Tài trợ nhậpkhẩu

Một phần của tài liệu 0908 nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại NH thương mai cổ phần đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 34)

Ngân hàng thuơng mại cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu duới các hình

thức nhu cho vay mở L/C, tín dụng chấp nhận hối phiếu.

* Tài trợ cho người nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ

Thu tín dụng L/C là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do nguời này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi họ xuất trình toàn bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C. Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu. [16]

- Điều kiện để mở L/C tại các ngân hàng thuơng mại:

+ Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đối với các đơn vị nhập ủy thác phải có hợp đồng ủy thác nhập khẩu. Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng. Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị của L/C hoặc đuợc bảo lãnh thanh toán

bởi một tổ chức đáng tin cậy.

+ Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập của Nhà

nuớc, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ công thuơng cấp. + L/C hàng nhập phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh việc nhập lô hàng trên là phù hợp với luật pháp, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng.

- Thẩm định hồ sơ mở L/C: Trên cơ sở thẩm định, ngân hàng quyết định mức ký quỹ L/C. Ký quỹ L/C được coi là một hình thức bắt buộc tại ngân hàng thương mại. Ký quỹ nhằm bảo đảm khách hàng nhận hàng và thanh toán L/C. Thông thường mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Khả năng thanh toán của khách hàng: khả năng thanh toán của khách hàng càng cao mức ký quỹ càng thấp và ngược lại.

+ Đối tượng khách hàng: khách hàng có uy tín đối với ngân hàng thì mức ký quỹ thấp và ngược lại.

+ Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay, vì mục đích L/C trả chậm là để vay vốn nước ngoài, thời gian khá dài, mức ký quỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng.

+ Loại hàng hoá nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả hàng hoá trên thị trường. Những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định, giá cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp. Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên, các định mức ký quỹ L/C ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ cụ thể. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản ngoại tệ của khách hàng để chuyển vào tài khoản thanh toán L/C, theo quy định hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi thanh toán. Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ hoặc đối với các đơn vị nhập uỷ thác có thể kè m đơn xin mua ngoại tệ để ký quỹ hoặc có thể làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ.

Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:

Hình 1.2. Sơ đồ nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ.

Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn và gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH phát hành L/C), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng những điều kiện nêu trong đơn, để trả tiền cho nhà XK.

Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH phục vụ nhà NK sau khi đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ, thì sẽ mở một L/C với một số tiền nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục vụ nhà XK (NH thông báo)

Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NH phát hành, NH thông báo phải xác thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho nhà XK.

Bước 4 : Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK.

Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng từ hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửi toàn bộ các chứng từ này cho NH thông báo/NH thanh toán để xin thanh toán.

phải kiểm tra thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với nhau thì sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó.

Bước 7: NH thông báo L/C chuyển bộ chứng từ cho NH phát hành L/C và yêu cầu NH này trả tiền cho bộ chứng từ đó.

Bước 8: Nhận được bộ chứng từ, NH phát hành phải kiểm tra kỹ, nếu các chứng từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NH phát hành trích tiền từ tài khoản ký quỹ mở L/C đứng tên nhà NK để chuyển trả cho NH thông báo/ thanh toán L/C.

Bước 9: NHNK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà NK, đồng thời NH chuyển giao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà NK để người đó có căn cứ đi nhận hàng.

Đối với nhà nhập khẩu việc mở thư tín dụng đã thể hiện việc ngân hàng tài trợ cho nhà nhập khẩu (bằng uy tín hoặc vốn hoặc cả 2 yếu tố trên) vì mọi thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghị của nhà nhập khẩu. Nhưng thực tế không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Vì vậy ngân hàng mở L/C phải gánh chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán khi L/C đến hạn trả tiền. Khi ngân hàng mở L/C trả chậm cho nhà nhập khẩu, ngân hàng đã gián tiếp cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì khi có sự chấp nhận bảo lãnh trả tiền của ngân hàng thì nhà xuất khẩu mới đồng ý cho nhà nhập khẩu mua chịu hàng hoá. Nếu nhà nhập khẩu sử dụng vốn tự có để mở L/C đến hạn thanh toán với bên nước ngoài mà nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì họ phải nhận nợ với ngân hàng và chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất cho vay. Do vậy nhà nhập khẩu thường sử dụng việc vay để mở L/C trên cơ sở hợp đồng đã ký. Khi mở L/C cho nhà nhập khẩu, nếu ngân hàng khống chế số dư có trên tài khoản của khách hàng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của họ do khoảng cách giữa thời gian mở

L/C và thời gian nhận hàng tương đối dài. Vì vậy, để hạn chế rủi ro ngân hàng thường cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu theo hạn mức tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải kiểm tra khả năng kinh doanh của nhà nhập khẩu, tình hình tài chính, đối tượng nhập khẩu, để có cơ sở vững chắc trước khi mở L/C.

Đối với người nhập khẩu, phương thức này mang nhiều điều thuận lợi. Người nhập khẩu sẽ chỉ phải trả tiền khi nhận bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu

của mình qui định trong L/C. Người nhập khẩu sẽ không phải thanh toán tiền hàng nếu nó không phù hợp với yêu cầu thể hiện trong chứng từ. Đối với ngân hàng, phương thức này mang lại thu nhập nhiều nhất, phí dịch vụ cho phương thức này bao giờ cũng cao hơn so với phương thức khác do ngân hàng có vai trò

trung gian, thực hiện nhiêu thao tác với trách nhiệm cao hơn. Tuy vậy, phương thức này không phải là không có nhược điểm, tức là chưa hoàn toàn loại trừ mọi

rủi ro cho người nhập khẩu và phía ngân hàng vì đây là một phương thức rất phức tạp trong việc lập chứng từ với số lượng chứng từ rất nhiều. Điều này không thể tránh khỏi hoàn toàn do việc trả tiền chỉ phụ thuộc vào chứng từ là vật

thể hiện hàng hoá nên tính đúng đắn của các chứng từ là hết sức quan trọng. Trong trường hợp, tiền hàng đã trả do bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng đều

ph hợp cả về số lượng, chất lượng chứng từ và cả về thời gian nhưng thực tế thì

hàng hoá nhận được lại không được như mong muốn vì chất lượng, chủng loại mặt hàng không giống như trong hợp đồng thương mại hai bên đã thỏa thuận trước đó, phải chăng ở đó đã xuất hiện sự thiếu trung thực của người xuất khẩu khi họ lập từng loại chứng từ. Do vậy, trong trường hợp này, người nhập khẩu

Ngân hảng Ngân hàng đại lý

nghiệp vụ cao của cán bộ thưc hiện, liên quan đến nhiều thông lệ, tập quán và luật quốc tế dễ dẫn đến sai sót trong tác nghiệp gây phương hại đến quyền lợi của ngân hàng.

* Tài trợ cho người nhập khẩu qua việc chấp nhận hối phiếu

Đây là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng cam kết chấp nhận các hối phiếu mà khách hàng của mình phải thanh toán. Như vậy, nhà xuất khẩu sẽ được đảm bảo thanh toán khi đến hạn. Hình thức này thường được sử dụng khi người bán thiếu tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua và họ đề nghị bên mua có một ngân hàng đứng ra chấp nhạn trả tiền hối phiếu do họ ký phát. Đây chỉ là một hình thức bảo đảm về mặt tài chính cho nhà nhập khẩu. Nếu đến hạn thanh toán, người mua có đủ tiền thanh toán thì ngân hàng được nhận một khoản phí chấp nhận, thật sự ngân hàng không phải ứng tiền ra. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán mà người mua không có khả năng thanh toán thì ngân hàng phải gánh chịu thiệt hại. Tài trợ thông qua việc chấp nhận hối phiếu đem lại rất nhiều ưu điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu:

- Đối với nhà xuất khẩu, với sự chấp nhận của nhà nhập khẩu, họ có sự bảo đảm chắc chắn về khả năng thanh toán của hối phiếu và họ có thể đem

hối phiếu đi chiết khấu lại tại bất kỳ ngân hàng nào. Sự chấp nhận của ngân

hàng đã tạo ra khả năng lưu thông cho hối phiếu đồng thời cũng tạo điều kiện

cho nhà xuất khẩu được hưởng tỷ lệ chiết khấu ưu đãi.

- Đối với nhà nhập khẩu, với hình thức này nhà nhập khẩu sẽ tạo được uy tín đối với nhà xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán

cho nhà xuất khẩu khi đến hạn. Mặt khác, nhà nhập khẩu cũng có thể

* Tài trợ cho người nhập khẩu qua phương thức chi trả trực tiếp

Nhà nhập khẩu sau khi ký hợp đồng mua bán với nhà xuất khẩu nếu họ không có đủ tiền thì có thể xin vay ngân hàng theo phuơng thức đề nghị ngân hàng chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý ở nuớc ngoài. Trong truờng hợp nhà nhập khẩu đủ khả năng thanh toán, sử dụng hình thức chuyển tiền thì ngân hàng chỉ thực hiện hình thức dịch vụ thông thuờng và thu phí. Thông thuờng sau khi nhận hàng hoá ngân hàng đại lý mới chuyển tiền để tránh bị nhà xuất khẩu chiếm dụng vốn.

Tuy nhiên, đây là hình thức đuợc các ngân hàng thuơng mại trên thế giới áp dụng tuơng đối phổ biến, còn hiện nay tại nuớc ta, các Ngân hàng còn rất hạn chế trong việc tài trợ cho nhà nhập khẩu bằng phuơng thức này.

Quy trình tài trợ nhập khẩu theo phương thức chi trả trực tiếp

C2)∣ ι C6) /4) Nhà nhập

khâu (1)

Nhả xuất khâu

Hình 1.3. Sơ đồ nghiệp vụ tài trợ nhập khẩu theo ph OJ ơng thức chi trả trực tiếp

(1) Giao dịch hàng hoá giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. (2) Nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu chuyển tiền.

(3) Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển tiền ra nuớc ngoài qua ngân hàng đại lý.

(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nhà xuất khẩu. (5) Ngân hàng đại lý phải hoàn thành việc chuyển tiền. (6) Ngân hàng nhập khẩu báo nợ cho nhà nhập khẩu.

* Tài trợ cho người nhập khẩu qua việc phát hành Bảo lãnh và tái bảo lãnh

Trong thuơng mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các thuơng vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng..). Từ đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro. Trong ngoại thuơng, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm rõ khả năng tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu, do vậy nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thuờng là ngân hàng đứng ra baỏ lãnh thanh toán. Nguợc lại, do không biết rõ hoặc không tin tuởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Ngân hàng bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốn nuớc ngoài duới hình thức tín dụng thuơng mại hoặc tín dụng chứng từ. Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là thi hành đúng cam kết với nuớc ngoài trong truờng hợp nguời xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó với bên nuớc ngoài.

Bảo lãnh thuờng đuợc thực hiện duới hai hình thức: thu bảo lãnh của ngân hàng (Letter of Guarantee) và thu tín dụng dự phòng (Standby L/C). Trong phuơng thức này, ngân hàng là nguời bảo lãnh, cam kết thanh toán cho nguời thụ huởng một số tiền nhất định nếu nguời đuợc bảo lãnh vi phạm những nghĩa vụ đã quy định trong thu bảo lãnh hoặc tín dụng dự phòng. Ngân hàng chỉ thực hiện cam kết của mình khi nguời đuợc bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ của mình. Do đó không phải trong mọi truờng hợp bảo lãnh, ngân hàng đều phải thanh toán cho nguời thụ huởng. Có rất nhiều hình thức bảo lãnh quốc tế nhu Bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự

thầu, bảo lãnh thanh toán. Yêu cầu phát hành bảo lãnh có thể xuất phát từ

Một phần của tài liệu 0908 nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại NH thương mai cổ phần đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w