Biện pháp xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu 0535 Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại NHTM CP Việt Nam Thịnh vượng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 35 - 40)

1.3.2.1. Đối với các khoản nợ quá hạn thông thường

hàng trả nợ, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau:

Gia hạn nợ

Gia hạn nợ thực chất là ngân hàng kéo dài thời gian trả nợ cho khách hàng, sau khi đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng thực hiện đuợc. Ngân hàng thuờng áp dụng biện pháp này đối với khách hàng có tinh thần hợp tác cao, có trình độ chuyên môn có khả năng điều chỉnh hoạt động kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ cho ngân hàng.

Việc gia hạn nợ có thể áp dụng truớc khi khoản vay đến hạn nếu doanh nghiệp, cá nhân có đơn xin gia hạn. Việc gia hạn nợ này có thể giúp cho khách hàng có thêm thời gian để thu xếp nguồn tiền thanh toán cho ngân hàng. Ngoài ra, nếu khách hàng bị quá hạn, sau khi xem xét thẩm định lại ngân hàng thấy khách hàng vẫn có khả năng thu hồi nợ thì có thể tu vấn cho khách hàng phuơng án gia hạn nợ, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn do bị nợ quá hạn.

Khai thác

Đây là biện pháp đuợc nhiều ngân hàng áp dụng trong việc giải quyết các khoản vay có nguy cơ hoặc là bị nợ quá hạn. Thực chất của phuơng pháp này chính là ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian để khắc phục khó khăn, làm ăn hiệu quả và trả nợ cho ngân hàng nhanh nhất. Để áp dụng đuợc phuơng pháp này, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tinh thần trách nhiệm cao, và có phuơng án thích hợp để trả nợ cho ngân hàng

Một số các biện pháp khai thác mà ngân hàng thuơng áp dụng:

- Đua ra lời khuyên, tu vấn giúp cho khách hàng khôi phục đuợc tình hình sản xuất kinh doanh bằng các kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình trên nhiều lĩnh vực về sản phẩm, đối tác, chi phí hợp lý....

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho cac khoản vay mà ngân hàng đã đua ra chua phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vòng luân chuyển vốn chua kết thúc, doanh nghiệp chua thu hồi đuợc vốn trong khi đã đến hạn phải thanh toán cho ngân hàng.

cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được nợ khi đến kỳ hạn. Biện pháp này hết sức mạo hiểm, nếu ngân hàng không tính toán và thẩm định

kỹ càng sẽ làm gia tăng thêm nợ quá hạn.

- Ngân hàng có thể đề nghị khách hàng quản lý ngân quỹ một cách chặt chẽ, có thể bán bớt một số tài sản có giá trị mà ít ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, giảm bớt lượng hàng tồn kho.

- Nếu nguyên nhân của quá hạn là do rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn, chính trị, hỏng dây chuyền sản xuất thì ngân hàng có thể cơ cấu lại nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung dài hạn, yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo để kéo dài thời hạn khoản vay. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này cần chú ý một số đặc điểm như sau:

+ Tài sản cầm cố thế chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng để có cơ sở thanh lý tài sản sau này

+ Doanh nghiệp có thiện chí hợp tác, trong quá trình vay vốn trả gốc lãi hàng tháng đều đặn và đúng hạn.

+ Doanh nghiệp có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

- Chuyển phần vốn vay của ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp: đây là hình thức được áp dụng nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Khi mà lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp có tính khả thi cao, nhưng doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, về việc quản lý dự án. Việc chuyển vốn tín dụng thành vốn cổ phần giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng nợ nần, và góp phần làm tăng hiệu quả quản lý. Nếu tổ chức khai thác dự án thành công, thì hai bên đều có lợi. Doanh nghiệp giải quyết được các khó khăn về tài chính, còn ngân hàng thì tránh được các khoản nợ khó đòi và có thêm khách hàng trung thành của mình.

1.3.2.2. Đối với khoản nợ khó đòi và có khả năng mất vốn

Đây là các khoản nợ mà khách hàng có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm, mất khả năng thanh toán, khách hàng không hợp tác, bỏ trốn. Việc xử lý khoản nợ quá hạn này cần có sự can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền liên quan để giải quyết.

Thanh lý tài sản đảm bảo

Trong trường hợp ngân hàng thấy rằng việc áp dụng biện pháp gia hạn nợ, khai thác mà không có hiệu quả thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo nhằm thu được nợ từ khách hàng.

Thanh lý tài sản thế chấp là biện pháp mà ngân hàng bắt buộc khách hàng phải tuân theo các điều kiện như trong quy định Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp trong trường hợp khách hàng không tuân thủ đúng yêu cầu khi ngân hàng phát vay. Đây là vấn đề mà ngân hàng và khách hàng đều không mong muốn vì mất nhiều thời gian, chi phí xử lý và có thể gây giảm giá trị tài sản đảm bảo. Thêm vào đó, uy tín của ngân hàng có thể bị giảm sút do sự nghi ngại của khách hàng về hoạt động của ngân hàng không an toàn hiệu quả, nếu ngân hàng có quá nhiều khoản vay phải áp dụng biện pháp thanh lý tài sản đảm bảo.

Có một số biện pháp xử lý tài sản đảm bảo phổ biến đang được ngân hàng áp dụng:

- Khách hàng tự bán tài sản đảm bảo thay vì để ngân hàng phát mại

Trường hợp này áp dụng với khách hàng có thiện chí hợp tác, không còn nguồn thu nào khác ngoài từ nguồn bán tài sản đảm bảo. Khách hàng có thể tự tìm khách hàng để bán tài sản thì giá của tài sản có thể cao hơn, và ngân hàng cũng không mất các chi phí khi giải quyết tài sản thế chấp, thời gian xử lý cũng nhanh hơn. Đây là biện pháp có lợi cho cả hai phía

- Khách hàng gán nợ tài sản thế chấp cho ngân hàng

Ngân hàng không có chức năng mua bán tài sản thế chấp, nên nếu tài sản đảm bào phù hợp với các điều kiện của ngân hàng thì ngân hàng thường sử dụng để làm văn phòng, trụ sở giao dịch, cho thuê, góp vốn liên doanh liên kết.

- NH phát mại tài sản đảm bảo

Hiện nay, các ngân hàng thành lập công ty con là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản có chức năng xử lý tài sản đảm bảo nếu khách hàng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Công ty sẽ thay mặt ngân hàng phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tham gia bán đấu giá tài sản. Nếu tài sản bán ra không đủ để bù đắp cho

khoản vay thì Tòa án có thể cho phép ngân hàng thu thêm nếu nguời vay còn tài sản khác.

Bán nợ cho các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp

Đây là biện pháp đuợc áp dụng phổ biến ở các quốc gia có thị truờng tài chính chuyên nghiệp và phát triển. Các khoản nợ đuợc chào bán trên thị truờng thông qua công ty môi giới sẽ môi giới cho các tổ chức mua bán nợ đứng ra mua khoản nợ này. Đây thuờng là các khoản nợ có khả năng thu hồi thấp, ngân hàng không muốn tốn kém chi phí và thời gian để tiếp tục theo dõi và thu hồi nợ. Việc bán nợ sẽ giúp ngân hàng thu hồi sớm khoản nợ tuy nhiên số tiền thu đuợc có thể bị giảm sút. Phần bị giảm đi là giá cả cho việc chuyển nhuợng rủi ro sang đối tuợng khác. Ngoài ra, ngân hàng có thể bán nợ khi bị thiếu hụt về tiền mặt, tuy nhiên truờng hợp này rất ít khi đuợc các ngân hàng sử dụng vì nó là dấu hiệu ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

• Thành lập công ty quản lý tài sản xử lý nợ quá hạn trực thuộc Chính phủ/Nhà nuớc hoặc đuợc Chính phủ/Nhà nuớc tài trợ.

Đây là một trong những biện pháp xử lý khoản nợ quá hạn đang đuợc áp dụng trên thế giới, cụ thể là các ngân hàng thuơng mại chuyển giao nợ quá hạn (các khoản có số ngày quá hạn cao hoặc đuợc ngân hàng đánh giá là khó thu hồi) sang một công ty quản lý tài sản (AMC) trực thuộc Chính phủ/Nhà nuớc hoặc đuợc Chính phủ/Nhà nuớc tài trợ. Các AMC đuợc thành lập kèm theo một mục tiêu rõ ràng là mang lại hiệu quả trong việc xử lý khoản nợ quá hạn, là một công cụ gián tiếp tham gia vào hoạt động tái cấu trúc nền kinh tế.

Nguồn vốn hoạt động cho các AMC có thể đuợc cung cấp từ Chính phủ/Nhà nuớc, phát hành trái phiếu, vay từ các định chế tài chính khác.

Định giá nợ chuyển giao: phuơng pháp định giá trong việc thu mua khoản nợ quá hạn cao đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhìn chung, có hai phuơng pháp định giá đang đuợc các AMC trên thế giới áp dụng phổ biến: định giá theo giá trị sổ sách, định giá theo giá trị phù hợp.

các ngân hàng, nhiệm vụ của AMC là tổ chức bán khoản nợ này theo các phương pháp khác nhau. Tùy theo đặc điểm của từng danh mục nợ quá hạn, mục tiêu và nhiệm vụ của AMC trong từng thời kỳ mà AMC sẽ lựa chọn các cách thức xử lý khác nhau như phát hành trái phiếu, chuyển thành danh mục đầu tư, bán đấu giá, chuyển đổi thành cổ phiếu...

Tuy nhiên để AMC có thể hoạt động thành công, hành lang pháp lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu không có được một hệ thống văn bản pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động của AMC thì bản thân AMC cũng sẽ phải đối mặt với các khó khăn mà các ngân hàng gặp phải khi xử lý khoản nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu 0535 Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại NHTM CP Việt Nam Thịnh vượng Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w