Phát triển Nông thôn chi nhánh Long Biên
2.3.1. Điểm mạnh
2.3.1.1. Tận dụng được lợi thế mạng lưới phân phối rộng lớn của NHNo&PTNT Việt Nam
Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam vẫn luôn giữ vị trí đứng đầu về mạng lưới phân phối,với hơn 2300 chi nhánh và các phòng giao dịch trải dài từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi xa xôi đến các cùng đồng bằng, hải đảo đã giúp cho NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp nói riêng có những lợi thế như : Thị phần lớn (cả về tín dụng và huy động vốn), số lượng khách hàng dồi dào.
So sánh về thị phần dư nợ tín dụng, thị phần huy động vốn và thị phần thẻ, mạng lưới hoạt động của một số ngân hàng lớn với Agribank ta sẽ thấy rất rừ những lợi thế mà Agribank cú được. Đến thời điểm hiện tại, Agribank luụn là ngân hàng đứng đầu về mạng lưới hoạt động, các chi nhánh, phũng giao dịch của Agribank mở sõu vào tận cỏc huyện, thị xó của tất cả cỏc tỉnh, thành trờn cả nước.
Bảng 2.12 : Thị phần dư nợ tín dụng 2010, 2011 của một số ngân hàng lớn
___________HBB___________ 0.7% 0.8%
___________NVB___________ 0.5% 0.5%
___________Khỏc___________ 36.6% 38.0%
□ Agribank □ BIDV □ Vietinbank □
Vietcombank ■ ACB □ Sacombank □ Eximbank □ MB ■ SHB □ HBB □ NVB □ Khác 57 “Nguồn : www.investor.vietinbank.vn ” Biểu đồ 2.8 : Thị phần dư nợ tín dụng 2011 Thị phần dư nợ tín dụng 2011
Biểu đồ 2.9 : Số lượng thẻ của một số ngân hàng lớn năm 2010
Biểu đồ 2.10: Số lượng chi nhánh, phũng giao dịch và ATM của một số NHTM năm 2010
2.3.1.2. Thương hiệu
Thương hiệu được xem là điểm mạnh thứ 2 mà NHNo có được so với các TCTD khác trong nước. Ngày nay, thương hiệu được xem như là một trong những công cụ quan trọng trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài nước. Trong nhiều năm liên tiếp, Agribank luôn là thương hiệu đứng trong top 5 thương hiệu được nhận biết nhiều nhất, đứng đầu là Vietcombank, Agribank, Seabank, Techcombank và Sacombank và top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong bảng xếp hạng VNR500.
2.3.1.3. Bề dày lịch sử hoạt động
Là ngân hàng có bề dày hoạt động lâu năm, có quan hệ với hầu hết các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn như bảo hiểm xã hội, các cơ quan đoàn thể, ... Điều này đã góp phần tạo cho ngân hàng tranh thủ được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành tại địa phương như mở tài khoản trả lương, làm đầu mối thanh toán tiền đền bù cho các dự án, .
2.3.1.4. Có sự hỗ trợ của Chính phủ, NHNo Việt Nam với các quỹ hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế như : ODA, AFD, ADB, . tài trợ cho những dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hóa ngành nông - lâm - ngư nghiệp.
2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân
2.3.2.1. Hoạt động Marketing ngân hàng chưa đi vào chiều sâu
Công tác tiếp thị có những thành công nhất định thu hút khách hàng và phần lớn mang tính chỉ đạo, triển khai của Ban Giám đốc.
Ngân hàng có Phòng Dịch vụ Khách hàng bao gồm bao gồm nhiều bộ phận kiêm nhiệm nhiều phần hành hoạt động như phát hành thẻ, tiếp quỹ ATM, dịch vụ khách hàng, . Chưa có bộ phận Marketing chuyên biệt để
chuyên sâu vào các hoạt động marketing, triển khai sản phẩm mới, phát triển thương hiệu, nghiên cứu thị trường, xây dựng và triển khai các chiến lược hoạt động cụ thể. Do đó, đến nay các chính sách lãi suất, khuyến mãi của ngân hàng thường mang tính thụ động, chậm chạp so với các ngân hàng cổ phần khác.
Chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chịu ảnh hưởng tư tưởng ngồi chờ khách hàng đến tiếp nhận và xử lý mang tính giải quyết sự vụ, không xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng.
Chi phí đầu tư cho hoạt động Marketing không lớn, chủ yếu là các quà khuyến mãi, tặng phẩm nhân dịp lễ kỷ niệm nào đó cho các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, chưa có nhiều hoạt động để thu hút các khách hàng mới.
2.3.2.2. Công nghệ ngân hàng tồn tại nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao
Công nghệ ứng dụng tại Agribank Long Biên đa phần được sử dụng chung cho toàn hệ thống. Các chương trình hệ thống giao dịch IPCAS, phần mềm HOST TO HOST của Western Union, phần mềm thanh toán tiền bảo hiểm Prudential, ... được cài đặt tại mỗi máy của Giao dịch viên, kết nối qua một máy chủ của chi nhánh, từ đó kết nối đến máy chủ của NHNo Việt Nam. Trong quá trình giao dịch thường bị nghẽn mạng gọi là “Servise Timeout”, làm gián đoạn quá trình hạch toán, dễ gây ra sai sót, hạch toán nhầm hay hạch toán lặp lại, ... Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công việc, làm mất thời gian của khách hàng.
Mức đầu tư máy móc thiết bị kinh doanh kém năng động do còn chờ duyệt kinh phí từ NHNo Việt Nam, các loại máy in sổ, in chứng từ hạch toán còn chưa đáp ứng đủ cho mỗi giao dịch viên nên vẫn còn xảy ra tình trạng hạch toán viết tay (ghi tay sổ tiết kiệm, chứng từ rút tiền,.), do đó hạch toán dễ xảy ra nhầm lẫn, thừa thiếu tiền cuối ngày; bên cạnh đó còn tạo ra các khe hở lớn cho các cán bộ bị mất tư cách đạo đức lợi dụng, trục lợi cho bản thân,
ảnh hưởng đến uy tín của Agribank Long Biên và NHNo Việt Nam nói chung.
2.3.2.3. Chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển
Agribank Long Biên chưa có riêng bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) để tìm hiểu và đánh giá đúng tình hình thị trường cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng theo mô hình quy định của NHNo Việt Nam, và bản thân chi nhánh chưa xem trọng việc có tìm hiểu phân tích, đánh giá đúng khách hàng, thị trường, khả năng của đối thủ cạnh tranh thì mới có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh có hiệu quả, thắng thế trên thương trường. Hơn nữa cán bộ ngân hàng vẫn còn nặng tư tưởng ngồi chờ có khách đến thì vào việc, thiếu chủ động tìm kiếm,
2.3.2.4. Công tác thẩm định và kiểm soát tín dụng chưa triệt để
Công tác thẩm định và cho vay còn chưa tách bạch, thông thường một món vay tại Agribank Long Biên do một cán bộ tín dụng đảm trách tất cả các khâu từ tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin, hướng dẫn khách hàng vay vốn, thẩm định cho vay, giải ngân và đôi khi kiêm thu nợ của khách hàng. Do đó, các đánh giá khách hàng còn bị ảnh hưởng cá nhân, mối quan hệ quen biết, cảm tính, ... làm cho chất lượng của báo cáo thẩm định chưa cao, chưa thực sự khách quan, làm ảnh hưởng đến chất lượng của món vay, dễ gây ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu.
Khâu kiểm tra giám sát tín dụng thiếu thường xuyên, ít được quan tâm đúng mức và ngay cả có kiểm tra sử dụng vốn cũng thực hiện sơ sài, hình thức, đối phó. Chưa xem trọng việc kiểm tra sử dụng vốn góp phần giám sát khách hàng cũng như góp phần xác định đúng thực trạng đồng vốn của ngân
hàng đã cho vay, góp phần bảo đảm an toàn vốn, nợ quá hạn chưa thực sự được đôn đốc thường xuyên.
2.3.2.5. Chưa chú trọng triển khai hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ mới
Các sản phẩm dịch vụ được cung ứng tại Agribank Long Biên là những sản phẩm, dịch vụ được cung ứng tại tất cả các chi nhánh trực thuộc NHNo Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, NHNo Việt Nam đã triển khai xuống các chi nhánh nhiều sản phẩm dịch vụ mới như Internet Banking, Sản phẩm Tiết kiệm Đầu tư Tự động, Tiết kiệm Học đường, Tiền gửi linh hoạt, Dịch vụ thu hộ tiền, ... Các sản phẩm, dịch vụ này tuy đã được NHNo Việt Nam triển khai từ lâu nhưng chưa được áp dụng sâu rộng tại chi nhánh, chưa có kế hoạch triển khai và các hành động cụ thể, làm cho hiệu quả của các sản phẩm mới chưa thực sự rõ rệt, chưa đem lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.
2.3.2.6. Môi trường làm việc kém thăng tiến
Trong nhiều năm qua, quy mô hoạt động của Agribank Long Biên không có phát triển thêm các cơ sở mới, cán bộ quản lý không có sự thay đổi lớn và có sự đổi chỗ cho nhau, hoặc được NHNo Việt Nam điều chuyển đến. Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý thực sự chưa hoàn toàn dựa trên cơ sở năng lực, trình độ và thiếu vắng cán bộ trẻ. Phần lớn cán bộ quản lý chủ yếu nhờ có thâm niên cao, thậm chí chưa được chuẩn hóa trình độ và chiếm giữ vị trí suốt thời gian dài do không phát triển được nữa tạo ra sức ỳ rất lớn.
Mặt khác, chi nhánh chưa mạnh dạn tạo ra môi trường thực tập quản lý để bổ sung kịp thời và hiệu quả kế thừa thế hệ, đặc biệt là khi có sự di chuyển đi nơi khác của một số vị trí nào đó sẽ được bổ sung kịp thời. Trong nhiều phòng ban chưa bổ nhiệm đủ cấp phó, cán bộ phụ trách nghiệp vụ theo chuẩn cho phép, đây cũng là điều kiện để tạo môi trường thực tập quản lý cần thiết nhất là đối với thế hệ trẻ.
Kết luận chương 2
Từ những cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM trong chương 1, chương 2 khái quát sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Long Biên trong những năm qua.
Kế tiếp là đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank Long Biên trong giai đoàn hội nhập kinh tế quốc tế. Sau cùng là đánh giá các mặt mạnh và điểm yếu về năng lực cạnh tranh so với các đối thủ khác, để từ đó đi đến những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Long Biên trong chương 3.
Chương 3
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh long biên
3.1. Những tác động do thay đổi trong môi trường kinh doanh đến hoạtđộng các Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020