Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0513 Giải pháp tăng cường huy động vốn dân cư tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Thành (Trang 34 - 36)

a) Môi trường kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế có ổn định, phát triển bền vững, thu nhập bình quân đầu người có cao, trình độ học vấn của dân cư có cao, xã hội ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của ngân hàng thương mại. Bởi khi đó tiết kiệm trong xã hội sẽ cao, khả năng tin tưởng vào hoạt động của ngành ngân hàng sẽ ngày càng được nâng lên. Một hệ qủa tất yều là làm cho các thành phần kinh tế sẽ gửi tiền vào ngân hàng theo từng mục tiêu cụ thể. Và ngược lại nếu trong vùng kinh tế đó có tình hình xã hội bất ổn định, tốc độ phát triển của kinh tế còn hạn chế... Điều này làm cho tiết kiệm trong xã hội đạt mức thấp, thêm vào đó là tâm lý ưa dùng tiền mặt, chưa có thái độ quan tâm thực sự tới các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, và do đó việc thực hiện chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại còn chịu những tác của các nhân tố như tỷ lệ lạm phát của đồng tiền. Sự suy thoái của nền kinh tế, thậm trí là cả sự phát triển “bong bóng” quá nóng của nền kinh tế. Các nhân tố này ít nhiều đều có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng thương mại, có nhân tố ảnh hưởng rất mạnh, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

b) Chính sách của nhà nước trong hoạt động của NHTM

mại trong đó có hoạt động huy động vốn đều phải chịu sự điều tiết của các chế tài của luật pháp, và sự điều hành giám sát và quản lý từ phía Ngân hàng Nhà Nước, để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành hay Ngân hàng Nhà Nước đề ra. Các ngân hàng thương mại trong trường hợp cần thiết phải tiến hành mua trái phiếu Chính phủ do Chính phủ (mà đại diện lad Kho Bạc Nhà Nước) phát hành, theo những quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà Nước. Với mục tiêu an toàn và an ninh tiền tệ của mỗi quốc gia mà Ngân hàng Nhà Nước có quy định mức vốn tối đa được phép huy động theo một tỷ lệ nhất định nào đó so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại. Ngoài ra hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại còn chịu sự tác động nhiều cơ quan, nhiều chế tài pháp luật khác, tuỳ theo mức độ của mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh.

c) Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý

Đây là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển khi mà văn minh tiền tệ phát triển thì lượng tiền mặt trong lưu thông trong nền kinh tế rất nhỏ, người dân chủ yếu dùng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Còn ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển thì lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế lại chiếm tỷ trọng khá cao, người dân nơi này ít dùng các phương tiện thanh toán, dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp, vì vậy đã làm ảnh hưởng, và gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách huy động vốn của ngân hàng.

d) Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong khu vực

Hoạt động của ngân hàng thương mại không chỉ đơn thuần trong cạnh tranh như thủa mới ra đời. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thương mại, mà ngày nay nó còn bao gồm các Tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, và các loại hình dịch vụ mà các tổ

chức khác cung cấp. Như Bảo hiểm, tiết kiệm Bưu điện, ... Các yếu tố này phần nào làm ảnh hưởng tới chính sách huy động vốn của ngân hàng. Nó đòi hỏi các ngân hàng phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời kỳ, vừa để giữ khách hàng truyền thống, vừa có thể tìm kiếm thêm khách hàng mới.

Một phần của tài liệu 0513 Giải pháp tăng cường huy động vốn dân cư tại NHTM CP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hà Thành (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w