1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các NHTM. Tuy vậy rất khó để đưa ra một khái niêm chuẩn mực về chất lượng tín dụng, bởi lẽ xuất phát từ mỗi quan điểm sẽ có khái niệm về CLTD khác nhau, cụ thể:
1.3.1.1. Chất lượng tín dụng theo quan điểm của khách hàng
Khách hàng là đối tượng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng vì nó là một nguồn tài trợ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Mục tiêu của họ là tối đa hoá giá trị tài sản của mình hay nói cụ thể hơn là tối đa hoá giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Chính vì thế với khách hàng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cái họ quan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, quy mô, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của họ hay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khoản tín dụng đó được coi là có chất lượng tốt và ngược lại.
Do đó theo quan điểm của khách hàng thì chất lượng tín dụng là: Sự thoả mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện như lãi suất, quy mô, thời
1.3.1.2. Chất lượng tín dụng theo quan điểm của xã hội
Thông qua các khoản tín dụng mà Ngân hàng cung cấp cho các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế, các hoạt động như tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển theo chiều sâu...sẽ được tiến hành và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Như vậy đứng trên quan điểm của xã hội để đánh giá chất lượng tín dụng thì chất lượng tín dụng là: Sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của Ngân hàng đem lại.
1.3.1.3. Chất lượng tín dụng theo quan điểm của ngân hàng
Cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế Ngân hàng cũng phải hoạt động kinh doanh làm sao để tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu. Nhưng điều rất khác của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp thông thường là Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh tế kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với 3 nghiệp vụ cơ bản: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Vì thế theo quan điểm của Ngân hàng thì CLTD với các yếu tố cấu thành cơ bản đó là mức độ an toàn của tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại.
Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận hay mối quan hệ giữa mức độ an toàn và khả năng sinh lời là mối quan hệ biện chứng. Mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nhà đầu tư là phải cân nhắc giữa mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Về nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thì mức độ rủi ro của lĩnh vực đầu tư càng cao thì sẽ có khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại.
Hơn nữa hoạt động của ngân hàng là hoạt động chứa nhiều rủi ro bởi lẽ tiền ngân hàng dùng để cho vay chủ yếu là từ nguồn Nợ phải trả. Vì thế nếu như Ngân hàng không cân nhắc thận trọng thì sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Đối với Ngân hàng, một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao khi khoản tín dụng đó đến hạn thanh toán thì sẽ hoàn trả đầy đủ vốn gốc và lãi. Do đó theo quan điểm của Ngân hàng chất lượng tín dụng được hiểu là: Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng.
dụng đứng trên quan điểm của Ngân hàng thương mại.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính
(i) Mức độ thỏa mãn của Khách hàng DNVVN.
Hoạt động cấp tín dụng là một dịch vụ quan trong của ngân hàng. Vì vậy các NHTM cần quan tâm tới chất lượng dịch vụ, hay nói cách khác là đánh giá, mức độ quan tâm, thỏa mãn của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Thái độ phục vụ, sự chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng là tiêu chí tiên quyết tác động tới sự hài lòng của các DNVVN nói riêng và toàn bộ các khách hàng nói chung. Tiếp theo là sự chuẩn hóa, thống nhất về chính sách tín dụng, quy trình, thủ tục vay vốn và điều kiện cho vay, số tiền cho vay,... của ngân hàng đối với DNVVN. Một ngân hàng với chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản thuận tiên, thời gian thẩm định phê duyệt nhanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, giúp DNVVNN nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh được đánh giá là có chất lượng tín dụng và mức độ chuyên nghiệp cao hơn. Ngoài ra phải kể đến cơ sở vật chất, vị trí giao dịch và mức độ hiện trang thiết bị của ngân hàng.
(ii) Mức độ tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
Theo quy định của NHNN, mỗi NHTM đều cần xây dựng các quy định nội bộ liên quan tới hoạt động cho vay. Ngay khi ban hành, NHTM cần báo cáo các quy định này tới NHNN. Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để quản lý hoạt động cấp tín dụng của các NHTM được pháp luật điều chỉnh theo Luật ngân hàng, Luật các TCTD và các văn bản quy định có liên quan. Các quy định này nhằm phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM nói chung, trong đó có hoạt động tín dụng. Việc tuân thủ các quy định về cho vay của nhà nước và các quy định nội bộ của NHTM thể hiện chất lượng tín dụng của NHTM.
1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng
a. Quy mô tín dụng
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hang/chi nhánh ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của
ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng khách hàng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp... Mặc dù vậy, chỉ tiêu này cao thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốt. Song nếu tổng dư nợ tăng liên tục qua các năm thì lại cho thấy chiều hướng tăng lên của chất lượng tín dụng.
b. Tốc độ tăng truởng của tín dụng
Tốc độ tăng truởng Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ
“ , = --- " , , ɪ--- x 100%
tín dụng Dư nợ đầu kỳ
Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này tăng dần qua các năm thì tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng được nâng cao hay ngân hàng đang có xu hướng mở rộng hoạt động tín dụng.
c. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là biểu hiện của sự yếu kém về tình hình tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi do tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, nợ quá hạn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ có thể dẫn đến mất khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Nợ quá hạn có nhiều mức độ khác nhau. Căn cứ vào tính chất rủi ro của khoản vay có những tiêu chí đánh giá mức độ quá hạn. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về việc phân loại nợ thành 05 loại như sau:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ giữa nợ quá hạn và tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 của NHTM tại một thời điểm nhất định.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100% Tổng dư nợ
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng
càng cao và ngược lại.
Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ứ động vốn, giảm khả năng thanh khoản của NHTM. Neu nợ quá hạn quá lớn có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của NHTM. Nợ quá hạn làm xấu đi hình ảnh, uy tín của Ngân hàng trên thị trường và trong mắt khách hàng.
Thông thường thì tỷ lệ nợ quá hạn tốt nhất là ở mức dưới 5%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định,...
d. Tỷ lệ nợ xấu
Trong các khoản nợ được phân loại theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 được gọi là nợ xấu. Như vậy một khoản nợ được gọi là nợ xấu khi quá hạn trả gốc và/hoặc lãi trên 90 ngày.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) là tỷ lệ giữa nợ xấu trên tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ---;—:--- x 100% Tổng dư nợ
Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu an toàn là dưới 3%.
Việc xác định tỷ lệ nợ xấu một mặt để NHNN có các chính sách, biện pháp quyết liệt hơn nhằm tránh sự đổ vỡ dây truyền trong hệ thống ngân hàng, mặt khác giúp các NHTM có cái nhìn chính xác về chất lượng tín dụng của mình, từ đó chủ động trích lập dự phòng rủi ro và có những biện pháp để thu hồi vốn tín dụng.
e. Tỷ lệ nợ xấu đã xử lý rủi ro bằng dự phòng
Theo quy định tại Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, TCTD được phép sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp để thu hồi nợ triệt để.
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu đã xử lý rủi ro bằng dự phòng phản ánh nợ xấu của TCTD theo dõi ngoại bảng. Chỉ tiêu này kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu tại mục d phản ánh đầy đủ và chính xác nhận tỷ lệ nợ xấu của TCTD.
Tỷ lệ nợ xấu đã xử lý rủi Nợ xấu đã xử lý rủi ro bằng dự phòng ; ” = —---7—---:--- x 100%
ro bằng dự phòng Tổng dư nợ
f. Tỷ suất sinh lời của tín dụng
Một khoản tín dụng có chất lượng tốt sẽ đem lại cho ngân hàng khoản thu nhập cao, giúp ngân hàng không chỉ thu hồi được nợ gốc mà còn thu được lãi, đảm bảo độ an toàn của nguồn vốn cho vay.
Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng là tỷ lệ giữa lợi nhuận từ hoạt động tín dụng và tổng dư nợ tín dụng bình quân.
Tỷ lệ sinh lời từ hoạt động Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
' 1 = ---— ' ʌ — --- x 100% tín dụng Tổng dư nợt tín dụng bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, cho biết lợi nhuận thu được từ 1 đồng dư nợ. Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan
a. Năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng
Đối với hoạt động tín dụng thì nhân tố con người đóng vai trò quyết định tới chất lượng của khoản cấp tín dụng. Bởi lẽ, mặc dù cho đến nay nhiều NHTM đã chuẩn hóa quy trình cấp tín dụng, nhưng việc thực hiện thẩm định, đề xuất và phê duyệt vẫn do cán bộ ngân hàng thực hiện. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng phải có năng lực chuyên môn tốt, kinh nghiệm trong công tác thẩm định, tác nghiệp và đặc biệt là phải có đạo đức nghề nghiệp.
Nghiệp vụ tín dụng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng và kinh nghiệm xử lý tình huống là những tố chất cần phải có đối với
mỗi cán bộ ngân hàng tại mọi khâu từ thẩm định đến trình phê duyệt, giải ngân và quản lý khoản vay. Hơn nữa, cán bộ ngân hàng nắm chắc nghiệp vụ và linh hoạt trong quá trình làm việc với khách hàng sẽ giúp tạo ấn tượng tốt và giải quyết tốt nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ thì đạo đức, lương tâm nghề nghiệp là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng. Bởi lẽ nếu khoản vay được thẩm định và phê duyệt bởi những cán bộ vì những lợi ích cá nhân mà làm sai lệch thông tin khách hàng, dự án/phương án vay vốn sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, có thể gây ra tổn thất cho ngân hàng.
b. Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của một ngân hàng là văn bản mang tính đính hướng, xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ. Chính sách tín dụng thường quy định cụ thể về tiêu chuẩn tín dụng, việc mở rộng hay hạn chế tín dụng theo ngành nghề, nhóm đối tượng và/hoặc tài sản bảo đảm, lãi suất, phí... nhằm đạt các mục tiêu của ngân hàng.
Chính sách tín dụng có tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một chính sách tính dụng hợp lý, phù hợp với thị trường và đường lối chính sách chủ trường phát triển kinh tế của nhà nước sẽ giúp ngân hàng vừa tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng, vừa kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
c. Quy trình, quy định cấp tín dụng của ngân hàng
Đây là những quy định về cho vay, các bước cần tuân thủ trong quá trình cho vay và thu nợ. Quy trình cấp tín dụng quy định vê trình tự các bước từ khâu tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, thẩm định, trình phê duyệt cấp tín dụng, giải ngân và quản lý khoản vay,. Các khâu trong quy trình thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phân định trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, trên nguyên tắc có