Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 0908 nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại NH thương mai cổ phần đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 49)

Ngày 26/04/1957, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, thay thế cho “Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản”. Ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do Nhà nước cấp cho xây dựng cơ bản nhằm thực hiện các kế hoạch kinh tế - xã hội và hỗ trợ công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Ở thời kỳ này, Ngân hàng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thuần túy là giữ tiền cho các doanh nghiệp mà ít thực hiện cho vay hay các vai trò của một ngân hàng đa năng khác.

Từ năm 1990 - nay, BIDV đã thực hiện thành công cổ phần hóa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Trong giai đoạn bối cảnh môi trường quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức, BIDV đã bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, chủ động,

sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao. BIDV tập trung giải quyết các yếu kém nội tại, triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt

động toàn hệ thống song hành với quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước

và hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm đạt tới sự ổn định, an toàn, hiệu quả. Đến ngày 25/5/2015, thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có một bước phát triển mạnh

--- I I I ILNHBB IL NHBL K. KDV8TT Γ I BEHDN nưỏc HEC ái B. PTNHBL ỉ B. KDV a TT TT Thè TTCSKH TTTT B. KB toán TTDVKH B. Tài chỉnh TTTK TTTM BL MIS Ã ALCO TTQLiDV kho quỹ TT DV kho quỹ phía Nam 34

Kết thúc năm 2017, tổng tài sản của BIDV đạt 1.176.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16,7% so với 2016, tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.106.517 tỷ đồng, trong đó tiền gửi tổ chức và dân cư đạt 934.111 tỷ đồng; chiếm 12,5% huy động vốn toàn ngành ngân hàng. BIDV trong năm 2017 đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng, nhiều năm liên tục nằm trong 10 doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất cả nước.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy

BIDV được tổ chức theo hệ thống thống nhất bao gồm cơ cấu tổ chức của toàn hệ thống và cơ cấu tổ chức của Trụ sở chính. Cụ thể như sau:

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức BIDV

* Sớ hữu gián tiếp qua công ty con

(Nguồn: website investor.bidv.com.vn)

Toàn hệ thống của BIDV gồm 4 khối: Công ty con, Ngân hàng, Liên doanh và Khối góp vốn. Trong đó, hoạt động TTTM sẽ chủ yếu diễn ra tại Khối Ngân hàng. Tại khối Ngân hàng, đáng chú ý cơ cấu tổ chức của Hội sở chính như sau:

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức Hội sở chính BIDV

Hội đàng tín dụng

Hội đong ALCO

Các Úy baπ√HD khác K. QLRR B. QLRRTD B.QLTD B. QLRRTT a TN B. KHDN nhò và vừa

K. Dau tư K. HÔ trợ

B. DCTC B. Ngucn vòn ùy thác

quòctồ

B. KHCL B.TH⅛QHICC B. Pháp ché B. Cõng nghệ B. QLTSHN B.QLDAP.Băc BQLDA F,. Nanii B.QLDA DNB VP.CDoân VP. Dâng ùy

Tương tự như cơ cấu của toàn hệ thống, hoạt động TTTM của BIDV cũng có sự liên lạc và phân công rõ ràng ở hai bộ phận chính đó là tại Hội sở chính và tại Chi nhánh hay còn có thể gọi là “Cơ cấu theo ngành dọc”. Hội ở chính là nơi đầu mối thanh toán với nước ngoài của cả hệ thống. Chỉ có hội sở chính mới được phép đặt quan hệ đại lý và mở tài khoản Nostro tại các Ngân hàng nước ngoài. Ở hội sở chính, Trung tâm Tác nghiệp TTTM của Khối tác nghiệp sẽ là nơi tập trung xử lý toàn bộ giao dịch của toàn hệ thống từ tất cả khách hàng tại cả hội sở chính và Chi nhánh dựa trên chương trình nội bộ hiện tại của BIDV là Trade Finance (TF). Theo chương trình này, cán bộ TTTM tại Chi nhánh, các ban KH thuộc khối Ngân hàng Bán Buôn sẽ tạo giao dịch trên chương trình và đẩy hồ sơ dưới dạng scan để chuyên viên Trung tâm Tác nghiệp TTTM xử lý và trả kết quả. Ngoài ra, các ban KHDN nước ngoài, lớn, nhỏ và vừa, Định chế tài chính của Khối Ngân hàng bán buôn cùng

Ban pháp chế của khối Hỗ trợ sẽ có nhiệm vụ đề xuất các quy chế quy trình nội bộ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các chính sách ưu đãi, gói tín dụng, hay các cơ chế thúc đẩy hoạt động TTTM cho toàn bộ nền Khách hàng XNK của toàn hệ thống trong từng thời kỳ.

Về phía chi nhánh, hoạt động TTTM sẽ được thực hiện tại ba bộ phận chính: Quan hệ khách hàng, Quản trị tín dụng và Tổ TTTM. Bộ phận Quan hệ khách hàng là nơi đầu mối tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu TTTM, đánh giá và cung cấp hạn mức TTTM cho khách hàng. Tổ TTTM sẽ chỉ tác nghiệp những nghiệp vụ TTTM phát sinh mà không liên quan đến thẩm định năng lực, phân tích tài chính hay khả năng tín dụng của khách hàng. Thông thường, Tổ TTTM được thành lập độc lập (với những chi nhánh lớn, có mật độ giao dịch XNK thường xuyên) hoặc trực thuộc phòng KHDN (với những chi nhánh không có nhiều Khách hàng XNK). Tổ trưởng sẽ là người duyệt hồ sơ

của các thành viên trong Tổ TTTM kể cả trên chương trình TF cũng như hồ sơ lưu kho. Tuy nhiên, nguyên tắc nhất quán trong hoạt động TTTM tại Chi nhánh đó là chỉ xử lý về “bề mặt hồ sơ”. Điều này có thể giải thích là cán bộ TTTM chỉ có trách nhiệm xử lý đúng, đủ số lượng hồ sơ, loại hồ sơ, sau đó tạo đúng luồng giao dịch trên chương trình và gửi lên Trung tâm Tác nghiệp TTTM. Sau khi Trung tâm Tác nghiệp TTTM xử lý xong giao dịch thì Tổ TTTM có nhiệm vụ trả lời Khách hàng và lưu kho hồ sơ theo quy trình. Ví dụ như hoạt động TTTM phổ biến nhất hiện tại của BIDV là phát hành thư tín dụng (L/C). Sau khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng từ bộ phận tín dụng, cán bộ TTTM sẽ tư vấn và thực hiện “thẩm tra nội dung L/C” - thẩm tra ở đây tức là rà soát những nội dung cơ bản nhất trên đơn đề nghị của khách hàng, sau đó scan hồ sơ và gửi giao dịch lên Trung tâm Tác nghiệp TTTM. Cán bộ Trung tâm Tác nghiệp TTTM mới là người trực tiếp soạn điện thư tín dụng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 0908 nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại tại NH thương mai cổ phần đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w