Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu 0868 nâng cao chất lượng tín dụng tại NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên shinhan việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102)

+ Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu

trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp

các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó,

NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

+ Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.

+ Hướng dẫn triển khai các công cụ tín dụng phái sinh như hóan đổi tín dụng (Credit swap)... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các ngân hàng thương mại phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.

+ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN quy định về phân

(hiện nay chỉ căn cứ vào số lần gia hạn, mà không căn cứ vào thời gian gia hạn nên đã đánh đồng và xếp tất cả các khoản nợ gia hạn vào nhóm nợ xấu)

+ Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC NHNN: Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

3.3.2 Kiến nghị đổi với Chính phủ

+ Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo (có những BCTC đã được kiểm toán nhưng thậm chí sai ở tiêu chí cơ bản nhất là đơn vị tiền tệ USD thành VND).

+ Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay nhằm giúp cho các ngân hàng thuận lợi khi phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng. “Đánh giá tình hình quản trị doanh nghiệp” do OECD tiến hành năm 2010 đã nhận định rằng quyền pháp định của chủ nợ ở Việt Nam yếu hơn so với trung bình các nước trong khu vực và các nước OECD dựa trên một loạt các thước đo chuẩn mực do Ngân hàng thế giới xây dựng cho 130 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Do đó cần xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản đảm bảo, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.

+ Hoàn chỉnh các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh... vốn là những vấn đề liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau, có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chính phủ cần điều phối sự kết hợp với các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối kết hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

Tóm tắt chương 3, nâng cao chất lượng tín dụng là việc làm rất quan trọng nhưng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Muốn nâng cao được chất lượng tín dụng thì ngân hàng sau khi tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa để khắc phục những hạn chế thì cần sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trong đó cần phải có sự chọn lọc đan xen và kết hợp sao cho có hiệu quả cao nhất. Mặt khác, để thực hiện được nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi có sự phối kết hợp của bản thân ngân hàng các cơ quan quản lý, các cấp bộ ngành có liên quan. Có như vậy mới có thể đóng góp cho xã hội phồn vinh, cho nền kinh tế ngày một tăng trưởng và phát triển vững chắc.

KẾT LUẬN

Mục tiêu trong những năm tới của ngân hàng Shinhan Việt Nam là mở rộng quy mô, tăng thị phần, hướng tới không chỉ các đối tượng khách hàng Hàn Quốc mà cả các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam và các khách hàng Trung Quốc, Nhật Bản... Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngân hàng ngày càng gay gắt như hiện nay, muốn thực hiện được mục tiêu tăng trưởng bền vững thì việc nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của SHBV.

Dựa trên những cơ sở lý luận về tín dụng và chất lượng tín dụng, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng cũng như công tác nâng cao chất lượng tín dụng tại SHBV-HN, và rút ra những hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của SHBV, tác giả đã đề xuất và kiến nghị NHNN Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn, trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các anh, chị, em đồng nghiệp. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Quế Lượng, người đã tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hồ Diệu và các đồng tác giả (2001), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Học viện Ngân hàng, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Marketing ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và các văn bản pháp luật hiện hành quy định về hoạt động của tổ chức tín dụng.

5. Quy định 1627/QĐ - NHNN năm 2001 của NHNN Việt Nam về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng.

6. Nguyễn Duy Kiên (2010), Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Đối Ngoại, Đại học Quốc Gia Hà Nội - Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.

7. Lê Vinh Danh (1996), Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

8. Mai Thị Thanh Phương (2010), Giải pháp mở rộng hoạt động Thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.

9. Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam, http://www. vcci. com. vn,

Doanh nghiệp Hàn Quốc 10. www.shinhan.com.vn

Tiếng Anh

11. Shinhan Bank Viet Nam (2011), Shinhan Bank Viet Nam’s Internal Regulation, Vietnam

12. Shinhan Bank Viet Nam (2011), Shinhan Bank Viet Nam’s Annual Report,

Một phần của tài liệu 0868 nâng cao chất lượng tín dụng tại NH trách nhiệm hữu hạn một thành viên shinhan việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w