Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng khá ổn định từ 7% - 8%. Sự kiện Việt nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 11 năm 2006 là bước chuyển biến tương đối toàn diện của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Do đó, hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng chiếm một vai trò quan trọng.
Với sự phát triển ngày càng đa dạng các sản phẩm huy động vốn, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã huy động được một số lượng vốn lớn để đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Số lượng vốn huy động ngày càng tăng chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn.
Theo báo cáo thường niên của NHNN Việt nam qua các năm. Trong các năm 2001 - 2011 với điều kiện nền kinh tế tăng trưởng cao, các NHTM Việt Nam đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn với các chương trình khuyến mại hấp dẫn, điển hình vẫn là các chương trình khuyến mại của khối NHTMCP: NHTMCP Quân Đội với chương trình “Gửi tiết kiệm trúng xe Mercedes”, HDBank với “Gửi tiền HDBank - trúng vàng nguyên ký”, ACB với “Xuân may mắn cùng ACB”, Vietinbank với chương trình “Gửi tiền sinh lộc - Quà tặng trao tay”, BIDV với chương trình “Gửi càng nhiều - quà càng lo'n”... . Mức huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng nhanh từ 240.524 tỷ đồng năm 2001 lên 3.286.065 tỷ đồng vào cuối năm 2011, bình quân tăng 30%/năm. Trong đó, nhóm NHTMNN vẫn chiếm tỷ trọng huy động vốn cao nhất trong tổng số, sau đó là khối NHTMCP.
49
Hình 2.1: Huy động vốn của hệ thống NH Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNNVN qua các năm)
Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng mãnh liệt của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Đặc biệt là trong bối cảnh đó, NHNN lại thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8% lên 9%; triển khai áp dụng Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về việc Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN với 3 điểm quan trọng là nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9%, quy định tổng cho vay không vượt quá 80% tổng huy động vốn của NHTM, đồng thời nâng hệ số rủi ro đối với các khoản đầu tư bất động sản và chứng khoán từ 100% lên 250%. Điều này khiến cho các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, buộc họ phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút người gửi tiết kiệm. Lãi suất tăng mạnh, nhất là những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011 với mức lãi suất huy động phổ biến 14-20%, lãi suất cho vay chạm 20- 25%. Cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có lúc vượt qua con số 40%/năm, là mức tăng cao nhất chưa từng có trong lịch sử thị trường liên ngân hàng Việt Nam. NHNN buộc ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động tối đa bằng
______Car_______________ ______Việt Nam________ 11,13%___________ ______Trung Quốc 11,8%____________ ______Ấn Độ__________ 13,6%____________ ______Indonesia_______ 17,6%____________ ______Malaysia________ 16,4%____________ ______Pakistan________ 13,6%____________ ______Philippines______ 16,7%____________ ______Thái Lan________ 15,5%____________ 50
đồng Việt Nam của các TCTD là 14%/năm. Bên cạnh đó, nếu nhìn vào cơ cấu kỳ hạn huy động vốn và cho vay của các NHTM, chúng ta sẽ không khỏi "giật mình" vì ngoại trừ các NHTM lớn có vốn huy động dài hạn, các NHTM nhỏ hầu như không có khoản tiền gửi trên 5 năm, đa số là các khoản tiền gửi 1 tháng đến 3 tháng. Đây là một nguy cơ rất lớn về rủi ro thanh khoản cho các NHTM Việt nam, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, yếu kém.
100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%
Co’ cẩu tiền gữi khách hàng của các NHTM tại 30/9/2011
CTG VCB STB EIB ACB SHB NVB
O Trẽn 5 năm
□ Tử' 1-5 năm
El Dưới 1 năm
Hình 2.2: Cơ cấu tiền gửi của các NHTM Việt nam tính đến 30/09/2011
(Nguồn Vietstock)