Nâng cao hiệu quả tổ chức kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải 3 pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tm xnk thuận thành (Trang 90 - 94)

Điều hành và quản lý tốt sản xuất kinh doanh là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất tức đảm bảo cho quá trình đó được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và đảm bảo sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, tiêu thụ nhanh. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh phải nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc, thiết bị, ứ đọng vật tư dự trữ và thành phẩm chất lượng sản phẩm kém, gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.

Để đạt mục tiêu nêu trên, các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình sản xuất.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì hai hướng tác động chủ yếu là: nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và tăng sức sinh lời của vốn. Để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn thì hướng tác động chủ yếu là phải tăng được doanh thu bán hàng, điều này phụ thuộc phần lớn vào khâu tổ chức kinh doanh và đây cũng chính là điểm yếu lớn nhất đối với công ty hiện nay trong việc tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bài toán kinh doanh tại công ty có thể được giải quyết theo mô hình sau:

Công ty phải xác định cho mình một quy mô kinh doanh phù hợp trên cơ sở đánh giá được mức cầu của thị trường và thị phần thị trường mà mình có thể có được. Từ đó có

kế hoạch huy động các nguồn lực có thể để cụ thể hóa các kế hoạch đã đề ra cho mục tiêu tăng trưởng.

Khi đã xác định được quy mô kinh doanh phù hợp và xây dựng được kế hoạch kinh doanh cụ thể thì vấn đề cốt lõi để công ty thực hiện được kế hoạch đã đề ra là phải bán được hàng, muốn vậy công ty phải có khách hàng. Để có được khách hàng công ty phải làm tốt 2 việc:

 Một là, chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng. Thị trường ngày nay có nhiều người mua nhưng cũng có rất nhiều người bán, sức ép cạnh tranh để tồn tại sẽ khiến các nhà kinh doanh phải tìm mọi cách để có được khách hàng, cơ hội sẽ có nhiều hơn và thành công cũng sẽ đến nhiều hơn với những nhà kinh doanh chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng của mình.

 Hai là, đặt mình vào vị trí của khách để hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm cách đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tiếp cận được khách hàng là một khâu quan trọng, nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà sau đó khách hàng chấp nhận sản phẩm của công ty, đây là cái mà công ty quan tâm. Tuy nhiên, khách hàng chỉ chấp nhận mua hàng khi những điều mà họ quan tâm được lắng nghe và đáp ứng. Vì vậy, công ty

Bước 1

XÁC ĐỊNH CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ KINH DOANH

Bước 2

CHỦ ĐỘNG TÌM KIẾM VÀ TIẾP CẬN KHÁCH HÀNG

Bước 3

HIỂU NHU CẦU KHÁCH HÀNG VÀ TÌM CÁCH ĐÁP ỨNG

Bộ phận nghiên cứu thị trườngphụ trách khâu này, đồng thời phối hợp với các bộ phận khác trong quá trình thực hiện.

Bộ phận nghiên cứu thị trườngphụ trách khâu này đối với khách hàng mua buôn.

Bộ phận bán hàng phụ trách khâu này đối với khách hàng mua lẻ. Khách hàng là thượng đế, vì vậy phải chủ động hiểu nhu cầu của khách hàng để tìm cách đáp ứng và phục vụ.

phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm cách đáp ứng yêu cầu của khách hàng và khi đó điều mà công ty quan tâm cũng đồng thời được thỏa mãn.

Đây là những định hướng chủ đạo cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty, còn để cụ thể hơn cho các giải pháp kinh doanh đề tài đề xuất một số giải pháp như sau:

 Tổ chức lại phòng kinh doanh theo hướng chuyên sâu, vừa phụ trách nhiệm vụ cụ thể vừa có sự phối hợp thường xuyên với các bộ phận khác nhằm hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả trong hoạt động của từng bộ phận và hiệu quả kinh doanh chung. Theo đó, trong giai đoạn đầu khi quy mô kinh doanh của công ty còn chưa lớn có thể chia phòng kinh doanh thành 2 tổ:

- Tổ thị trường và bán buôn: có 3 nhiệm vụ lớn, thứ nhất là điều tra nắm bắt thông tin thị trường, xác định thị hiếu và xu hướng nhu cầu của khách hàng, đánh giá sức mua của thị trường, mức độ cạnh tranh… từ đó xác định thị phần thị trường hiện tại công ty có thể giành được, lên và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cũng như đề ra các giải pháp để hiện thực hóa các kế hoạch đó. Thứ hai, trong quá trình điều tra thông tin thị trường, tổ thị trường sẽ kiêm thêm nhiệm vụ phát triển khách hàng mua buôn, đối tượng là các cửa hàng bán lẻ tư nhân trên địa bàn. Thứ ba, tìm kiếm các nguồn hàng đầu vào cho công ty đảm bảo nguồn hàng ổn định, chất lượng, giá cả hợp lý.

- Tổ bán lẻ: có nhiệm vụ 2 nhiệm vụ lớn, thứ nhất là tổ chức bán lẻ các loại hàng hóa ra thị trường tại các cửa hàng của công ty và điều phối hàng cho các khách hàng mua buôn. Thứ hai, theo dõi hàng tồn kho, lên kế hoạch và liên hệ với nhà cung cấp để nhập hàng, đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ cho kinh doanh đồng thời tránh tồn kho quá lớn gây lãng phí sử dụng vốn.

- Ngoài việc thực hiện các chức năng riêng biệt theo nhiệm vụ được phân công, trong quá trình hoạt động hai tổ phải hỗ trợ và kết hợp với nhau trong các hoạt động khác, nhất là trong việc xây dựng và triển khai chính sách bán hàng.

 Công ty nên tập trung kinh doanh theo hai hướng là kinh doanh hàng tiêu dùng và cho thuê mặt bằng kinh doanh. Đối với kinh doanh hàng tiêu dùng công ty nên điều chỉnh lại mặt hàng kinh doanh, theo đó công ty nên tập trung vào hai nhóm hàng chính là nhóm hàng may mặc, dầy da, đồ dùng gia đình và nhóm hàng lương, thực thực phẩm. Điều này sẽ giúp cho công ty tập trung hơn trong việc sử dụng vốn cũng như phát triển thị trường.

 Công ty cũng phải có sự đầu tư, đổi mới về cơ sở vật chất, đây là những điều kiện rất thiết yếu cho việc thực hiện chiến lược mở rộng kinh doanh cũng như tạo ra một diện mạo chuyên nghiệp cho công ty. Do tiềm lực về vốn còn hạn chế nên việc đầu tư cơ sở vật chất phải có trọng điểm, theo đó công ty nên tập trung đầu tư vào hai khu vực trung tâm có điều kiện kinh tế tốt và sức mua lớn là khu Cửa hàng Hồ và Cửa hàng Dâu trước, sau đó khi điều kiện thuận lợi sẽ triển khai ở các khu vực khác.

 Xây dựng mạng lưới tiêu thụ để công ty không những là nhà bán lẻ mà còn trở thành nhà bán buôn hàng tiêu dùng số một tại địa bàn huyện. Đặc thù của ngành bán lẻ hàng tiêu dùng là phải gắn liền với khu dân cư, bởi hiện nay phong cách mua sắm của người dân vẫn đặt chữ “Tiện” lên hàng đầu, vì vậy để có thể bán hàng tới tay người tiêu dùng thì công ty phải có cửa hàng bán lẻ tới tận các khu dân cư nhỏ. Trong điều kiện vốn còn hạn chế và sức mua trên địa bàn chưa thực sự lớn sẽ không cho phép công ty mở rộng mạng lưới các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, công ty có thể phát triển các khách hàng bán buôn là những nhà kinh doanh nhỏ trên địa bàn, biến họ thành đại lý bán hàng cho mình, đây sẽ là hướng giải quyết khả quan nhất đối với những thị trường nông thôn với sức mua chưa lớn và đòi hỏi về tính chuyên nghiệp chưa khắt khe. Ngoài ra, công ty có thể phát triển khách hàng bán buôn sang địa bàn của các huyện lân cận tại những vị trí thuận lợi. Để làm được điều này, ngoài việc quan tâm xây dựng mạng lưới tiêu thụ, công ty cũng phải chủ động thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để có được nguồn hàng ổn định, giá cả cạnh tranh… trên cơ sở đó hạ giá bán sản phẩm, đưa ra nhiều chính sách bán hàng ưu đãi cho khách hàng của mình.  Tổ chức khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng thật tốt theo phươngchâm chủ động lắng nghe để thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Xây dựng và thực hiện các chính sách bán hàng linh động để kích cầu tiêu dùng và cũng thông qua đó gửi tới

khách hàng những thông điệp tri ân thiết thực nhằm gây dựng thương hiệu lâu dài cho công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải 3 pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tm xnk thuận thành (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)