Quan điểm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0877 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM CP tiên phong chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 82)

và nhỏ

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN được hiểu là việc tăng lên về tỷ trọng của tín dụng DNVVN trong tổng tài sản của Ngân hàng, tăng số lượng khách hàng vay, tăng doanh số cho vay, dư nợ cho vay, nâng cao quy mô tín dụng DNVVN, đồng thời phải gắn liền với việc tăng chất lượng khoản vay.

Đối với NHTM hiện đại, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNVVN sẽ góp phần đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời nâng cao chất lượng quan hệ với khách hàng từ đó sử dụng hiệu quả nguồn vốn, phân tán rủi ro, nâng cao thu nhập của NHTM. Vì vậy, trong xu thế cạnh tranh giành thị phần, các NHTM luôn tăng cường sử dụng các nguồn lực như: vốn, nhân lực, công nghệ, mạng lưới,... vào việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNVVN.

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN không chỉ đơn thuần là sự tăng trưởng theo chiều rộng của hoạt động này, nâng cao chất lượng về quy mô, mà phải bao hàm cả sự đảm bảo chất lượng khoản vay nhằm đạt sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Bởi vì:

- Nâng cao chất lượng tín dụng và chất lượng tín dụng tốt là hai vấn đề không thể tách rời. Chất lượng tín dụng bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng về hai mặt: khả năng sinh lời và giảm thiểu rủi ro về sử dụng vốn.

- Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của Ngân hàng với sự thay đổi bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một Ngân

hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Nâng cao chất lượng tín dung cho DNVVN luôn phải đảm bảo chất lượng, một khoản vay có hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu trong từng thời kì của NHTM, có thể là thu lãi, tăng thị phần. Mức độ an toàn của khoản vay thể hiện chất lượng của khoản vay đó. Một ngân hàng, nếu nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN một cách ồ ạt, lấy chỉ tiêu gia tăng về mặt số lượng mà không quan tâm nhiều đến quản trị rủi ro sẽ dẫn đến có nhiều khoản vay kém chất lượng rơi vào tình trạng bị mất vốn, mất khả năng thanh toán, thậm chí dẫn đến phá sản.

- Nếu Ngân hàng đảm bảo sự phát triển của các khoản cho vay đối với DNVVN,

Ngân hàng sẽ có những điều kiện cả về định hướng cũng như nguồn lực để phát triển lâu dài hoạt động tín dụng đối với DNVVN, đồng thời nâng cao chất lượng thị phần hoạt động, nâng cao uy tín cho Ngân hàng - đây cũng là điều kiện thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, Chương 1 của luận văn đã đề cập đến những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN. Đây chính là cơ sở, tiền đề quan trọng để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội trong Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

TIÊN PHONG - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) là NHTM CP được thành lập theo giấy phép số 123/GP - NHNN ngày 5/5/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Giấy CNĐKKD số 0102744865 do Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày 12/5/2008, đăng ký thay đổi lần 21 ngày 02/12/2015. Ngày 6/6/2008, TPBank chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Thời hạn hoạt động của TPBank là 99 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập.

Hoạt động chính của Ngân hàng là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trờ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, kinh doanh vàng và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN Việt Nam cho phép.

Ban Kiếm soát

Trung tám Kiếm toán Nòi bõ

I--- KHÓIHỦTRỌVẠNHANH ---1 I--- KHÓI HỦ TRO QU ANTRỊ---1 I--- KHỞI KINH DOANH

Các Chi nhánh

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Theo quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh và theo quy định của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, được chia thành nhiều phòng, ban phụ trách từng mảng nghiệp vụ ngân hàng khác nhau.

TPBank là một trong những ngân hàng lớn có uy tín tại Việt Nam cả về vốn, tài

sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. TPBank

đang dần khẳng định là vị trí trong hệ thống NHTM ở Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội là thành viên trực thuộc

hệ thống ngân hàng TMCP Tiên Phong, hạch toán độc lập.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội (TPBank Tây Hà Nội) chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 16/06/2014. Hiện nay, Chi nhánh đặt trụ sở chính tại 535 Kim Mã - phường Ngọc Khánh - Quận Ba Đình - Hà Nội, TPBank.

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên

Phong -

Chi nhánh Tây Hà Nội

Trong khoảng thời mới thành lập, TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội luôn phải đứng trước rất nhiều khó khăn. Đó là sức ép cạnh tranh từ các ngân hàng trong nước cũng như các chi nhánh khác trong cùng hệ thống, ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên ngân hàng nói chung và ban lãnh đạo chi nhánh nói riêng cũng từng bước có những điều chỉnh để phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế.

2.1.2.1. về huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2017 của chi nhánh là 1385,9 tỷ đồng tăng 29,6% tương đương 317 tỷ đồng so với năm 2016.

Tỷ đồng 1600 1 1400 - 1200 - 1000 - 800 - 600 - 400 - 200 - 0 -■ 782.2 1,386 1,069 2016 Năm 1 2017 Nguồn: BCHDV2015, 2016, 2017

Biểu đồ 2.1. Tiền gửi khách hàng giai đoạn 2015-2017

Tổng nguồn vốn của Chi nhánh luôn có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Huy động từ khách hàng đến cuối năm 2015 đạt 782,2 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt hơn 101,2 tỷ đồng, chiếm 12,9% trong tổng huy động từ khách hàng - đây là tỷ lệ huy động tốt so với thị trường, một mặt thể hiện uy tín nhất định của chi nhánh, mặt khác giúp chi nhánh giảm chi phí vốn và gia tăng lợi nhuận bởi đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng để sử dụng được nguồn vốn này cũng cần những sự linh động chủ động trong chính sách sử dụng vốn của

2015 2016 2017

Tổng Dư nợ (Tỷ đồng') 584 923 1056

Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) 58% 14%

Nợ quá hạn (Tỷ đồng) 15 30 41 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,57% 3,25% 3,88% Nợ xấu (Tỷ đồng) 4,5 6,93 9,13 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,8% 0,8% 0.73% Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 ngân hàng. Năm Nguồn: BCHĐV 2015, 2016, 2017

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động theo kỳ hạn 2015 -2017

Năm 2016, huy động vốn từ khách hàng đạt 1085,9 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2015. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của khách hàng đạt 101,2 tỷ đồng, chiếm 13% - đây là tỷ lệ CASA tốt so với thị trường, huy động bằng ngoại tệ đạt 104,6 tỷ đồng tăng gần 31,7 tỷ (tương đương 42,55%) so với cuối năm trước, chiếm 13,4% đây là hoạt động giúp ngân hàng gia tăng giao dịch ngoại tệ với các TCTD và khách hàng, tăng thu phí và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Mặc dù vừa thành lập và đi vào hoạt động được 03 năm, song với những chính sách đúng đắn, các biện pháp triển khai thực hiện hiệu quả cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, sự lãnh đạo chặt chẽ, cụ thể của Ban Giám đốc, những kết quả mà TPBank - Chi nhánh Tây Hà Nội đạt được trong các năm vừa qua được đánh giá khả quan. Chi nhánh luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà Ngân hàng TMCP Tiên Phong giao.

2.1.2.2. về hoạt động tín dụng

Bên cạnh nghiệp vụ truyền thống và cơ bản là huy động vốn, cho vay là nghiệp vụ chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh vì đây là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng.

Trên cơ sở chính sách tín dụng được TPBank xây dựng bám sát hoạt động tín dụng theo định hướng, TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động cho vay và đạt những kết quả nhất định. Dư nợ cho vay của chi nhánh tại thời điểm cuối năm 2017 là 1.056 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2016, tương đương 133 tỷ đồng.

Việc triển khai mô hình tín dụng tập trung đã mang lại hiệu quả bước đầu cho ngân hàng: đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh của ngân hàng cũng như kiểm soát chặt chẽ khách hàng trước và sau cho vay. Quy trình thẩm định và phê duyệt tập trung (bao gồm cả phê duyệt tín dụng và định giá tài sản bảo đảm), góp phần kiểm soát được rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay.

Ve chất lượng cho vay, TPBank chi nhánh Tây Hà Nội luôn đặt vấn đề chất lượng cho vay lên hàng đầu. Tổng dư nợ những năm qua có sự tăng trưởng khá tốt. Song song với đó, công tác trị nợ quá hạn tương đối ổn định.

Bảng 2.1: Tình hình chất lượng cho vay của TPBank - Chi nhánh Tây Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tính hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2015- 2017

Tỷ lệ nợ xấu của TPBank chi nhánh Tây Hà Nội ở mức tương đối thấp so với hệ thống Ngân hàng TMCP Tiên Phong nói riêng và hệ thống NHTM nói chung.

2.1.2.3. về kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh năm 2016 của TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội đạt kết quả khả quan, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kế hoạch. Lợi nhuận sau khi trích lập đầy đủ dự phòng vẫn vượt kế hoạch với mức 13,98 tỷ đồng, huy động vốn đạt gần 1.069 tỷ đồng, dư nợ cho vay tăng trưởng 58% sử dụng hết hạn mức cho phép của NHNN trong khi vẫn giữ được chất lượng tín dụng tốt với mức nợ xấu là 0,8%.

Tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2016 của TPBank Chi nhánh Tây Hà Nội đạt gần 45,72 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 42 tỷ đồng, chiếm 91,86% tổng thu nhập, thu nhập thuần ngoài lãi đạt gần 187 tỷ đồng, chiếm 8,14 %.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH TÂY HÀ NỘI

2.2.1. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Tây Hà Nội

2.2.1.1. Sản phẩm tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

a. Một số sản phẩm tín dụng đối với DNVVN - Cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh; - Cho vay trung dài hạn đầu tư tài sản cố định; - Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua; - Cho vay bổ sung vốn lưu động trung hạn;

- Cho vay tái tài trợ khoản vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác; - Các sản phẩm cho vay đặc thù khác: Cho vay đại lý kinh doanh ô tô; Cho vay

nhà

cung cấp theo chuỗi; Cho vay doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối thép; Cho

vay đối

với nhà thầu xây dựng;...

b.Tình hình triển khai các sản phẩm tín dụng đối với DNVVN

Thống nhất với mục tiêu của toàn hệ thống và định hướng trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN, trong thời gian vừa qua Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay DNVVN, tất cả các sản phẩm

Hệ thống các sản phẩm trên có thể thấy là khá đa dạng, cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự của các Ngân hàng khác trên thị trường. Mỗi sản phẩm có thể khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm: về mục đích đã đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng dựa trên từng loại sản phẩm nhất định, mức cho vay và lãi suất cho vay linh hoạt trên cơ sở quy định chung của TPBank và mặt bằng lãi suất chung quy định đối với DNVVN của thị trường.

Ngân hàng đã triển khai tất cả các sản phẩm cấp tín dụng đối với DNVVN, tuy nhiên hiện mới chỉ tập trung hiệu quả nhất ở ba sản phẩm được coi là mũi nhọn: Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh (HĐKD); Cho vay trung dài hạn đầu tư tài sản cố định phục vụ HĐKD; Cho vay mua ô tô thế chấp bằng chính xe mua. Nhìn chung các sản phẩm cho vay của TPBank được Ngân hàng triển khai đã đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, nhưng việc thông tin quảng bá sản phẩm đến với khách hàng còn hạn chế, do đó khách hàng chỉ tập trung vay vốn với mục đích nêu trên, các sản phẩm khác ít nâng cao chất lượng, việc triển khai các sản phẩm của Ngân hàng còn phụ thuộc rất lớn vào khâu tiếp thị khách hàng trong khi quy trình cấp tín dụng của Ngân hàng vẫn chưa linh hoạt và phát huy tối đa hiệu quả.

2.2.1.2. Chính sách tín dụng đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã ban hành được một hệ thống văn bản, chính sách cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng như: Quyết định 78/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 về việc Ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống; Quyết định số 311/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về việc Ban hành Quy định phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống; Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 về một số chính sách tín dụng; Và các quy định về các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được thay đổi, cập nhật thường xuyên. Các sản phẩm cho vay DNVVN dần được chuẩn hóa và cụ thể hóa do vậy cũng làm giảm bớt thời gian xử lý công việc, nâng cao chất lượng phục vụ giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Chính sách cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng thường có sự thay đổi phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng để đảm bảo hoạt động cho vay được phát triển an toàn bền vững.

Một phần của tài liệu 0877 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM CP tiên phong chi nhánh tây hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w