0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

I.LÝ THUYẾT CẦN NẮM 1 Khái niệm về lực đàn hồi.

Một phần của tài liệu ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM ÔN THI ĐẠI HỌC (Trang 32 -33 )

. Viên sỏi lọt qua cửa sổ nếu –b < 2

I.LÝ THUYẾT CẦN NẮM 1 Khái niệm về lực đàn hồi.

1. Khái niệm về lực đàn hồi.

 Khi tay ta kéo dãn một lò xo, lò xo sẽ tác dụng vào tay một lực chống lại tác dụng làm dãn, gọi là lực đàn hồi. Nếu ta không kéo nữa, lò xo lại trở về hình dạng ban đầu. a b h l 0 v

GV: Trịnh Thị Ánh Tuyết 33

 Khi đặt quả cân lên thanh cao su, thanh bị cong đi và tác dụng trở lại quả cân một lực đàn hồi. Nếu nhấc quả cân ra, thanh cũng trở về lại hình dạng ban đầu.

Các biến dạng trong các ví dụ trên thuộc loại biến dạng đàn hồi.

Vậy, lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi, và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.

Các vật chỉ có thể biến dạng đàn hồi đến một giới hạn đàn hồi, vượt qua giới hạn đàn hồi thì vật không lấy lại được hình dạng ban đầu được nữa.

2. Lực đàn hồi của lò xo.

Lực đàn hồi Fđh

có:

+ Điểm đặt : xuất hiện ở hai đầu lò xo (khi lò xo bị biến dạng) và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo làm nó biến dạng.

+ Phương : trùng với phương của trục lò xo.

+ Chiều : ngược với chiều biến dạng của lò xo (chiều biến dạng là chiều dịch chuyển tương đối của mỗi đầu lò xo so với đầu kia). Cụ thể là: khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục lò xo vào phía trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục lò xo ra ngoài.

+ Độ lớn : nhà vật lí người Anh Rô-bớt Húc (Robert Hookes, 1635 – 1703) đã phát hiện ra định luật về mối liên hệ giữa độ lớn lực đàn hồi với độ biến dạng của lò xo, gọi là định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo : Fđh = –k.Δl (dấu “–” chỉ rằng lực đàn hồi luôn ngược với chiều biến

dạng)

Về độ lớn : Fđh kl +l là độ biến dạng của lò xo;

+ k là hệ số đàn hồi (hoặc độ cứng của lò xo) có đơn vị là N/m,

giá trị của k phụ thuộc

vào kích thước lò xo và vật liệu dùng làm lò xo.

Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.

Một phần của tài liệu ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM ÔN THI ĐẠI HỌC (Trang 32 -33 )

×