MẠI TẠI BIDV.
2.2.1.Doanh số và Thị phần
Khách hàng DN nhỏ và vừa ĨĨĨ3 1175 1513 1720
Khách hàng DN FDI - 104 725 850
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTM của BID
V qua các năm
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTMcủa BIDVqua các năm
Kết hợp với số liệu đã phân tích tại Bảng 1.1: Hoạt động Tài trợ thuơng mại các NHTM, có thể thấy tình hình hoạt động TTTM tại BIDV tăng truởng đều qua các năm trong suốt giai đoạn 2012-2017. Đáng chú ý hơn cả là thị phần TTTM của BIDV luôn duy trì vị trí thứ 3, nhung vẫn có khoảng cách khá xa đối với những ngân hàng top trên. Cụ thể, thị phần năm 2016 của BIDV là 6,2%; trong khi Vietcombank vẫn đứng đầu với 15,2% và theo sát đằng sau là Vietinbank với thị phần 13,2%.
2.2.3.Số lượng khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại
Bảng 2.4. Số lượng khách hàng doanh nghiệp XNK sử dụng dịch vụ TTTM của BIDV
Năm
Chỉ tiêu 2015
2016
2017
Số giao dịch TTTM 188,725 224,271 245,450
Ngoại trừ số lượng Khách hàng DN lớn có dấu hiệu suy giảm vào năm 2015 thì nhìn chung trong giai đoạn 2014-2017, số lượng khách hàng doanh nghiệp XNK của BIDV đều có sự tăng trưởng đáng kể. Điều này cũng xuất phát từ khách quan trong điều kiện kim ngạch XNK của Việt Nam tăng trưởng đều đặn (khoảng 12%/1 năm) trong giai đoạn này cùng với lợi thế của Việt Nam khi tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do. Năm 2015, Việt Nam đã hoàn thành ký kết các hiệp định thương mại tự do như VKFTA (Việt Nam - Hàn Quốc), VN EAEU FTA (Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu), đã tạo lợi thế thu hút các nhà đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, gia tăng nhập khẩu. Cũng trong giai đoạn này, BIDV đã dành nguồn lực rất lớn thông qua các gói tín dụng nhằm tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, đặc biệt tăng trưởng tín dụng của các KHDN hoạt động tốt. Đặc biệt Hội đồng quản trị của BIDV đã phê duyệt riêng Nghị quyết về khung chính sách dành cho các doanh nghi ệp XNK quan trọng với quy mô 20.000 tỷ đồng vào năm 2015. Điều này là cú hích lớn tạo nên sự tăng trưởng về số lượng khách hàng doanh nghiệp XNK trên toàn hệ thống và là tiền đề quan trọng để tăng trưởng các chỉ tiêu về thu nhập, lợi nhuận từ TTTM của BIDV trong giai đoạn này.
45
2.2.4. Số lượng giao dịch tài trợ thương mại được xử lý qua Trung tâm Tác nghiệp tài trợ thương mại
Bảng 2.5: Số lượng giao dịch TTTM toàn hệ thống
Số món giao dịch 29.991 37.988 53.160 69.979 Trị giá thanh toán (tỷ USD) 2,55 3,23 4,52 5,95
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTMcủa BIDVqua các năm
Như đã phân tích ở trên, toàn bộ giao dịch TTTM của toàn hệ thống đều được chuyển về Trung tâm Tác nghiệp TTTM (TFC) của BIDV để xử lý. Số lượng khách hàng gia tăng trong các năm qua đồng nghĩa với việc số món giao dịch được Chi nhánh/Ban KHDN kh ởi tạo và đẩy lên chương trình Trade Finance Plus (TF+) và chuyển cho Trung tâm Tác nghiệp TTTM xử lý cũng gia tăng tương tự. Cụ thể, trong năm 2017, số lượng giao dịch TTTM toàn hệ thống xử lý qua TFC đạt 245.450 giao dịch, tăng 10% so với năm 2016. Số giao dịch tăng đã thể hiện quy mô TTTM của BIDV tăng trưởng qua hàng năm nhưng cũng đồng thời chỉ ra được áp lực về tiến độ và khối lượng công việc lên Tổ TTTM tại các đơn vị cơ sở và các cán bộ trực tiếp xử lý giao dịch tại Trung tâm Tác nghiệp TTTM là rất lớn.
2.2.5. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu hiện nay tại BIDV vẫn tập trung chủ yếu ở 2 hình thức đó là: Thư tín dụng (Letter of Credit) và Nhờ thu xuất khẩu.
* Hoạt động tài trợ xuất khẩu theo phương thức Thư tín dụng
Bảng 2.6: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại BIDV
Nă m Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Số món 13.525 17.054 24.345 35.519
Trị giá thanh toán (tỷ USD)
1,15 1,45 2,07 3,02
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTMcủa BIDVqua các năm
Nhằm phát triển loại hình dịch vụ thanh toán LC xuất khẩu qua ngân hàng này, BIDV đã xây dựng cơ chế chiết khấu Hối phiếu đòi nợ kè m bộ chứng từ xuất khẩu nhu Quy định 8487/QĐ-PTSPBB ngày 19/12/2014. Theo quy định này, BIDV cho phép việc chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ theo hình thức L/C và có truy đòi đối với những hình thức thanh toán khác nhu: nhờ thu và T/T. Theo quy định này, tỷ lệ chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ hàng xuất theo phuơng thức thanh toán L/C tối đa lên tới 98%, đuợc biết nhu là mức cao nhất trên toàn thị truờng. Các hình thức chiết khấu khác cũng đuợc BIDV để tỷ lệ chiết khấu rất cao: với D/P (nhờ thu trả tiền đổi chứng từ) tối đa 95% giá trị Hối phiếu đòi nợ còn với T/T (thanh toán chuyển tiền điện) và D/A (nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ) là 90% giá trị Hối phiếu đòi nợ. Đây cũng là chính sách khuyến khích và lôi kéo khách hàng Xuất nhập khẩu đến với BIDV vì họ sẽ đuợc tu vấn trọn gói và “may đo” kể từ khâu lập chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu từ nuớc ngoài đến việc đuợc tài trợ vốn trong thời gian nhà nhập khẩu chua trả tiền. Điều này đã trực tiếp thúc đẩy doanh số thanh toán L/C xuất khẩu qua BIDV theo từng năm nhu bảng trên.
Cơ cấu hàng xuất thanh toán qua BIDV cũng ngày một đa dạng. Truớc đây, các mặt hàng xuất khẩu qua BIDV chủ yếu là hàng gia công nhu giầy
47
dép, sản phẩm may mặc. Hiện nay, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đều đuớc BIDV tài trợ nhu: thủy sản, gỗ, chè, xăng dầu, cao su,...
* Hoạt động tài trợ xuất khẩu theo phương thức nhờ thu
Đây là là hình thức thanh toán đuợc thực hiện với doanh số thấp tại BIDV. Lý do chủ yếu vì đây là hình thức thanh toán không an toàn cho khách hàng xuất khẩu của mình nên BIDV luôn tu vấn cho khách hàng nên đề nghị đối tác mở L/C. Tuy nhiên với những khách hàng xuất khẩu là đơn vị liên doanh hay công ty con của các công ty nuớc ngoài, thực hiện thanh toán hàng xuất theo phuơng thức này lại hay đuợc áp dụng do uy tín giữa 2 đối tác. Vai trò của BIDV phục vụ trong phuơng thức thanh toán này là kinh nghiệm trong giao dịch để tu vấn khách hàng lập bộ chứng từ có khả năng đòi tiền một cách nhanh nhất.
Bảng 2.7: Tình hình thanh toán xuất khẩu tại BIDV bằng phương thức nhờ thu
Số món 31.325 53.985 61.761 68.314 Trị giá thanh toán
(tỷ USD)
2,82 4,86 5,56 6,15
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTMcủa BIDVqua các năm
2.2.6. Hoạt động tài trợ nhập khẩu
* Hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
Trong hoạt động thanh toán theo phuơng thức tín dụng chứng từ nói riêng và toàn bộ hoạt động TTTM tại BIDV nói chung, L/C hàng nhập chiếm một tỷ trọng lớn và tăng truởng liên tục trong giai đoạn 2014-2016.
Năm
Chỉ tiêu 2014 2015
2016
2017
Số món 16.438 26.523 37.945 41.574 Trị giá thanh toán (tỷ
USD)
1,48 2,39 3,42 3,74
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTMcủa BIDVqua các năm
Thư tín dụng là cam kết thanh toán, nên việc thanh toán bằng phương thức LC được ngân hàng xem xét điều kiện điều khoản ngay từ khi mở L/C. Bộ phận Quản lý khách hàng và Quản trị tín dụng tại các Chi nhánh và Ban KHDN sẽ có nhiệm vụ phải thẩm định các điều kiện về hồ sơ pháp lý của khách hàng, khả năng nguồn vốn thanh toán. Bộ phận TTTM chỉ thực hiện tác nghiệp liên quan đến nội dung thư tín dụng và tư vấn cho khách hàng cũng như bộ phận Quản lý khách hàng những rủi ro có thể gặp phải khi cam kết tín dụng thư được phát hành. Nếu như trong giai đoạn trước, mặt hàng nhập khẩu mà BIDV tài trợ mở thư tín dụng thanh toán chủ yếu là máy móc thiết bị do khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì hiện nay BIDV đã tập trung vào các nhóm Khách hàng dược phẩm, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, rượu/bia/nước giải khát/, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, thâm nhập vào nhóm các khách hàng dệt may, điện thoại và linh kiện điện tử, duy trì quan hệ chọn lọc với nhóm Khách hàng xăng dầu, sắt, thép, ô tô và phụ tùng ô tô.
* Hoạt động tài trợ nhập khẩu theo phương thức nhờ thu
Phương thức này thực hiện khi BIDV nhận được thư nhờ thu kèm chứng từ từ Ngân hàng nước ngoài hoặc từ khách hàng chuyển tới. BIDV thực hiện thông báo cho khách hàng và xử lý bộ chứng từ như chỉ dẫn. Đối với BIDV hình thức thanh toán nhờ thu không phải là hình thức phổ biến nhưng cũng
49
ngày càng phát triển, vì hình thức thanh toán này hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ giữa 2 đối tác trong quan hệ mua bán. Đối với khách hàng của BIDV, phuơng thức thanh toán này đuợc sử dụng chủ yếu đối với các khách hàng nhập khẩu nguyên vật liệu có uy tín và mối quan hệ mật thiết với đối tác xuất khẩu.Bên cạnh việc phụ thuộc vào hình thức thanh toán đuợc qui định giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu, uy tín của ngân hàng cũng là một yếu tố khá quan trọng để các ngân hàng phục vụ nguời xuất khẩu lựa chọn để gửi chứng từ nhờ thu. Từ khi thực hiện nghiệp vụ TTTM đến nay, uy tín của BIDV ngày càng đuợc nâng cao trong quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng trên thế giới, nên số luợng các bộ chứng từ nhờ thu gửi về qua BIDV ngày càng tăng lên qua các năm.
gồm phí chuyển tiền quốc tế) (tỷ VND) Tỷ trọng so với thu dịch vụ ròng của toàn hệ thống 12.35% 14,12% 15,65% Tỷ trọng so với thu phí dịch vụ khối Bán buôn 15,34% 17,83% 20,90%
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Dư nợ cho vay
(nghìn tỷ đồng) 72 83 84 86
Tỷ lệ nợ xấu 0,189% 0,185% 0,19% 0,187%
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTMcủa BIDVqua các năm
2.2.7.Phí TTTM
Phí thu được từ hoạt động TTTM tiếp tục có sự tăng trưởng cao và nguồn thu quan trọng trong thu nhập của toàn hệ thống. Trong năm 2017, phí TTTM thu được là 690,3 tỷ VND, tức là tăng tới 20,5% so với năm 2016; và đặc biệt chiếm tới 15,65% thu dịch vụ ròng của toàn hệ thống. Như vậy, phí TTTM là dòng thu phí dịch lớn thứ 3 chỉ sau phí bảo lãnh và phí thanh toán trong cơ cấu thu phí dịch vụ của khối Bán buôn. Đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng thu phí trong năm 2017 là nhóm sản phẩm Upas: đạt 204 tỷ đồng, chiếm tới 30% tổng thu phí TTTM, gấp 2,5 lần so với năm 2016. Đóng góp lớn nhất vẫn là 2 địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 57% tổng phí), trong đó địa bàn Hồ Chí Minh có mức tăng trưởng ấn tượng 35%.
Bảng 2.10. Phí TTTM của BIDV qua các năm
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTTMcủa BIDVqua các năm
2.2.8. Tình hình hoạt động cho vay tài trợ XNK
Cụ thể, tính đến hết 31/12/2017, dư nợ cho vay XNK đạt 86 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 30/09/2017, tăng 10,2% so với năm 2016. Tuy dư nợ cho vay XNK có tăng trưởng nhanh nhờ vào sự hỗ trợ của các gói tín dụng ưu đãi như: Gói tín dụng 300 triệu USD cho Khách hàng XNK, Gói tín dụng 15.000 tỷ hay gói 30.000 tỷ cho KHDN lớn, Gói 10.000 tỷ cho KHDN nhỏ và vừa và Gói tín dụng 50 triệu USD cho nhóm KHDN nước ngoài; tuy nhiên vẫn chưa đạt kỳ vọng về tỷ trọng dư nợ XNK trên toàn bộ dư nợ KHDN trong năm 2017 (tỷ lệ kỳ vọng là 16%). Tuy nhiên, dư nợ tài trợ
Điện 700 đến 11,4% 12,3% 13%
XNK liên tục giữ đà tăng trưởng đã thể hiện được niềm tin của doanh nghiệp XNK vào hoạt động TTTM đang ngày một gia tăng. Hoạt động TTTM càng hiệu quả, các doanh nghiệp XNK sẽ càng tin tưởng và lựa chọn BIDV là đối tác để vay vốn và đương nhiên khi vay vốn để thanh toán L/C, nhờ thu, hay thanh toán tiền hàng đầu vào cho các lô hàng xuất khẩu, thì các doanh nghiệp đó đã yên tâm và lựa chọn sử dụng các dịch vụ TTTM của BIDV.
Chất lượng tín dụng được duy trì ở mức tốt, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cao nhất cũng chỉ chiếm 0,19% toàn bộ dư nợ tài trợ XNK, tức chỉ bằng 1/8 so với tỷ lệ nợ xấu toàn hàng. Đây chính là minh chứng cụ thể cho hiệu quả đến từ công tác phân tích, tư vấn phòng ngừa rủi ro của các tổ, trung tâm tác nghiệp TTTM tại Hội sở chính và chi nhánh. Nhất là khi đặt trong bối cảnh dư nợ cho vay XNK liên tục tăng trưởng nhưng nợ xấu lại ổn định và ở mức rất thấp so với tỷ trọng nợ xấu toàn ngành.
2.3.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI BIDV
2.3.1.Những kết quả đạt được
Qua những phân tích ở trên về tình hình hoạt động TTTM có thể thấy những kết quả mà BIDV đạt được:
* Quy mô hoạt động TTTM ngày càng được mở rộng.
Trong điều kiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn, tín dụng chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin, BIDV đã ngày càng chú trọng đến việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ TTTM, coi đây là một chiến lược quan trọng, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đa dạng của khách hàng. Điều này đã được thể hiện ở những con số tăng trưởng về số lượng khách hàng XNK, thị phần TTTM của BIDV tại Việt Nam và doanh số giao dịch XNK qua BIDV đều tăng trưởng qua các năm. Cụ thể nhất thị phần TTTM của BIDV đã tăng từ 4,5% trong giai đoạn 2012-2014 lên 6,2% trong năm 2016. Đây là minh chứng cụ thể nhất về sự tăng trưởng của quy mô TTTM của BIDV trong giai đoạn vừa qua.
* Chất lượng của các sản phẩm dịch vụ TTTM ngày càng được nâng cao, dịch vụ ngày càng được đa dạng.
Sản phẩm dịch vụ TTTM của BIDV cung cấp đạt chất lượng cao, tuân thủ thông lệ quốc tế, giao dịch nhanh chóng và chính xác. Nhu cầu khách hàng tương đối ổn định đối với sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn như Phát hành thư tín dụng và Nhờ thu.
Bảng 2.12: Tỷ trọng lượng điện Swift của BIDV so với các Ngân hàng trong nước
Điện 700 đi 15,2% 16,6% 17%
Điện 400 đến 16,3% 17% 17,7%
thành lập được hơn 35 năm, liên kết với hơn 9000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. Swift giúp các ngân hàng trên thế giới là thành viên của Swift chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin. Trong đó BIDV cũng là một thành viên của Swift. Điện 700 chính là điện phát hành LC đến và đi qua BIDV, và đến với các Ngân hàng thành viên của Swift; còn điện 400 là điện thông báo về thanh toán nhờ thu đến và đi qua BIDV. Quan sát bảng trên, tỷ lệ điện 700 và 400 qua BIDV liên tục tăng trưởng qua các năm. Vì vậy, nó không chỉ thể hiện sự tăng trưởng về mặt số lượng mà còn là thị phần của BIDV đối với hai hoạt động tài trợ thương mại phổ biến nhất hiện
tại ở Việt Nam là Phát hành thư tín dụng và Nhờ thu kèm chứng từ.
Ngoài ra, BIDV tiếp tục phát triển và hoàn thiện sản phẩm tài trợ XNK theo ngành trên cơ sở tài trợ khép kín theo chuỗi cung ứng, tập trung vào các lĩnh vực: gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dệt may, dược phẩm, thức ăn chăn