Vai trò của VLĐC trong chuyên ngành đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học vật lí đại cương (Trang 35 - 39)

Nguồn sinh viên đầu vào khối ngành kĩ thuật của trường rất đa dạng về tổ hợp xét tuyển (khối A,B,C,D) và hình thức tuyển. Điểm trung bình đầu vào thường lấy ở mức điểm sàn hoặc có điểm trung bình chung tương ứng với tổ hợp xét tuyển thuộc

hai học kì lớp 12 từ 6,0 trở lên. Do nguồn tuyển sinh ban đầu thấp (theo thống kê từ số sinh viên đang khảo sát, tỉ lệ xét học bạ là 72,5%, xét theo điểm của kì thi THPT Quốc gia là 27,5%) nên khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên khi học đại học cũng bị hạn chế. Điều này cũng được minh chứng thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan ở buổi đầu tiên học VLĐC.

Thống kê điểm bài kiểm tra ngẫu nhiên của 100 sinh viên hai lớp khóa tuyển sinh 2018 cho thấy mức yếu kém chiếm tỉ lệ khá cao, tới 54%. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy kết quả trên cũng do xuất phát từ một số khó khăn của sinh viên khi học ở phổ thông. Sinh viên cho rằng Vật lý có quá nhiều kiến thức, một số công thức thì gần giống nhau gây nhầm lẫn, trên lớp chỉ học lý thuyết và áp dụng vào giải các bài tập mà không chỉ ra các ứng dụng vào thực tiễn nên gây nhàm chán, mất phương hướng. Có vài bạn thì thẳng thắn thừa nhận đôi khi trên lớp mất tập trung hay nghỉ học đúng bài quan trọng nên những bài sau không thể hiểu và tiếp thu được. Một số sinh viên thì cho biết do lớp 12 chỉ tập trung ôn thi khối khác để xét tuyển vào đại học dẫn đến tình trạng sinh viên không dành thời gian học Vật lý nên đã bị mất dần kiến thức và kết quả học tập không được tốt.

Tuy nhiên, khi được hỏi “Bạn có thích được học môn VLĐC hay không?” thì có tới 51,4% sinh viên đều trả lời là rất thích và thích. Điều này được lý giải là do các bạn vừa trải qua tuần sinh hoạt công dân, mới được gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo Viện, các giáo viên chuyên ngành và đã được nghe tư vấn về việc tích lũy kiến thức cho một số môn học ở giai đoạn đầu như VLĐC chính là nền tảng quan trọng để học tốt các môn chuyên ngành sau này.

Hình 2.8 Tỉ lệ % điểm kiểm tra trắc nghiệm đầu vào của SV

Như vậy, đối với các sinh viên năm nhất khi chưa học VLĐC đều kì vọng môn học này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chuyên ngành. Hầu hết sinh viên đều bày tỏ mong

muốn được tìm hiểu và tiếp cận với những đóng góp của VLĐC trong chuyên ngành, cả về lý thuyết lẫn ứng dụng thực tiễn.

Khi tìm hiểu về những khó khăn và nguyên nhân mà sinh viên gặp phải khi học VLĐC, chúng tôi thấy một số vấn đề đáng chú ý sau:

• Thiếu sự hiểu biết về các khái niệm cơ bản trong Vật lý do bậc phổ thông học yếu hoặc học ban khác nên không có thời gian dành nghiên cứu Vật lý.

• Không nắm vững lý thuyết, hay lẫn lộn giữa các công thức, đơn vị do lý thuyết trong VLĐC rất rộng, công thức, bài tập nhiều.

• Yếu kiến thức Toán học và không nhớ một số khái niệm, công thức cơ bản trong Toán để áp dụng vào Vật lý, trước giờ xem Vật lý và Toán học là hai môn độc lập không có mối liên hệ với nhau.

• Không có động lực học vì không thấy kiến thức liên quan đến chuyên ngành theo học

• Thụ động trong việc học do chỉ học lý thuyết và áp dụng vào làm bài tập giống như phổ thông.

• Nhiều bài tập không biết phân tích để tìm cách giải từ đâu.

• Không biết vận dụng các kiến thức được học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

b. Với giảng viên dạy VLĐC

Mặc dù giảng viên nhận thức rất rõ vai trò của VLĐC trong chuyên ngành nhưng khi lên lớp, giảng viên cũng chỉ đủ thời gian truyền đạt cho sinh viên hiểu lý thuyết và áp dụng công thức vào giải các bài tập cho sẵn mà không có phần liên hệ thực tế, không có các hoạt động ngoại khóa. Điều này được lý giải bởi các nguyên nhân sau:

• Do thời lượng dành cho môn VLĐC còn quá ít, với 30 tiết không thể truyền tải hết nội dung kiến thức của học phần nên phải bỏ bớt nội dung giảng trên lớp, mặc dù kiến thức của VLĐC có tính liên tục.

• Lớp học ghép với sĩ số đông (80-90 sinh viên), lại đăng ký ngành nghề khác khau, việc liên hệ kiến thức với thực tiễn từng chuyên ngành để mang lại hiệu quả trong cùng một lớp học là một trở ngại lớn với giảng viên.

• Đầu vào của sinh viên chưa cao, khả năng tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế, trừ một số rất ít sinh viên có đầu vào tốt.

• Một số giảng viên còn ngại thay đổi sang phương pháp mới vì bản thân cũng chưa tìm hiểu kĩ và chưa được đào tạo giảng dạy bằng các mô hình dạy học hiện đại phù hợp với đối tượng sinh viên như: Dạy học trên cơ sở vấn đề, dạy học dự án, dạy học theo góc ...

Như vậy, việc các buổi học không chú trọng đến việc yêu cầu sinh viên xử lý những vấn đề thực tiễn có liên quan đến chuyên ngành học của sinh viên là do nhiều lí do cả khách quan và lẫn chủ quan làm ảnh hưởng đến việc đưa các kiến thức gắn với thực tiễn chuyên ngành vào trong giảng dạy của giảng viên Vật lí ở BVU.

c. Với giảng viên dạy các môn cơ sở ngành và chuyên ngành

Gần 70% giảng viên cho rằng VLĐC có đóng góp rất quan trọng và khá quan trọng trong chuyên ngành mình giảng dạy. Tuy nhiên, khi đánh giá khả năng vận dụng kiến thức VLĐC của sinh viên vào ngành học thì có tới 64% giảng viên đánh giá ở mức độ trung bình, 11% giảng viên đánh giá ở mức độ yếu. Có 35% giảng viên phải dạy lại một số kiến thức có liên quan của VLĐC khi giảng dạy các môn cơ sở và cơ bản trong chuyên ngành.

Hình 2.9 Đánh giá vai trò của VLĐC trong chuyên ngành

Qua trao đổi, chúng tôi được giảng viên cho biết do sinh viên đã quên gần hết kiến thức VLĐC nên để học được các môn đó buộc giảng viên phải nhắc lại những kiến thức cơ bản nhất. Thực tế, giảng viên không phải chuyên về Vật lý nên chỉ có thể nhắc lại khái niệm và đưa ra công thức vật lý cho sinh viên áp dụng chứ không giải thích rõ bản chất của từng đại lượng, từng công thức. Điều này thực sự là một khó khăn với giảng viên dạy các môn trong chuyên ngành.

Hình 2.10 Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức VLĐC của SV khi vào học chuyên ngành

Do đó, mong muốn của hầu hết giảng viên là ngay từ khi học VLĐC, sinh viên sẽ hiểu rõ và biết cách vận dụng kiến thức vào giải các bài toán, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chuyên ngành. Một số giảng viên cho rằng cần tập trung vào dạy các nội dung kiến thức Vật lý có liên quan đến chuyên ngành học của sinh viên, một số khác lại muốn sinh viên học trọn VLĐC để nắm được tổng quan nội dung các phần. Đặc biệt, cũng có một vài giảng viên cho rằng nên dạy chuyên sâu một số nội dung kiến thức theo đặt hàng của ngành sau khi đã học xong VLĐC thì sẽ hiệu quả hơn.

Như vậy, do chương trình giảng dạy VLĐC ở BVU hiện nay chưa chú ý đến việc thay đổi phương pháp dạy học, chưa gắn nội dung học với thực tiễn ngành nghề nên sinh viên đang đánh giá vai trò của VLĐC là không cao. Việc bố trí các nội dung giảng dạy không hợp lí và số tiết giảng dạy cũng còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tổ chức đào tạo tại BVU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trong dạy học vật lí đại cương (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)