Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư với tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế 10 năm trở lại đây chiếm trung bình khoảng 41% GDP, trong khi đó các quốc gia khác chỉ từ 25 - 30% GDP. Do vậy, nền kinh tế luôn đòi hỏi một tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao. Tăng trưởng tín dụng bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010 khoảng 29.4%/năm , trong khi đó tỷ lệ này tại các quốc gia trong khu vực chỉ rơi vào mức 10% đến 15%. Tính riêng năm 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 27.65% (trong đó: VND tăng 25.3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37,7%).
Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô tín dụng, thì hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay đang tiềm ẩn những yếu kém và rủi ro nhất định, chẳng hạn như:
51
- Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp so với hệ thống ngân hàng trong khu vực: Sự lớn mạnh của quy mô vốn, tài sản và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn dần đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của tài sản đã góp phần cải thiện tỷ lệ an toàn vốn (Car) qua từng năm. Hiện nay, căn cứ theo các số liệu được công bố chính thức, tỷ lệ an toàn vốn của toàn hệ thống NHTM Việt Nam đạt trên mức 8% (theo chuẩn mực quốc tế Basel II) và trên mức 9% (theo thông tư 13/2010/TT - NHNH). Mặc dù vậy, nếu so sánh với mức bình quân 13,1% của các ngân hàng khu vực châu Á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) và với tỷ lệ 12,3% của các ngân hàng của các nước châu Á mới nổi (gồm 14 ngân hàng Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines) thì tỷ lệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn rất nhiều (giữ ở mức trên 10% với các NHTM lớn, riêng khối các NHTMNN vẫn chỉ đạt 9,6%).
Quốc gia Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tính trên % tổng dư nợ ______Trung Quốc 2,4 ' ______Hồng Kông 0,9 ______________________ ______Hàn Quốc______ 1,1 ______An Độ________ 2,3______________ ______Malaysia______ 1,9 ______Indonesia______ 3,2______________ ______Singapore______ 1,4 ______Việt Nam______ 2,5 ______________________Nguồn: ADB
Nguồn: Định hướng giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015.
- Trong danh mục tài sản của ngân hàng, hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng chất lượng tín dụng là thấp trong khu vực, xếp hạng tín nhiệm tín dụng bị hạ bậc: Theo báo cáo gần đây của các tổ chức tín dụng cho biết, tính đến ngày 31/06, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam theo quy định phân loại nợ của Việt Nam (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) là 4.47% nhưng con số này thực tế có thể còn cao hơn
52
do nhiều TCTD chưa thực hiện đúng phân loại nợ. Theo Tổ chức quốc tế - Fitch Rating cho rằng, con số nợ xấu hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam là 13%. Trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2012, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - quyền Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu tính đến ngày 31/03 là 8.6% tương đương 202,000 tỷ đồng.
Hình 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH Việt nam tính đến 30/06/2012
(Nguồn: Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 của NHNN Việt Nam)
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của một số nước Châu Á năm 2010 _______________________________________Đơn vị: %
Mặt khác, từ nhiều yếu tố như lạm phát cao, thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách nhà nước và đặc biệt là các vụ Vinashin, Vinalines mà cả 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và S&P đã hạ bậc tín nhiệm tín dụng bằng ngoại tệ của Việt Nam sang mức triển vọng tiêu cực, đồng thời Moody’s cũng hạ bậc tín hiệm của 6 NHTM bao gồm Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV),
53
Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Quốc tế (VIB) và Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Bên cạnh đó, một khối lượng không nhỏ tín dụng được đầu tư vào bất động sản trong khi thị trường bất động sản đang sụt giảm mạnh và chưa có khả năng hồi phục trong ngắn hạn do chính phủ kiên quyết chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2012. Do đó, nguy cơ nợ xấu tiếp tục tăng sẽ tác động không nhỏ đến khả năng thanh khoản và kết quả kinh doanh của một số các TCTD có liên quan đến bất động sản (đầu tư bất động sản, nhận tài sản đảm bảo bằng bất động sản cho các khoản tín dụng, cấp tín dụng cho các công ty bất động sản..).