Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu 0822 nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 39)

1.3.2.1. Yếu tố thuộc về khách hàng

Người nghèo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng, là người

trực tiếp sử dụng vốn để tiến hành các hoạt động SXKD, việc ngân hàng có thu hồi được

khoản cho vay hay không phụ thuộc vào hộ vay. Trước đây, hộ nghèo nhận được rất nhiều khoản hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức xã hội cho nên nhiều hộ nghèo nhận thức

sai về khoản vay ưu đãi và coi đây là một khoản trợ cấp, cho không của Chính phủ nên

họ không quan tâm tới việc trả nợ và vốn vay sẽ bị họ sử dụng sai mục đích.

Do vậy, đạo đức của khách hàng, năng lực sản xuất và nhận thức của khách hàng

về quyền lợi và ngh a vụ có liên quan đến khoản vay là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng khoản vay. Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ

dân trí, năng lực tổ chức, kinh nghiệm sản xuất của hộ nghèo vay vốn. Những yếu tố này chính là tiền đề tạo ra khả năng SXKD có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc và lãi..

1.3.2.2. Chất lượng đơn vị ủy thác

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay ủy thác qua các tổ chức CT- XH để thực hiện mốt số công đoạn trong quy trình cho vay hộ nghèo. Thông qua mạng lưới các tổ TK&VV mà người nghèo là thành viên của của các tổ này sẽ thực hiện triển khai hoạt động tín dụng chính sách từ cơ sở. Chất lượng hoạt động của các tổ chức CT-XH ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH.

1.3.2.3. Yếu tố thuộc về môi trường a, Môi trường pháp lý

Hoạt động NHCSXH chịu ảnh hưởng của hệ thống Pháp luật: Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật đất đai ...trong đó quan trọng nhất là Luật các tổ chức tín dụng.Môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện để hoạt động cho vay Ngân hàng cũng như hoạt động SXKD của hộ nghèo được tiến hành thuận lợi. Những quy định cụ thể của pháp luật về tín dụng và các lĩnh vực liên quan đến hộ nghèo là cơ sở để giải quyết tranh chấp tín dụng xảy ra giữa hộ nghèo với Ngân hàng. Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngân hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay. Đồng thời, việc giải quyết những bất cập, không sát thực tế trong môi trường pháp lý và việc vận dụng thực thi các bộ luật đã có như thế nào để có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động NHCSXH là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay.

b, Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế - CT-XH và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nói chung và NHCSXH nói riêng. Môi trường ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện cho hộ nghèo làm ăn có hiệu quả, các

khoản vay sử dụng đúng mục đích, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế, các khoản vay được hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi, trên cơ sở đó chất lượng cho vay hộ nghèo được nâng cao. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, SXKD ngưng trệ, các hộ nghèo kinh doanh thua lỗ, sẽ không có khả năng trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, đường lối chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cũng là một trong những yếu tố thuộc về môi trường kinh tế - CT-XH ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Phạm vi và mức độ cho vay đối với người nghèo qua NHCSXH phải phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

c, Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp tới quá trình SXKD của hộ nghèo. Những biến động bất khả kháng xảy ra như thiên tai, động đất hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn... đều ảnh hưởng tới hoạt động SXKD, đặc biệt đối với NHCSXH khách hàng chủ yếu vay vốn để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, là những ngành có hoạt động SXKD chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường khí hậu tự nhiên. Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì các hộ nghèo vay vốn sẽ gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh - lưu thông hàng hoá, tức nó đã gián tiếp tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy có thể làm giảm chất lượng cho vay của ngân hàng .

Tất cả các nhân tố chủ quan và khách quan trên đều ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động cho vay người nghèo nói riêng. Do vậy,

để nâng cao chất lượng cho vay người nghèo, ngân hàng cần phải có sự nghiên cứu, xem xét và nhận thức một cách đúng đắn các yếu tố trên. Đồng thời, kết hợp với kết quả hoạt động thực tiễn của ngân hàng, từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế đến mức tối

thiểu những tác động đó và có biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, giảm thiểu

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH. Qua nghiên cứu đã rút ra một số kết luận sau đây:

1. Cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH nhằm thực hiện chủ trương giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước. Việc mở rộng quy mô cho vay đòi hỏi hiệu quả cho vay, chất lượng cho vay ngày càng phải được nâng lên đểmột mặt giúp đỡ hộ nghèo vay vốn SXKD thoát khỏi nghèo đói, ổn định xã hộimặt khác nâng cao uy tín, vị thế của NHCSXH trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

2. Chất lượng cho vay của NHCSXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này, nhằm biết được sự tác động tích cực và tiêu cực của từng yếu tố để từ đó có giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực, phát huy tích cực, đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững.

3. Luận văn đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ

nghèo tại NHCSXH, những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ làm cơ sở, tiền đề để triển khai cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu 0822 nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w