khách hàng và nền kinh tế
Nợ quá hạn có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của một ngân hàng và là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán. Hơn thế nữa, ảnh hưởng của nó không chỉ trong phạm vị hệ thống của ngân hàng mà còn liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, bởi hệ thống ngân hàng là trung gian tài
chính cung cấp vốn, luân chuyển tiền tệ, góp phần tạo sự ổn định trong phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy mà mọi thành phần kinh tế đều rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng.
1.2.4.1. Ảnh hưởng của nợ quá hạn đến hoạt động kinh doanh của NH
Hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng và rủi ro về tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro của ngân hàng. Nợ quá hạn là kết quả tất yếu của một hoạt động tín dụng không lành mạnh cả về số luợng lẫn chất luợng, trực tiếp gây nên rủi ro về ứ đọng vốn và có thể làm mất vốn kinh doanh và mất khả năng thanh toán của ngân hàng thuơng mại.
- Nợ quá hạn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng:
Đối với bản thân ngân hàng thuơng mại, các khoản nợ quá hạn làm cho ngân hàng không thu hồi đuợc vốn và lãi đúng thời hạn đặt ra trong hợp đồng.
Ta có:
, Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng = ___,__________________ Số du nợ bình quân
Nếu doanh số thu nợ càng cao thì vòng quay vốn tín dụng càng nhanh, ngân hàng sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nguơc lại nếu doanh số thu nợ thấp, tức là nợ quá hạn cao thì vòng quay sử dụng vốn thấp. Nhu ta đã biết, Ngân hàng thuơng mại hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay”, vốn cho vay chủ yếu dựa trên nguồn vốn ngân hàng huy động đuợc và lãi suất cho vay phải lớn hơn lãi suất huy động thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới đảm bảo an toàn và có hiệu quả. Các khoản nợ quá hạn một mặt làm kéo dài thời hạn các khoản tín dụng , mặt khác có khả năng dẫn đến làm mất vốn của các ngân hàng thuơng mại làm cho các ngân hàng thuơng mại rơi vào tình thế không đảm bảo khả năng hoàn trả vốn cho nguời gửi tiền.Tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời có thể làm giảm uy tín của ngân hàng một cách nghiêm trọng, đánh mất lòng tin của nguời gửi tiền đối với ngân hàng .
- Nợ quá hạn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng:
Đồng thời nguồn vốn của ngân hàng cũng chủ yếu từ nguồn huy động phải trả chi phí huy động vốn. Do vậy, khoản vay không thu đuợc dẫn đến một bộ phận tài sản của ngân hàng bị đóng băng làm giảm thu nhập mà vẫn phải trả chi phí huy động vốn. Kết quả là làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.
Nếu khoản vay của khách hàng bị quá hạn thì ngân hàng có thể áp dụng mức lãi phạt là 150% lãi suất trong hạn nhung các ngân hàng đều không muốn khách hàng phát sinh nợ quá hạn trong khi có thể kiếm thêm một nguồn thu nhập từ lãi phạt quá hạn. Bởi vì so với các khoản chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra trong tuơng lai nhu chi phí quản lý, xử lý nợ quá hạn đặc biệt là giải quyết phải nhờ đến Tòa án... thì phần lãi thu thêm này không đủ để trang trải.Trong hợp đồng cho vay giữa NH và KH có một điều khoản là: Nếu nhu khách hàng không trả đuợc khoản nợ vay và có những hành vi vi phạm đến các điều khoản trong hợp đồng thì NH có thể đua ra các cơ quan pháp luật để xử lý hoặc áp dụng các biện pháp thu giữ tài sản. Tuy nhiên, ngân hàng là doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và cung ứng dịch vụ thanh toán, cho nên ngân hàng không có thẩm quyền kê biên và cuống chế khách hàng vay, bên bảo lãnh nếu khách hàng chây ỳ, không tự nguyện bàn giao tài sản. Chính vì vậy, ngân hàng phải đề nghị cơ quan pháp luật hỗ trợ, giúp đố để cuống chế những nguời liên quan để xử lý tài sản đảm bảo thu nợ.
- Nợ quá hạn làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng:
Các khoản nợ quá hạn phát sinh làm thay đổi kế hoạch cũng nhu nguồn thanh toán các khoản tiền đến hạn. Hơn nữa, tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng du nợ cao sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nếu khách hàng nắm bắt đuợc dấu hiệu này sẽ ồ ạt đến rút tiền và ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn càng làm trầm trọng thêm tình trạng này.
- Nợ quá hạn làm giảm uy tín của ngân hàng:
Do hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng tiền của nguời khác nên khi tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng cao tức là chất luợng tín dụng của ngân hàng càng thấp có ảnh huởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, sẽ làm cho khách hàng không còn
tin tưởng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng dẫn đến việc làm giảm đáng kể các quan hệ giao dịch của ngân hàng.
- Nợ quá hạn gây ra nguy cơ phá sản của ngân hàng:
Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của NQH đối với hoạt động ngân hàng. Nếu NQH ở mức cao không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới hàng loạt các ảnh hưởng xấu như đã kể trên và cuối cùng là sự phá sản của ngân hàng.
1.2.4.2. Ảnh hưởng của nợ quá hạn đến hoạt động của khách hàng
- Nợ quá hạn làm tăng chi phí hoạt động:
Đối với khoản nợ quá hạn, khách hàng sẽ phải chịu lãi xuất nợ quá hạn theo quy định bằng 150% mức lãi xuất cho vay trong hạn. Nếu tình hình tài chính của khách hàng đang gặp khó khăn lại gánh thêm phần chi phí tăng lên từ khoản lãi xuất phạt này thì càng làm tăng gánh nặng trả nợ ngân hàng.
- Nợ quá hạn làm giảm uy tín kinh doanh:
Tình trạng nợ quá hạn càng kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của khách hàng trong mối quan hệ với ngân hàng. Hiện tại Ngân hàng nhà nước đã xây dựng Trung tâm thông tin tín dụng, trong đó tình trạng nợ quá hạn của khách hàng đều được cập nhật theo báo cáo tháng và được lưu trữ trong thời gian nhất định. Như vậy, các khách hàng có nợ quá hạn kéo dài và thường xuyên sẽ khó có quan hệ tín dụng được với các tổ chức tín dụng khác.
- Nợ quá hạn làm giảm tốc độ chu chuyển vốn:
Trong nền kinh tế hiện đại, hầu hết các hoạt động thanh toán giao dịch của khách hàng đều được thực hiện thông qua ngân hàng và hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Do vậy, tình trạng Nợ quá hạn dây dưa khó đòi của khách hàng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ của khách hàng với ngân hàng, làm giảm tốc độ chu chuyển vốn của khách hàng
1.2.4.3. Ảnh hưởng của nợ quá hạn đối với nền kinh tế
Ngày nay người ta không thể hình dung nổi một nền kinh tế mà vắng bóng các ngân hàng thương mại. Hệ thống các ngân hàng thương mại đã trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Tình trạng hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại được các nhà kinh tế coi là một hàn thử biểu của nền kinh tế của mỗi quốc gia . Lịch sử hoạt động của các ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ít các trường hợp mà các ngân hàng thương mại lớn bị phá sản đã làm chao đảo nền kinh tế tài chính của đất nước, thậm chí hậu quả của nó còn lan tràn sang cả các quốc gia trong khu vực hay toàn châu lục.
Do vậy tình trạng gia tăng các khoản nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng ngân hàng tuỳ theo tính chất và mức độ mà gây tác hại ở các cấp độ khác nhau tới ngân hàng đồng thời tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức khác có liên quan với ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.
- Nợ quá hạn gây ra sức ép lạm phát:
Nợ quá hạn ở mức độ cao sẽ dẫn đến sự khan hiếm vốn một cách giả tạo. Một khối lượng vốn tồn đọng trong các khoản nợ quá hạn dẫn đến tiền trong lưu thông giảm sút mà hậu quả là lạm phát.
- Nợ quá hạn gây ra tình trạng đình trệ sản xuất, kinh doanh:
Nợ quá hạn thực sự làm giảm tính tích cực của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế. Ngân hàng thương mại thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng của mình đã thực hiện đầu tư cho sản xuất và lưu thông hàng hoá, tạo thêm những sản phẩm mới cho xã hội, tạo công ăn việc làm, đồng thời tăng thu nhập và tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Hiện tượng nợ quá hạn xảy ra chứng tỏ người vay vốn đã không thực hiện hiệu quả đầu tư như đã dự kiến khi nhận vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại. Hơn thế nữa, nợ quá hạn càng cao ảnh hưởng đến việc lưu thông tín dụng khiến vốn ùn tắc không đến được nơi cần vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
- Nợ quá hạn gây ra khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng:
Ở mức độ trầm trọng, nợ quá hạn không chỉ làm cho một ngân hàng thương mại bị mất vốn, mất khả năng thanh toán, đi đến phá sản ngân hàng mà còn kéo theo sự chao đảo của một loạt các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống các ngân hàng. Sự việc đó sẽ gây rối loạn quá trình lưu thông tiền tệ trong nước, giảm giá đồng nội tệ, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
1.3. PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Khi một khoản vay được thực hiện thì luôn luôn đi cùng với nó là các rủi ro tiềm ẩn làm phát sinh nợ quá hạn. Cho nên, các ngân hàng thường tự xây dựng cho mình một quy trình xử lý khoản nợ quá hạn và các biện pháp áp dụng để đảm bảo khả năng thu hồi nợ cao nhất, giảm thiểu rủi ro cho chính bản thân mình. Quy trình và các biện pháp được nêu dưới đây không phải là quy trình bắt buộc các ngân hàng phải áp dụng mà là quy trình, biện pháp đang được nhiều ngân hàng áp dụng và có những hiệu quả nhất định