XÃ HỘI TỈNH HÒA BÌNH
2.1.1. Mô hình tổ ch ức và bộ máy h oạt động của Ngân h àng Ch ính sách xã hội
tỉn h Hò a Bình
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa B ình là một tổ chức tín dụng của Nhà nước trực thuộc NHCSXH Việt Nam. NHCSXH tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Quyết định số 33/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH trên cơ
sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo nhằm tạo dựng kênh tín dụng ưu đãi, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm, cải thiện đời sống góp phần thực hiện chương trình mục tiêu
Quốc gia giảm nghèo bền vững, ổn định xã hội.
Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Hòa B ình gồm bộ máy quản trị và bộ phận
điều hành trực tiếp.
+ Quản trị NHCSXH chi nhánh tỉnh Hòa Bình là B an đại diện HĐQT cấp tỉnh,
huyện do lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Tại cấp tỉnh, B an đại diện HĐQT tỉnh gồm 12 thành viên do Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh làm trưởng ban; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, NHCSXH, Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở LĐTB &XH, Trưởng B an dân tộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh
tỉnh.,Bí thư Đoàn thanh niên. Tại cấp huyện: B an đại diện HĐQT NHCSXH huyện, thành phố do các Chủ tịch (Phó chủ tịch) UBND huyện làm trưởng ban và các thành viên là trưởng các phòng, ban, Chủ tịch các hội huyện, í thư đoàn thanh niên huyện, Chủ tịch xã, phường. Nhiệm vụ của ĐD HĐQT các cấp là tham gia hoạch định nguồn
vốn, chính sách đầu tư và giám sát việc thực hiện các chính sách, nhằm đảm bảo nguồn
lực của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hòa B ình.
+ B ộ phận điều hành bao gồm: Tại cấp tỉnh điều hành hoạt động của toàn
tỉnh là
B an Giám đốc dưới sự tham mưu của các phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức
thực hiện việc quản lý vốn, đưa vốn tín dụng kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, đào tạo
tay nghề cho cán bộ và hướng dẫn các đối tượng vay vốn thực hiện các chính sách tín
dụng của Chính phủ. Tại cấp huyện điều hành, triển khai hoat động của NHCSXH cấp
huyện có B an Giám đốc các Phòng giao dịch. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng được trình bày theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ ch ức NHCSXH tỉnh Hoà Bình
— Phòng Tin học — PGD huyện Mai Châu _ Phòng Kiểm tra kiểm toán nội PGD huyện Tân Lạc
______________bộ —
PGD huyện Lạc Sơn PGD huyện Yên Thủy —
PGD huyện Kim Bôi PGD huyện Cao Phong
Đến nay, NHCSXH tỉnh Hòa Bình có trụ sở chính tại Số 445, đường Cù Chính
Lan, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình với 5 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ, Phòng Hành chính tổ chức, Phòng Tin học và 10
Phòng giao dịch huyện; có 210 điểm giao dịch xã, phường, thị trấn nhằm chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước các đối tượng thụ hưởng kịp thời, nhanh chóng, thuận
tiện, an toàn và hiệu quả.Theo mô hình tổ chức của NHCSXH toàn bộ hoạt động của Ngân hàng chịu sự quản lý thống nhất của B an giám đốc.
- B an Giám đốc có chức năng nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo hoạt động chung của toàn Ngân hàng thông qua hệ thống các phòng ban. B an Giám đốc quản lý Ngân hàng theo từng mặt hoạt động gồm có một Giám đốc và một số Phó Giám đốc. Giám đốc Ngân hàng là người quản lý và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động. Phó Giám đốc thực hiện một số công việc do Giám đốc uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm về l nh vực quản lý trước Giám đốc.
- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, quy định hiện thời và hướng dẫn của NHCSXH. Quản lý nguồn vốn, phân bổ nguồn vốn tại đơn vị. Triển khai công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố và thực hiện báo cáo thống kê trong l nh vực kế hoạch nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. Tham mưu các nội dung liên quan đến hoạt động của B an đại diện NHCSXH tỉnh Hòa B ình.
- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến công tác tài chính, kế toán của đơn vị. Xây dựng kế hoạch, quyết toán tài chính hàng năm, giám sát và quản lý việc sử dụng nguồn vốn và tài sản. Tổ chức thực hiện công tác kế toán, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lưu trữ chứng từ kế toán theo đúng chế độ; quản lý kho quỹ và đảm bảo tuyệt đối an toàn. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán ngân quỹ. Thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến công tác tài chính, kế toán, ngân quỹ đúng chế độ hiện hành.
- Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ: có chức năng kiểm tra kiểm soát nội bộ
các hoạt động của Ngân hàng theo đúng quy định của ngành, pháp luật và của Nhà nước đồng thời là đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra về kiểm tra kiểm toán tại NHCSXH tỉnh Hòa B ình.
- Phòng Tin học: Quản lý và đảm bảo việc vận hành toàn bộ các chương trình phần mềm ứng dụng trong nghiệp vụ ngân hàng. Quản lý về an toàn bảo mật thông tin của ngân hàng, an toàn trong vận hành các phần mền ứng dụng. Triển khai hệ thống phần cứng đảm bảo việc vận hành các phần mềm được đảm bảo. Khai thác các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành về các mảng nghiệp vụ: kiểm tra, tín dụng, kế toán và điện báo thống kê của Ngân hàng.
- Phòng Hành chính - Tổ chức: có nhiệm vụ bố trí sắp xếp lao động, lập kế hoạch tiền lương, đào tạo cán bộ, lập kế hoạch mua sắm tài sản, công cụ, trang thiết bị máy móc, thiết bị văn phòng cho hoạt động của các phòng ban và các Phòng giao dịch. Thực hiện các nhiêm vụ về công tác Hành chính tại Hội sở tỉnh.
- NHCSXH tỉnh Hòa B ình có 10 Phòng giao dịch NHCSXH huyện thực hiện
đầy đủ các nhiệm vụ của Ngân hàng tại địa phương.
Từng phòng và các PGD NHCSXH huyện trực thuộc có bộ máy quản lý riêng nhưng hoạt động phải đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ do Ngân hàng giao và phối hợp chặt chẽ với nhau trên một số lĩnh vực để tạo điều kiện cho nhau hoạt động vì mục đích chung của toàn Ngân hàng.
2.1.2. Nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình
2.1.2.1. Nhiệm vụ
Qua 15 năm hoạt động, NHCSXH Hòa B ình đã từng bước ổn định, phát triển về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, triển khai các nhiệm vụ được NHCSXH Việt Nam và UBND tỉnh Hòa B ình giao. Cụ thể
a. Hoạt động huy động vốn
+ Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.
+ Nhận vốn từ NHCSXH Việt Nam theo chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng được NHCSXH Việt Nam giao.
+ Được nhận các đồng vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc hoàn trả gốc
của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị
- xã hội, các Hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.
b. Hoạt động thanh toán
+ Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.
+ NHCSXH Hòa B ình thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ.
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước + Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ.
+ Các dịch vụ khác theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
c. Cho vay ưu đãi theo các chương trình Chính phủ giao
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội
+ Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.
Hiện nay, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa B ình đang thực hiện cho vay 15/25 chương trình tín dụng chính sách, cụ thể:
- Cho vay hộ nghèo;
- Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
- Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; - Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài - Cho vay giải quyết việc làm;
- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; - Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; - Cho vay hộ nghèo về nhà ở.
- Cho vay trồng rừng đối với hộ DB DT thiểu số;
- Cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoat cho hô ĐB DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản khó khăn;
- Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn;
- Cho vay đối với người sau cai nghiện, nhiễm HIV và gái bán dâm hoàn lương;
- Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ dự án KFW; - Cho vay hộ cận nghèo;
- Cho vay hộ mới thoát nghèo.
2.1.2.2. Đối tượng phục vụ
Hiện nay, NHCSXH tỉnh Hòa B ình cung cấp tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm:
+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và thoát cận nghèo.
+ Hộ gia đình sản xuất kinh doanh, thương nhân hoạt động thương mại tại khu vực II, khu vực III
+ Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
+ Các đối tượng cần vay vốn để tạo việc làm giải quyết việc làm. + Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
+ Các hộ gia đình có nhu cầu xây dựng hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn nông thôn.
+ Các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn làm nhà ở theo QĐ 33/2015/QĐ - TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn + Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Các đối tượng thu nhập thấp vay vốn để thuê, mua nhà ở xã hội
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
2.2.1. về nguồn vốn ch o vay
không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, ngân hàng đã tạo lập được nguồn vốn lớn, ổn định đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người nghèo.Tình hình nguồn vốn hoạt động thể hiện qua các số liệu của biểu đồ 2.1 và bảng 2.1 dưới đây.
Cơ cấu nguồn vốn cho vay của NHCSXH tỉnh Hòa B ình gồm nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn Địa phương. Nguồn vốn được cân đối từ Trung ương hàng năm tăng trưởng ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, đạt mức 2.514.641 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,98% vào cuối năm 2017. Nguồn vốn huy động tại địa phương chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 7% tổng nguồn vốn.
B í ểu đồ 2.1 - Cơ cấu nguồn vốn NHCSXH tỉnh Hòa Bình g í a í đoạn2013-2017
Đơn vị: %
■Nguồn vòn trung ương
■Nguồn vốn địa phương
(Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình)
Nguồn vốn địa phương bao gồm: Vốn ủy thác từ ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động dân cư được Trung ương cấp bù lãi suất.
Nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách địa phương thể hiện sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương tới công tác giảm nghèo. Trong các năm qua tỉnh Hòa B ình đã trích một phần vốn từ ngân sách chuyển sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo. Nguồn vốn ngân sách địa phương liên tục tăng:năm 2013 là 5.000 triệu đồng đến năm 2017 là 17.760 triệu đồng tăng 355% (số tuyệt đối là 12.760 triệu đồng), tuy
chiếm tỷ trọng nhỏ 0,7% trong tổng nguồn vốn năm 2017 nhưng đã góp phần vào việc tăng trưởng nguồn vốn tín dụng để cho vay.
Nguồn vốn huy động dân cư được cấp bù lãi suất có xu hướng tăng từ 33.469 triệu đồng năm 2013 tăng lên 117.929 triệu đồng năm 2017, tăng 352%, giá trị tuyệt đối là 84.460 triệu đồng. Nguồn vốn NHCSXH tỉnh tự huy động được Trung ương cấp bù lãi suất mặc dù chưa ổn định, có xu hướng tăng mạnh vào năm 2017 nhưng NHCSXH tỉnh Hòa B ình đã bắt đầu quan tâm tới nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và
thực hiện cơ chế huy động vốn trên thị trường nhưng do cơ chế cạnh tranh nên việc huy động vốn còn gặp rất nhiều khó khăn, nguồn vốn vẫn chủ yếu của Nhà nước thông qua chính sách cấp bù, đây là điểm khác biệt so với các tổ chức tín dụng khác.
Trong cơ cấu vốn tại NHCSXH tỉnh Hòa Bình có một nguồn đặc biệt đó là tiền gửi của tổ viên qua tổ TK&VV. Nguồn vốn này tuy có tỷ trọng nhỏ, nhưng với phương thức huy động qua tổ TK&VV đã giúp hình thành cho người nghèo và các đối tượng chính sách có ý thức tiết kiệm tiền để trả nợ các khoản vay, tránh được một
phần rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng rất chú trọng công tác huy động tiền gửi qua tổ
TK&VV vì vậy nguồn vốn này cũng tăng đều qua các năm, năm 2013 số dư là 20.350 triệu đồng đến năm 2017 số dư đạt 54.034triệu đồng tăng 33.684 triệu đồng với tỷ lệ tăng 266%.
Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Hòa B ình có xu hướng tăng đều, điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh. Nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh qua các năm đã đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo trên địa bàn và hoàn thành kế hoạch huy động vốn của NHCSXH Trung ương giao.
giảm (±) so với 2012 (±) so với 2013 giảm (±) so vớ 2014 giảm (±) so vớ 2015 giảm (±) so vớ 2016
I. Nguồn vốn cân đối từ TW 891.744.8 46 137.9 711.845.3 100.482 2.194.396 349.025 2.320.749 126.353 2.514.641 193.892
II. Nguồn vốn địa phương 19 58.8 51 14.3 03 69.5 10.684 105.228 35.725 100.445 (4.783) 189.723 78 89.2
1. Nhận uỷ thác từ NSĐP 5.0 00 1.0 00 6.000 1.000 7.830 1.830 11.2 80 3.450 17.760 6.480 2. Vốn huy động được cấp bù 69 33.4 34 8.2 40 40.9 7.471 67.885 26.945 16 50.1 (17.769) 117.929 82.798
3.Huy động qua tổ TK&VV 50 20.3 7 5.11 63 22.5 2.213 29.513 6.950 49 39.0 9.536 54.034 85 14.9
Tổn g n guồn vốn 081.803.7 97 152.2 741.914.8 111.166 2.299.624 384.750 2.421.194 121.570 2.704.364 283.170
Tố c độ tăn g trưởn g (%) 10
9
106,1 120 105,3 111,7
Bảng 2.1 - Tình hình tăng trưởng cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2013-2017
2.2.2. về sử d ụng nguồn vốn
Khi mới đi vào thành lập và hoạt động năm 2003, NHCSXH cho vay 2 chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo nhận bàn giao từ NHNo, cho vay Giải quyết việc làm nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nước với tổng dư nợ là 206.175 triệu đồng. Đến 31/12/2017 đã cho vay 15 chương trình tín dụng với tổng dư nợ là 2.703.313 triệu đồng, tăng 1.311% tương ứng 2.497.138 triệu đồng. Việc sử dụng nguồn vốn được thể hiện qua Bảng 2.2.
Kết quả đạt được về doanh số cho vay, doanh số thu nợ trong những năm qua