Đào tạo và phát triểnlà yếu tố có mức độ ảnh hƣởng lớn thứ ba (Beta hồi quy chuẩn hóa = 0,347) đến động lực giảng dạy. Giá trị trung bình của yếu tố này là 3,7833. Để cải thiện yếu tố này, nhà trƣờng nên: (1) tạo điều kiện cho các giảng viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng, đào tạo nhằm giúp giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà trƣờng cần tạo điều kiện thuận lợi và ƣu tiên cho những đối tƣợng có đủ khả năng và trình độ du học theo chƣơng trình hợp tác của chính phủ. Cơ hội đƣợc giao lƣu và học tập tại
nƣớc ngoài giúp cho giảng viên cải thiện rất tốt những kỹ năng chuyên môn. Điều này sẽ giúp cho các giảng viên đƣợc trải nghiệm thực tế, giúp giảng viên cảm thấy có động lực hơn trong công tác giảng dạy tại trƣờng; (2) xây dựng hệ thống đào tạo kết hợp với các bên thứ hai theo hƣớng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng bổ trợ cho giảng viên nhƣ chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm, tiếng anh trong giảng dạy, kỹ năng thiết kế bài giảng, v.v tại các trung tâm kỹ năng, Đại học Sƣ phạm, để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho giảng viên thông qua đó nâng cao chất lƣợng giảng dạy. Bên cạnh đó, Nhà trƣờng nên phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học trong giảng viên. Điều này sẽ giúp các giảng viên phát triển và nâng cao lƣợng kiến thức, năng lực nghiên cứu; (3) xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả công việc của giảng viên một cách khách quan, khoa học, qua đó làm cơ sở để thực hiện chính sách động viên, khen thƣởng kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng, đồng thời cũng là cơ sở để xem xét đƣa vào bổ nhiệm, dào tạo phát triển chuyên môn. Từ đó, giảng viên có nhiều cơ hội phát triển bản thân trong quá trình công tác.