Bối cảnh kinh tế của ngành đồ gỗ nội thất và triển vọng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh hanh hạnh (Trang 60 - 62)

Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam dự kiến đến năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Nghiên cứu hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nước ta những năm gần đây, có thể thấy, sự khởi sắc của ngành Gỗ có động lực từ việc chuyển dịch các đơn hàng.

chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành năng động và thành công nhất trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như năm 2004, xuất khẩu gỗ của Việt Nam lần đầu tiên lọt vào danh sách “ngành xuất khẩu tỷ đô”, thì 10 năm sau, kim ngạch xuất khẩu gỗ đã tăng gấp 6 lần, đạt 6,2 tỷ USD. Theo dự tính của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 9 tỷ USD và năm 2020 là 10 tỷ USD. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng cho thấy, năm 2017, ngành Gỗ thiết lập mức kỷ lục mới, đạt gần 8 tỷ USD. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,7 tỷ USD (tăng 12,6% so với năm 2016), 300 triệu USD còn lại là giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như “sản phẩm mây tre, cói và thảm”. Nhìn chung, ngành chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam đang có những dịch chuyển theo hướng tăng cả lượng và chất. Đây là tín hiệu quan trọng phản ánh sự dịch chuyển theo hướng phát triển bền vững trong tương lai của ngành Gỗ Việt Nam.

Trong nhiều năm qua ngành chế biến gỗ Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong suốt nhiều năm qua. Từ kim ngạch 220 triệu đô la Mỹ năm 2000, sau 17 năm, đã lên mức 8 tỉ đô la Mỹ, nằm trong tốp 7 ngành đứng đầu cả nước về giá trị xuất khẩu. Riêng trong sáu tháng đầu năm 2018, theo số liệu của Bộ Công Thương, doanh thu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đã đạt 4,13 tỉ đô la, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành này đang dần chiếm ưu thế so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm đầu phát triển, khối doanh nghiệp có vốn nước ngoài luôn chiếm tỷ lệ hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ cả nước. Nhưng trong ba năm gần đây, khối doanh nghiệp trong nước đã vượt lên chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Khi kinh tế trong nước bắt đầu hội nhập, ngành gỗ Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ với kỹ thuật, máy móc, tay nghề, quy trình quản lý đều thay đổi, hiện đại và bắt kịp nhịp phát triển của thế giới. “Ngành gỗ Việt Nam hiện không thua kém ngành gỗ bất cứ một nước nào khác”. Nhiều thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều tăng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Không còn chỉ gia công, các doanh nghiệp gỗ hiện nay đã trực tiếp cung ứng cho những hãng kinh doanh đồ gỗ hàng đầu thế giới. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất hiện từ trong căn hộ gia đình cho đến các công trình lớn. Một số tập đoàn điều hành khách sạn và nghỉ dưỡng hạng sang khác cũng muốn chọn doanh nghiệp Việt Nam thiết kế và thi công các công trình cho họ. “Thị trường quốc tế đang ngày càng đón nhận những công trình nội thất cao cấp của doanh nghiệp Việt Nam bởi sản phẩm không chỉ đẹp và chất lượng mà còn tinh tế và giá cả hợp lý”. Ngành gỗ hiện đã tạo được chuỗi sản xuất dài và khép kín, từ trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại, xây dựng, trang trí nội ngoại thất... Trong đó, chế biến gỗ là trung tâm, kéo theo sự lan tỏa phát triển của nhiều ngành khác như vận chuyển, vải vóc, thuộc da, kim loại, bao bì, ốc vít, cơ khí, tiếp thị, du lịch...

Nhờ có nguồn nguyên liệu trong nước, doanh nghiệp trong ngành có lợi thế hơn hẳn vì có được nguồn nguyên liệu rẻ hơn so với nhập khẩu. Lợi thế nguyên liệu bản địa đang được các doanh nghiệp ngành gỗ khai thác và phát huy bằng mô hình liên kết với người trồng rừng. Mô hình này đang được nhân rộng ở nhiều địa phương để đảm bảo từ nay đến 20 năm nữa vẫn đủ nguyên liệu hợp pháp cung cấp cho ngành.

Tuy ngành gỗ liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua, nhưng theo các doanh nghiệp, tỷ lệ hàng sản xuất theo dạng sản xuất theo đúng đơn hàng của khách còn chiếm đến 80%, điều đó có nghĩa, hiệu suất kinh tế còn thấp. Ngành chế biến gỗ trong nước cần gia tăng mô hình sản xuất ODM (khách hàng chỉ phác thảo ý tưởng, phần còn lại do nhà sản xuất chịu trách nhiệm); doanh nghiệp cần đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm có thiết kế, xây dựng hệ thống phân phối, thương hiệu riêng... để gia tăng giá trị. Vấn đề quan trọng là những nỗ lực của doanh nghiệp để gia tăng giá trị sản phẩm chứ không chỉ là phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu cao hơn con số 8 tỉ đô la của năm ngoái. Mục tiêu phấn đấu đạt doanh số 20 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu vào năm 2025.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh hanh hạnh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)