NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối vớihộ nghèo hộ nghèo
1.2.1.1. Khái niệm về chất lượng cho vay đối với hộ nghèo
Chất lượng của một khoản vay được hiểu là lợi ích kinh tế mà khoản vay đó mang lại cho cả người đi vay và người cho vay, một khoản vay được coi là có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngân hàng - khách hàng và có sự tác động tích cực đối với thị trường, vốn vay đưa vào quá trình SXKD tạo ra một số tiền lớn đủ để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho ngân hàng và có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Trước đây, chất lượng cho vay chỉ bó hẹp trong khái niệm an toàn tín dụng, nó phản ánh mức tổn thất phát sinh trực tiếp từ rủi ro đối với các khoản cho vay của Ngân hàng. Chất lượng cho vay Ngân hàng được coi là cao khi có ít các khoản cho vay xấu, thiệt hại từ các khoản cho vay đó là nhỏ, được hoàn trả theo đúng hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng cho vay về nghĩa rộng phải được xác định bằng tổng thể tất cả các tiêu chí, cả trừu tượng, cụ thể và việc đánh giá có sự linh động nhất định.
Chất lượng cho vay là vấn đề mà tất cả các ngân hàng phải quan tâm, rủi ro cho vay sẽ tác động xấu đến uy tín,đe doạ đến sự tồn tại của ngân hàng, chất lượng cho vay là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng. Quan hệ cho vay có sự tham gia của hai chủ thể ngân hàng và khách hàng được đặt trong sự vận động chung của nền kinh tế xã hội, vì thế việc xem xét chất lượng cho vay phải có sự đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau: từ phía ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Chất lượng cho vay phải căn cứ vào mức độ thỏa mãn của các bên liên quan: khách hàng - ngân hàng - bên thứ ba các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, chất lượng cho vay chính là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, là sự bảo đảm tồn tại và phát triển của Ngân hàng và là sự phát triển của kinh tế xã hội.
trong hoạt động của Ngân hàng, được thể hiện ở một số chỉ tiêu như: dư nợ cho vay
hộ nghèo của ngân hàng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ nợ quá hạn đạt mức an toàn. Bên
cạnh đó, chất lượng cho vay hộ nghèo còn thể hiện ở khả năng thu hồi đầy đủ, đúng
hạn nợ gốc và lãi theo đúng thỏa thuận, hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì chất lượng cho vay càng cao. Mặt khác, chất lượng cho vay hộ nghèo còn là sự
đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng như lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của cho vay. B ên cạnh đó, chất lượng cho vay hộ nghèo còn được đánh giá qua hiệu quả đối với xã hội, đối với nền
kinh tế mà việc triển khai tín dụng đối với người nghèo tác động đến các mặt kinh
tế, chính trị, xã hội. Để đánh giá đúng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo, cần phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể:
a, Đối với ngân hàng
Theo quan điểm của Ngân hàng thì chất lượng cho vay với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của khoản vay và khả năng sinh lời do hoạt động cho vay mang lại. Chất lượng cho vay hộ nghèo thể hiện ở mức độ an toàn và khả năng sinh lời do hoạt động này mang lại, khoản vay đó phải được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Ngoài ra, chất lượng cho vay đối với hộ nghèo còn được thể hiện ở việc cho vay đúng quy trình, đúng đối tượng, bảo toàn được nguồn vốn cho vay.
b, Đối với hộ nghèo
Hộ nghèo là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ cho vay. Vốn vay ưu đãi là nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi hộ gia đình trong quá trình SXKD, mục tiêu của hộ nghèo là phải tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Vì thế với hộ nghèo để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng điều mà hộ nghèo quan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, số tiền được vay, thủ tục vay vốn, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của khoản vay mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của hộ nghèo hay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của hộ nghèo thì
cho vay được coi là có chất lượng tốt và ngược lại.
Như vậy, đứng trên quan điểm của người vay vốn thì đối với hộ nghèo chất lượng cho vay là: Sự thỏa mãn nhu cầu của hộ nghèo về khoản cho vay trên các phương diện: lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ, quy trình, thủ tục cho vay thuận tiện dễ hiểu nhưng luôn đảm bảo nguyên tắc cho vay.
c, Đối với Nhà nước
Chất lượng cho vay hộ nghèo là khả năng đáp ứng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo mà tín dụng chính sách mang lại. Đối với Nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi hoạt động cho vay của ngân hàng phải giải quyết được công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường hướng tới việc phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Chất lượng cho vay đối với người nghèo còn được phản ánh qua các chỉ tiêu số hộ nghèo được vay vốn, số hộ thoát nghèo và sự ảnh hưởng của tín dụng chính sách đến quá trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.
Tóm lại, chất lượng cho vay đối với hộ nghèo chính là quy trình cho vay phải đảm bảo đúng đối tượng, thủ tục đơn giản thuận tiện nhằm giúp hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi một cách nhanh nhất, sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo. Đồng thời ngân hàng phải đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Do đó, chất lượng cho vay hộ nghèo cũng chính là sự thoả mãn đồng thời cả ba mục tiêu của ngân hàng, của khách hàng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đồng thời dung hoà được lợi ích của ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế - xã hội, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động và phát triển bền vững.
1.2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo
Giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, hạn chế các tệ nạn xã hội, tạo sự công bằng trong xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo là một tất yếu khách quan đối với NHCSXH nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội.
a, về phía ngân hàng
ưu cần thiết đối với NHCSXH, chất lượng cho vay đối với người nghèo vừa là yếu
tố đảm bảo cho ngân hàng duy trì hoạt động và phát triển vừa giúp ngân hàng hoàn thành được sứ mệnh của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng
và Nhà nước đặt ra.
Đảm bảo chất lượng các khoản cho vay đối vớ i ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt đối với NHCSXH là một đơn vị phục vụ các đối tượng chính sách, mục tiêu hàng đầu là xóa đói giảm nghèo và bảo toàn vốn của Nhà nướ c vì thế ngân hàng không thể không quan tâm đến sự an toàn của các khoản cho vay. Đối với NHCSXH, đối tượng những người nghèo lại là những hộ gia đình thiếu vốn và kiến thức kinh doanh, việc SXKD có nguy cơ dẫn đến rủi ro cao là rất lớn. Vì thế để nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo thì ngân hàng không chỉ là nơi cung cấp vốn cho người nghèo mà ngân hàng còn phải là nơi hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của người nghèo, có như thế thì ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình giúp người nghèo tránh được những rủi ro.
b, về phía người nghèo
Người nghèo vay vốn là người trực tiếp sử dụng các khoản vốn vay ngân hàng, chất lượng cho vay đối người nghèo chính là sự thoả mãn nhu cầu của hộ vay về món vay đó. Với nguồn vốn được NHCSXH cho vay, người nghèo phải co phương án sử dụng vốn hiệu quả nhằm đảm bảo được khả năng trả nợ gốc và lãi khi đến hạn và có lợi nhuận để cải thiện cuộc sống. Vì thế đối với người nghèo vấn đề chất lượng cho vay là cần thiết và ngày càng được nâng cao.
Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo là rất cần thiết. B ởi một đồng vốn của NHCSXH cho vay người nghèo là cầu nối trong các mối quan hệ kinh tế. Nếu người nghèo sử dụng vốn hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc mang lại hiệu quả cho NHCSXH và cho xã hội bởi nó góp phần vào việc nâng cao đời sống của hộ nghèo, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo cho toàn xã hội, hoàn thành mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.