Những tác động do thay đổi trong môi trường kinh doanh đến hoạt

Một phần của tài liệu 0942 nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh long biên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81)

❖Tác động của các yếu tố kinh tế:

Dự báo chung cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong giai đoạn 2010-2020 với các đặc điểm cơ bản của một quốc gia đang phát triển. Các chỉ số cơ bản về kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới được

dự báo : Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7 - 8%, GDP bình quân đầu

người đạt 3.000 - 3.200 USD, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng

85%GDP. Nhà nước tiếp tục thực hiện đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Cơ cấu kinh tế Việt Nam sẽ có thay đổi ở cả cơ cấu thành phần kinh tế bên cạnh sự thay đổi nhanh chóng của cơ cấu vùng và ngành kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thời gian tới của Việt Nam sẽ là cơ sở tốt cho sự phát triển chung của ngành Ngân hàng Việt Nam. Đây cũng là yếu tố đảm bảo những điều kiện cạnh tranh tốt cho các NHTM trên nhiều phân đoạn thị trường. Tuy nhiên, do tác động của quá trình toàn cầu hoá cũng như những rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế, các NHTM Việt Nam cũng cần chủ động và thường xuyên ứng phó với rủi ro phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp hơn.

❖Tác động do thay đổi cơ cấu dân số:

Trong 10 năm tới, dân số Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng ổn định ở mức 1.1%, tuy nhiên cơ cấu dân số sẽ có điều chỉnh theo hướng tuổi thọ được tăng lên ở mức bình quân là 75 tuổi, lao động qua đào tạo nghề đạt

số theo hướng này sẽ có rất nhiều ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng nhất là về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tính chất phức tạp của nhu cầu sẽ lớn hơn, nhu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ, phân đoạn thị trường khách hàng cá nhân cũng sẽ thay đổi. Cơ hội mở ra cho các ngân hàng và cũng là điều kiện cho sự cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong cung cấp dịch vụ tài chính, đặc biệt là dịch vụ tài chính cá nhân. NHTM Việt Nam sẽ có những cạnh tranh trong các phương thức tiếp cận, phục vụ khách hàng phù hợp với sự biến đổi của cơ cấu dân số.

❖ Tác động của các yếu tố văn hoá - xã hội:

Trong những năm tới, lĩnh vực văn hoá - xã hội sẽ được phát triển hài hoà với phát triển kinh tế, tạo bước phát triển mạnh mẽ về văn hoá, xã hội. Hệ thống thông tin của xã hội được phát triển tốt hơn, hệ thống giáo dục được cải thiện tốt hơn. Những tín hiệu này sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hoá - xã hội. Tác động trước hết là yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, cạnh tranh ở phân đoạn thị trường mới về dịch vụ cao. Quyền lực của khách hàng cá nhân trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng cao hơn, do đó, cạnh tranh sẽ khó khăn hơn ở nhiều phân đoạn khách hàng. Phương pháp tiếp cận khách hàng của các NHTM cũng phải nâng cấp ở trình độ cao hơn, thuận lợi hơn với các ứng dụng công nghệ mới bên cạnh các yêu cầu về an toàn thông tin, an toàn hệ thống.s

❖ Tác động của các yếu tố chính trị - pháp luật:

Môi trường chính trị - pháp luật của Việt Nam tiếp tục ổn định mặc dù có thể có một số yếu tố ảnh hưởng, tuy nhiên quá trình hoàn thiện luật pháp tại Việt Nam sẽ tiếp tục và triệt để hơn. Đối với lĩnh vực ngân hàng, luật pháp sẽ tiếp tục được xây dựng mới, bổ sung theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường các chuẩn trong kinh doanh đặc biệt là về chuẩn an toàn đảm bảo an toàn hệ thống. Đây có thể xem là một trong những xu thế có ảnh hưởng

trực tiếp tới cạnh tranh ngành ngân hàng trong thời gian tới. Sự cạnh tranh sẽ được đảm bảo trên các điều kiện minh bạch và bình đẳng hơn, sân chơi chung sẽ tiếp tục được hình thành theo Luật NHNN Việt Nam - Luật số 46/2010/QH12 quy định nhiệm vụ thanh tra - giám sát của NHNN Việt Nam với mục đích “nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của

hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.'’” Để thực hiện yêu cầu này, cơ quan thanh tra giám sát được thành lập

trực thuộc bộ máy NHNN Việt Nam để thực hiện theo các nguyên tắc, nội dung, các biện pháp xử lý phù hợp với từng đối tượng chịu thanh tra, giám sát. Luật các Tổ chức tín dụng - Luật số 47/010/QH12 quy định các nội dung cụ thể và chặt chẽ về “các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của

các TCTD”” tại chương VI của Luật đã dẫn bên cạnh những quy định chặt chẽ

về điều kiện thành lập, bộ máy quản lý, giám sát và điều hành kinh doanh.

❖ Tác động của quá trình toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam:

Các cam kết hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam tiếp tục được khẳng định trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ XI, đề cương phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Yếu tố này mở ra điều kiện nâng cao năng lực kinh doanh của các NHTM do có cơ hội tiếp cận kiến thức, kinh nghiệm mới, khách hàng mới, phân đoạn thị trường mới. Bên cạnh đó, việc mở cửa để các nhà cung cấp tham gia thị trường cung cấp dịch vụ tài chính tại Việt Nam sẽ cùng tạo nên các sức ép cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Những nhà cung cấp mới này sẽ có các lợi thế về cạnh tranh liên quan đến công nghệ, nhân lực, chất lượng dịch vụ, ...

❖ Tác động của thành tựu công nghệ nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng:

Khoa học - công nghệ của thế giới và Việt Nam sẽ tiếp tục có những thành tựu mới, nhu cầu và sức ép ứng dụng công nghệ tiếp tục được thực hiện đối với các ngân hàng. Công nghệ ngân hàng sẽ tiếp tục là thời cơ và cũng là thách thức đối với mỗi NHTM. Công nghệ có thể là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu cho nhiều ngân hàng. Xu thế chính trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng tại Việt Nam nằm ở hai vấn đề chính trong quá trình phát triển : hệ thống các giải pháp bảo mật và hệ thống kênh phân phối mới tới khách hàng trong điều kiện hiện đại như Internet banking, Home banking, Mobile Banking, Autobank,... ưu thế cạnh tranh sẽ chỉ thực sự bền vững đối với những NHTM làm chủ công nghệ trong thời gian tới tại Việt Nam.

Những đánh giá sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của ngân hàng tại Việt Nam trong 10 năm tới cho thấy xu thế cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ tiếp tục với tính chất và đặc biệt là trình độ ngày càng cao hơn trong bối cảnh yêu cầu chung của xã hội đối với hoạt động ngân hàng cũng sẽ gia tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ.

3.2. Định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong giai đoạn đầu hội nhập

Ngày 24/05/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 112/2006/QĐ-TTG phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 theo hướng cơ cấu lai một cách toàn diện mô hình tổ chức và hoạt động NHNN và TCTD.

3.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước :

- Nâng cao vị thế của NHNN, đảm bảo NHNN là ngân hàng trung ứng thực sự, độc lập tự chủ trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Mục

tiêu chủ yếu là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống tiền tệ - ngân hàng, góp phần tạo dựng môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

- Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực và khả năng xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc NHNN theo hướng chỉ giữ lại Nhà máy in tiền Quốc gia.

- Điều hành CSTT theo hướng thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, từng bước nâng cao tính chuyển đổi của VND.

- Tăng cường hiệu lực của NHNN về quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối, tự do hóa giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính. Thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt theo cơ chế thị trường.

- Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hiệu quả, cả về thể chế, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực và phương pháp thanh tra giám sát nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về phát triển hệ thống ngân hàng, thực hiện đúng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Thành lập cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc NHNN trên cơ sở thanh tra NHNN hiện nay, đảm bảo sau năm 2010 sẽ xây dựng được cơ quan giám sát tài chính tổng hợp, đồng thời hoàn thiện các điều kiện cho một hệ thống giám sát có hiệu quả, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các phương pháp giám sát ngân hàng.

3.2.2. Đối với các Tổ chức tín dụng

- Cải cách triệt để và phát triển hệ thống các TCTD theo hướng đa năng, hiện đại, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn và hoạt động theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Cơ cấu lại hệ thống NHTM, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại, bảo đảm quyền kinh doanh của các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết song phương và đa phương đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế, gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp. Tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống TCTD theo các đề án đã được phê duyệt, cụ thể là :

+ Tăng cường năng lực thể chế thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành, mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, phát triển các hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế;

+ Tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo các NHTM có đủ nguồn vốn để tiếp tục tăng vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM;

+ Từng bước cổ phần hóa các NHTM Nhà nước theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Mở rộng nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng có tiềm lực về tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín được mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành NHTM tại Việt Nam;

+ Phát triển quỹ tín dụng nhân dân thành TCTD hợp tác độc lập, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kinh doanh tiền tệ;

+ Tuân thủ các quy định của các Hiệp định song phương với các nước và quy định của WTO về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng;

+ Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đống thời nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao.

3.3. Định hướng, mục tiêu phát triển của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

3.3.1. Định hướng phát triển chung

Thực hiện các giải pháp theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, mục tiêu và giải pháp năm 2011-2012 của NHNo&PTNT Việt Nam như sau:

- Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng nông nghiệp nông thôn;

- Tập trung toàn hệ thống có các biện pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng (nguồn vốn thị trường 1), củng cố và nâng cao thị phần nguồn vốn. Chú trọng ổn định nguồn vốn từ các tổ chức và dân cư; kiên quyết thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn không ổn định từ các định chế tài chính khác và các tổ chức kinh doanh vốn khác...

- Chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn hiệu quả từ chi nhánh; quán triệt nguyên tắc có tăng trưởng nguồn vốn mới được tăng trưởng dư nợ và đảm bảo an toàn thanh khoản tại từng chi nhánh;

- Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý; ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trước hết là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, cho vay xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các dự án đã cam kết... đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nâng tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn toàn hệ thống đạt 70%;

- Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng cho vay địa ốc, tiêu dùng trên cơ sở kiểm soát danh mục dự án đầu tư được phê duyệt và tỷ lệ cho vay phù hợp bảo đảm an toàn hiệu quả. Cho vay trung dài hạn, kiểm soát chặt chẽ về đối tượng và danh mục dự án đầu tư;

- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác;

- Nâng cao tỷ trọng vốn đầu tư vào thị trường giấy tờ có giá và thị trường liên ngân hàng; Giảm dần tỷ lệ dư nợ/tổng nguồn vốn để đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả và tỷ lệ cấp tín dụng theo Thông tư 13, 19 của NHNN;

- Tiếp tục đổi mới và phát triển ứng dụng công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, cung cấp thêm các sản phẩm dịch vụ, tiện ích, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đủ sức cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao thị phần dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn đô thị, nhanh chóng triển khai các dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn nông nghiệp nông thôn.

3.3.2. Mục tiêu cụ thể

- Nguồn vốn huy động (cả ngoại tệ quy đổi, không bao gồm dư nợ ủy thác đầu tư), tăng từ 15%-17% so với năm 2010;

- Dư nợ cho vay nền kinh tế (cả ngoại tệ quy đổi, không bao gồm dư nợ

Một phần của tài liệu 0942 nâng cao năng lực cạnh tranh của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh long biên luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w