1.3.1.1. Xác định số tiền tối thiểu khách hàng cần phải thanh toán
Đây là công việc đầu tiên và bắt buộc khi ngân hàng chuẩn bị cho công tác thu hồi nợ quá hạn. Ngân hàng cần phải xem xét, phân tích tình trạng hiện tại của khách hàng để xác định xem đối với từng trường hợp cụ thể có thể thu được toàn bộ số tiền quá hạn hay cần chia nhỏ ra thành nhiều phần và thu dần.
1.3.1.2. Phân loại khách hàng nợ
Khách hàng vay vốn tại ngân hàng có thể được phân thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào các tiêu chí đưa ra. Tuy nhiên khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn thì ngân hàng chỉ nên phân loại thành 2 loại: khách hàng quan trọng, vẫn còn khả năng hợp tác và khách hàng nên chấm dứt quan hệ hợp tác. Việc phân loại này đặc biệt quan trọng khi khách hàng là doanh nghiệp hoặc là các cá nhân là chủ của doanh nghiệp. Neu là khách hàng vẫn còn khai thác được thì ngân hàng nên có biện pháp xử lý khéo léo, mềm mỏng và tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng thanh toán được nợ quá hạn. Còn neu khách hàng thuộc đối tượng còn lại thì ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ.
1.3.1.3. Chọn người xử lý nợ quá hạn
Không phải ai cũng có kỹ năng thu hồi nợ quá hạn hay hiểu rõ khách hàng nên ngân hàng cũng cần cân nhắc để chọn người phù hợp. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng bước đầu thường để cho nhân viên thuộc chi nhánh trực tiếp phát vay làm việc với khách hàng vì đó là người hiểu rõ về hồ sơ và khoản vay cần thu hồi, hiểu rõ về tình hình hoạt động của khách hàng và không gây áp lực, cảm giác bị ép buộc phải
thanh toán.
Neu sau một thời gian nhất định không mang lại hiệu quả thì ngân hàng có thể sử dụng bên thứ ba (có thể thuê ngoài) để gây áp lực mạnh mẽ hơn, tập trung vào uy tín của khách hàng để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ.
1.3.1.4. Đàm phán với khách hàng
Đây là buớc quan trọng nhất trong quy trình thu hồi nợ mà đòi hỏi ngân hàng phải khéo léo để thu nợ thành công. Ngân hàng nên tránh dùng đến pháp luật để thu hồi nợ, tốn kém chi phí và không giữ đuợc mối quan hệ tốt với khách hàng.
Truớc hết, ngân hàng cần phải đua ra kế hoạch trả nợ cho khách hàng. Dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của khách hàng, ngân hàng phải đua ra đuợc kế hoạch hợp lý, không nên buộc khách hàng phải thanh toán trên khả năng hiện tại của họ vì ngoài việc trả nợ cho ngân hàng, khách hàng cũng cần phải chi cho nhiều khoản khác để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, ngân hàng có thể chấp nhận cho khách hàng thanh toán thành nhiều lần phù hợp với tiến độ kinh doanh bán hàng của khách hàng. Bằng cách tỏ ra dễ tính với khách hàng, ngân hàng sẽ nhận đuợc sự gắn bó hơn khi khách hàng vuợt qua đuợc tình trạng khó khăn.
Tuy nhiên trong quá trình đàm phán, ngân hàng cũng cần phải có lúc cứng rắn tùy theo thái độ của khách hàng, không phải điều kiện nào của khách hàng ngân hàng cũng phải đáp ứng mà còn phải dựa trên lợi ích của ngân hàng.
1.3.1.5. Nhờ đến Tòa án để thu hồi nợ
Kiện cáo là biện pháp mà Ngân hàng không muốn dùng tới nhung phải áp dụng khi khách hàng thiếu trách nhiệm, cố tình chây ỳ, không hợp tác trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Đây đuợc xem là biện pháp cuối cùng khi tất cả các cách thức đòi nợ khác không có hiệu quả, vì biện pháp này rất mất thời gian, tốn kém và đặc biệt là tại Việt Nam khi cơ chế pháp luật và thực thi pháp luật chua đồng bộ trong việc xử lý tài sản đảm bảo.