Đối với Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu 0757 mở rộng huy động vốn của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc giang II luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 99)

- Cơ chế điều hành huy động vốn và kinh doanh vốn

Agribank thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo hướng linh hoạt, tạo quyền tự chủ cho chi nhánh. Agribank chỉ khống chế mức lãi suất huy động tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên theo chỉ đạo của NHNN; ban hành văn bản chỉ đạo chung trong hệ thống nhằm định hướng, hướng dẫn cho các chi nhánh quy định các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô tránh rủi ro về lãi suất khi HĐV. Kiểm soát chặt chẽ việc chi trả lãi tiền gửi của các chi nhánh nhằm hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất huy động giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống.

Triển khai mô hình quản lý vốn tập trung thực hiện mua bán vốn trong nội bộ, phân biệt rõ các phí điều vốn nội bộ, lãi suất mua bán vốn theo vùng, miền, theo loại nguồn vốn, loại hình khách hàng, kỳ hạn... nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích giữa đơn vị thừa vốn và thiếu vốn. Nguyên tắc xây dựng và giao kế hoạch nguồn vốn phải phù hợp với từng vùng miền với nguồn lực sẵn có của từng chi nhánh (con người, công nghệ, sản phẩm.) đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa huy động và sử dụng vốn. Nguyên tắc có tăng trưởng vốn huy

động mới được cho vay (theo tỷ lệ). Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo số dư tại mọi thời điểm. Điều chỉnh phù hợp tỷ lệ cho vay/nguồn vốn, đảm bảo thanh khoản và hiệu quả kinh doanh. Cân đối cho vay trung và dài hạn, cho vay ngoại tệ phù hợp với nguồn vốn.

- Xây dựng quy trình nghiên cứu phát triển và theo dõi vòng đời sản phẩm dịch vụ.

Nghiên cứu kỹ thị trường và từng sản phẩm của Agribank. Đối chiếu các sản phẩm và nhu cầu thị trường và loại bỏ các sản phẩm hoặc đặc tính không phù hợp. Xây dựng quy trình và vòng đời cho từng sản phẩm và hướng phát triển cũng như đối tượng sử dụng sản phẩm mà ngân hàng hướng tới.

- Cải tiến hoàn thiện quy trình thủ tục, chứng từ giao dịch trong hoạt động HĐV

Rà soát quy trình tất toán sổ tiết kiệm đối với khách hàng đăng ký gửi một nơi rút nhiều nơi, giản tiện thủ tục và thời gian đi lại cho khách hàng, theo đó khách hàng có thể tất toán sổ tiết kiệm tại bất kỳ chi nhánh nào trong cùng hệ thống. Khi thực hiện tất toán khác chi nhánh, ngân hàng thực hiện đối chiếu với thông tin do chi nhánh gốc mở tài khoản cập nhật (quét chữ ký, ảnh, thông tin khách hàng, gọi điện đến chi nhánh gốc mở tài khoản (ghi âm cuộc gọi) để kiểm tra, xác nhận (nếu cần...).

- Có cơ chế khuyến khích từng Chi nhánh và khách hàng trong HĐV

Phân vùng, địa bàn hoạt động để xây dựng cơ chế thưởng HĐV áp dụng đối với Chi nhánh, Giám đốc Chi nhánh cho phù hợp; quy định về giao chỉ tiêu HĐV trong hệ thống Agribank; phát động các đợt thi đua HĐV trong toàn hệ thống có đánh giá và khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích tốt; xây dựng chương trình quản lý, khai thác dữ liệu HĐV, quản lý khách hàng trên hệ thống IPCAS; xây dựng cơ chế phí, lãi suất theo hướng khuyến khích các đơn vị huy động thừa vốn.

hàng áp dụng thống nhất trong hệ thống Agribank; triển khai một số cơ chế khuyến khích khách hàng gửi vốn vào Agribank như cơ chế cho vay lãi suất ưu đãi đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi số dư lớn tại Agribank, giảm

(miễn) phí đối với khách hàng có tài khoản giao dịch tại Agribank... - Hoàn thiện công nghệ thông tin trong hoạt động HĐV

Nghiên cứu xây dựng, triển khai thống nhất bộ mã sản phẩm HĐV nhằm quản lý tập trung các sản phẩm HĐV toàn hệ thống.

Xây dựng các ứng dụng nghiệp vụ trên hệ thống IPCAS, nâng cao năng lực xử lý, độ an toàn và ổn định trong hệ thống IPCAS: chỉnh sửa hệ thống IPCAS tăng cường khả năng kiểm soát, phê duyệt, nghiên cứu nghiệp vụ, xây dựng chương trình cho công tác kiểm tra kiểm soát, kiểm toán, hậu kiểm, giao dịch một cửa, nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch ngoại tệ giữa Sở giao dịch và Chi nhánh, nghiên cứu xây dựng hạn mức quản lý tiền mặt, hạn mức phê duyệt trên hệ thống IPCAS; nghiên cứu chuyển hệ thống báo cáo nội bộ trên IPCAS về tại chi nhánh đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống, đặc biệt trong công tác HĐV.

Triển khai Dự án Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để tiếp cận và thực hiện việc chăm sóc khách hàng, cung cấp và quảng bá SPDV huy động kết hợp bán chéo các SPDV khác theo hướng một ngân hàng hiện đại.

Xây dựng hệ thống Contact center (trung tâm hỗ trợ khách hàng), giúp khách hàng được tư vấn từ xa, đây cũng là công cụ để ngân hàng thu thập thông tin khách hàng, từ đó có thể nghiên cứu tâm lý khách hàng theo mỗi phân đoạn thị trường và phân khúc khách hàng, chăm sóc khách hàng được tốt nhất như: giới thiệu các dịch vụ mới cho khách hàng, tư vấn các SPDV ngân hàng, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng, gửi thư cám ơn, chúc mừng tới khách hàng,.

KẾT LUẬN

Vốn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động của mọi tổ chức, đặc biệt là các NHTM, với vai trò trung gian, là cầu nối để đua vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, thì vốn lại càng có ý nghĩa quan trọng. Huy động vốn là nghiệp vụ thuờng xuyên, cơ bản và là vấn đề trung tâm trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Công tác huy động vốn của NHTM có vai trò to lớn trong việc quyết định quy mô hoạt động kinh doanh của NHTM và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Việc tăng cuờng huy động vốn mang tính cấp thiết cho cả ngân hàng và cả nền kinh tế vì nó là yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến quy mô đầu ra sinh lời cho ngân hàng, đồng thời phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế tăng truởng và phát triển. Do vậy, làm thế nào để tăng cuờng huy động vốn của ngân hàng đảm bảo số luợng, chất luợng và thời gian với chi phí thấp nhất luôn là vấn đề thuờng xuyên đuợc các nhà quản lý ngân hàng quan tâm. Nhất là trong thời gian gần đây, vấn đề huy động vốn đang trở thành bài toán khó đối với các NHTM bởi sự không ổn định của nền kinh tế cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên thị truờng. Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều phuơng diện khác nhau. Trong thời gian tới, chi nhánh ngân hàng No&PTNT chi nhánh Bắc Giang II cần phải có sự đổi mới trong cách thức hoạt động cũng nhu tác phong giao dịch nhu: tăng cuờng sự nhận diện của thuơng hiệu, nâng cao và hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng, đề xuất với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam cải tiến sản phẩm kiều hối ...để góp phần thực hiện mục tiêu tăng cuờng huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung nhằm phục vụ cho công cuộc phát triền nền kinh tế, cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc, đua Việt Nam trở thành một nuớc công nghiệp phát triển vào năm 2020.

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại Agribank CN Bắc Giang II, đề tài ”Mở rộng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang II” đã đuợc hoàn thành.

Do hạn chế về thời gian, tài liệu nghiên cứu và sự hiểu biết của bản thân, các giải pháp tác giả đua ra trong luận văn có thể chua đầy đủ và cụ thể nhung hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Bắc Giang II nói chung trong thời gian tới. Tôi rất mong đuợc các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện hơn bài viết của mình .

Tôi xin chân thành cám ơn sự huớng dẫn và giúp đỡ tận tình của giáo viên huớng dẫn - PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Agribank chi nhánh Bắc Giang II đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1“Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh& PTNT chi nhánh Bắc Giang II2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016”.

2. “Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh& PTNT chi nhánh Bắc Giang II2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017”.

3. Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Hữu Bình (2010) về đề tài: “Tăng cuờng huy động vốn tại Agribank - chi nhánh Nghệ An”, Học viện Ngân hàng.

4. Các văn bản hiện hành về luật Ngân hàng - Nhà xuất bản Thống Kê. 5. Cẩm nang tín dụng ngân hàng, NXB Agribank Chi nhánh Việt Nam.

6. Trinh Thế Cuờng, Luận án tiến sĩ 2018 - “ Huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tiền tệ - ngân hàng. Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Phạm Anh Dũng - Luận án Tiến sĩ 2011- "Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội” , Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Dũng (2014), “Hoạt động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai đoạn 2010-2020” - Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10.Trịnh Thị Kim Hảo, (2011), “Tăng cường quản lý nguồn vốn huy động trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Agribank Thanh Hóa ”- Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.

11.Nguyễn Thị Hiền, Luận văn Thạc sỹ 2012- "Các hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại ”, Đại học Quốc Gia Hà Nội:

12.Nguyễn Trọng Hoài, (2014) - Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính - Nhà xuất bản thống kê.

trường tài chính ”- Nhà xuất bản thống kê.

14.ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền ,(2009)- Giáo trình tiền tệ ngân hàng Đh Tài chính - Quản trị kinh doanh.

15.ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2010) - Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại Đh Tài chính - Quản trị kinh doanh.

16.Nguyễn Thị Lan Hương, (2015) - Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội - Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

17.Nguyễn Thị Thiên Hương (2013), Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Học viện Hành chính.

18.Nguyễn Đức Hưởng (2008) - “Chuyển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành Tập đoàn tài chính” Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

19.Tô Ngọc Hưng (2009) - “Giáo trình ngân hàng thương mại” - Nxb Thống kê Hà Nội.

20.Nguyễn Trung Kiên - Luận văn Thạc sĩ 2013- "Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long" , Đại học kinh tế TPHCM

21.Nguyễn Minh Kiều (2012) - “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”- Nxb Thống kê, Hà Nội...

22.Nguyễn Thị Lê - Luận án Tiến sĩ 2010 - "Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương (VietcomBank) Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội", Đại học Quốc Gia Hà Nội

23.Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, số 47/2010/QH12.

Nguyễn Thị Mùi (2015) - “Quản trị ngân hàng thương mại” - Nxb Tài chính Hà Nội.

24.Mai Xuân Phúc, 2013, Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây - CN Đà Nang, Đại học Đà Nằng.

25.PGS.TS Lê Văn Tề, (1995), Từ điển kinh tế tài chính - ngân hàng.

26.PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, (2009).- Ngân hàng thương mại.

27.Nguyễn Thị Thuỷ - Huy động vốn tại ngân hàng Agribạnk Tây Hồ - Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

28.Nguyễn Bích Thủy, (2015) - Quản lý huy động vốn tại NHTMCP Sài gòn Công thương - Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

29.Triển khai nhiệm vụ ngân hàng tỉnh Bắc Giang năm 2018, Ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang.

Một phần của tài liệu 0757 mở rộng huy động vốn của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc giang II luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w