp chí, Panô, áp phích, Internet,... mà còn cần có sự kết hợp với các chính sách nhu: Chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm,... Việc tuyên truyền, quảng cáo để mọi tầng lớp dân cu hiểu biết về các thông tin là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, các NHTM phải tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời để nắm bắt đuợc nhu cầu của thị truờng từ đó để có các biện pháp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm giành uu thế về mình.
1.4.2.5. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Một chiến luợc huy động vốn đúng đắn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong cùng thời kỳ, sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đạt đuợc mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và tăng truởng nguồn vốn đó chính là công tác cân đối vốn của Ngân hàng. Trong từng thời kỳ, dựa trên chỉ tiêu đuợc giao về hoạt động huy động vốn , sử dụng vốn và các hoạt động khác của NHTƯ cùng với tình hình thực tế của từng Ngân hàng, Ngân hàng phải lập kế hoạch và lên cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nếu nhận thấy trong năm có những dự án tốt cần vay vốn với khối luợng lớn, thời hạn dài thì Ngân hàng sẽ có kế hoạch huy động vốn để tìm kiếm đuợc nguồn vốn tuơng ứng bằng cách đua ra các
loại hình huy động với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn đa dạng. Còn nếu nhận thấy trong năm tới Ngân hàng cần phải thu hẹp khối luợng tín dụng thì Ngân hàng sẽ có kế hoạch huy động một luợng vốn vừa đủ để tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, trong chiến luợc kinh doanh của mình Ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng vào chi phí vốn mà Ngân hàng phải chịu trong khâu huy động. Phải tìm kiếm nguồn vốn rẻ, thời hạn dài thông qua việc lựa chọn các hình thức huy động khác nhau, có nhu vậy Ngân hàng mới chủ động trong việc tìm kiếm và sử dụng vốn.
Trong quá trình đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tu phát triển tình hình công
tác cân đối vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ NHTM nào. Thông qua cân đối vốn, NHTM sẽ biết đuợc thực trạng và có những dự đoán nhu cầu biến động vốn trong tuơng lai. Từ đó có thể đua ra chính sách huy động thích hợp về số luợng cũng nhu là về loại tiền và kỳ hạn huy động. Qua đó sẽ nâng cao tính chủ động của NHTM trong việc tính toán hiệu quả huy động vốn.
1.4.2.6. Công nghệ ngân hàng
Một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại của ngân hàng là công nghệ. Công nghệ ngân hàng liên quan trực tiếp đến các mặt hoạt động nhu thanh toán, giao dịch, kế toán... Để có thể cạnh tranh trên thị truờng huy động vốn, các ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến vào các hoạt động giao dịch thanh toán nhanh với khách hàng. Nhờ đó làm cho vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền và vay vốn. Nếu thực hiện tốt khâu này thì sẽ hạn chế đuợc việc luu thông bằng tiền mặt vừa không hiệu quả vừa không an toàn. Ngoài ra nếu tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên thì Ngân hàng sẽ thu hút đuợc càng nhiều các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế vào hệ thông Ngân hàng và góp phần làm giảm chi phí in ấn, bảo quản, kiểm đếm.
1.4.2.7. Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
Cơ sơ hạ tầng cũng quyết định một phần khả năng huy động vốn của NHTM, với những NHTM lớn, có tầm cỡ với hệ thống cơ sở hạ tằng đầy đủ, tiện nghi và hệ thống mạng lới rộng khắp trên toàn đất nuớc thì sẽ tạo đuợc lòng tin cho khách hàng cũng nhu cung cấp cho khách hàng các dịch vụ một vụ một cách tốt nhất.
Nhân tố con nguời là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các NH càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất luợng. Chính điều này, đòi hỏi chất luợng của nguồn nhân lực cũng phải đuợc nâng cao, để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị truờng, xã hội. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, sẽ giúp cho NH tạo lập đuợc những khách hàng trung thành, ngăn ngừa đuợc những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tu và đây cũng là nhân tố giúp các NH giảm thiểu đuợc các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.
Những yếu tố trên tác động mạnh mẽ đến hoạt động của NHTM. Hoạt động cung cấp dịch vụ của NHTM càng đáp ứng đuợc nhiều tiêu chí, đuợc khách hàng đánh giá tốt thì NHTM không những giữ đuợc khách hàng cũ mà còn lôi kéo thêm nhiều khách hàng mới. Từ đó, các hoạt động này đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK BẮC GIANG II
2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK BẮC GIANG II
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Bắc Giang II
2.1.1.1. Giai đoạn trước ngày 15/08/2017
Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt
Nam, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) hiện là ngân hàng hàng đầu
giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tu vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng nhu đối với các lĩnh vực kinh tế khác của nền kinh tế Việt Nam.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, mạng luới hoạt động và số luợng khách hàng. Cho đến nay vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn đuợc khẳng định trên nhiều phuơng diện. Agribank hiện nay có hơn 2.300 chi nhánh và điểm giao dịch đuợc bố trí rộng khắp trên toàn quốc với hơn 40.000 cán bộ công nhân viên.
Thực hiện Nghị quyết ngày 06/11/1996 kỳ họp thứ X, khóa IX, Quốc hội nuớc CHXHCN Việt nam về việc phê duyệt chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, theo đó các sở, ban, ngành thuộc tỉnh Hà Bắc đuợc chia tách theo đơn vị hành chính của hai tỉnh, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Hà Bắc đuợc chia tách thành Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang.
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang là chi nhánh thành viên hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, đuợc
người và hoạt động Ngân hàng thuộc 9 huyện và những hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thị xã Bắc Giang.
Trải qua quá trình phát triển, mô hình tổ chức mạng lưới của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang thực hiện theo quy định từng thời kỳ. Đến tháng 12/2017 tổ chức mạng lưới của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang có 50 điểm giao dịch với trên 600 cán bộ, gồm Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh với 8 phòng nghiệp vụ; 13 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT loại 3 phụ thuộc; 36 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT loại 3./.
2.1.1.2. Giai đoạn sau 15/08/2017
Agribank Chi nhánh Bắc Giang II được thành lập theo quyết định của Agribank Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15-8- 2017 trên cơ sở
chia tách các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nâng cấp và đổi tên Agribank Chi nhánh TP Bắc Giang thành loại I, hạng 1 trực thuộc Agribank. Từ nay, tại Bắc Giang có hai chi nhánh của Agribank bao gồm