Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại một số nước trong khu

Một phần của tài liệu 0551 giải pháp ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44)

bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.4.1 Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại một số nước trong khuvực. vực.

Tại Việt Nam, thị trường công cụ tài chính phái sinh cũng như việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM hiện đang trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên, việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh đã được nhiều NHTM của một số nước trong khu vực thực hiện và đã mang lại những thành công đáng kể. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy hiện nay một số nước trong khu vực có thị trường tài chính tương đối phát triển cũng như việc các NHTM ở các quốc gia này ứng dụng công cụ tài chính phái sinh đã mang lại nhiều thành tựu trong phát triển kinh doanh ngân hàng như Singapore, Thái lan và gần đây là Trung quốc. Cùng với sự phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường công cụ tài chính phái sinh nói riêng là sự giảm dần các mức độ giới hạn (hạn chế tự do hóa) trong chính sách tài chính.

Mức độ giới hạn và sự phát triển của thị trường công cụ tài chính phái

MỨC ĐỘ GIỚI HẠN

Kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 tại nhiều quốc gia đã đặt mục tiêu duy trì sự ổn định của đồng nội tệ và để chống lại sự đầu cơ tiền tệ là tự do hóa thị trường vốn. Một số quốc gia đã đặt ra những quy định ngoại hối nghiêm ngặt để bảo vệ đồng nội tệ khỏi bị đầu cơ, các quy định hạn chế sự di chuyển tự do của dòng vốn sẽ không tạo hiệu quả của thị trường, là tình thế bất lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để phát triển kinh tế, hạn chế thấp nhất những rủi ro, đánh giá được tầm quan trọng của các công cụ phái sinh đối với các nhà kinh doanh và đầu tư, nhiều quốc gia đã cố gắng phát triển thị trường phái sinh qua Sở giao dịch. Những cố gắng của các quốc gia này đã đem lại những thành công nhất định như Singapo, Thái lan, Hồng công, Hàn quốc, Trung quốc.... Sau đây chúng ta sẽ điểm qua kinh nghiệm ứng dụng công cụ tài chính phái sinh ở một số nước trong khu vực từ đó rút ra bài học đối với Việt nam.

Kinh nghiệm của Singapore

Singapore hiện vẫn là một trong số những nước trong khu vực có thị trường tài chính phát triển mạnh và cùng với nó việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh được hầu hết các NHTM Singapore thực hiện. Việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh được các NHTM Singapore được thực hiện từ khi thị trường tài chính Singapore bắt đầu phát triển (tương tự như Việt Nam) từ những năm 1980.

Cùng với quá trình mở cửa và tự do hóa tài chính, Singapore là nước sử dụng nhiều chính sách khuyến khích phát triển và đa dạng hóa các công cụ tài chính, đặc biệt là các loại trái phiếu. Chính sách của Singapore không chỉ phát triển các loại trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ mà còn phát triển mạnh các loại trái phiếu công ty qua đó tại thị trường công cụ tài chính đa dạng và phát triển mạnh. Trên cơ sở phát triển mạnh các thị trường các công cụ tài chính, Singapore có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các

dịch vụ tài chính phái sinh với những biện pháp tiếp thị và quảng bá rộng rãi. Chính phủ Singapore đã có chính sách Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí cho các NHTM để quảng bá và tiếp thị đối với các dịch vụ tài chính phái sinh. Đồng thời, NHTW Singapore có chính sách khuyến khích các NHTM được thực hiện ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh thông qua việc NHTW hỗ trợ vốn để hiện đại hóa công nghệ và đầu tư vào các nghiệp vụ ứng dụng công cụ tài chính phái sinh. NHTW Singapore đã đưa ra những quy định bắt buộc, có tính nguyên tắc về những điều kiện đối với các NHTM khi thực hiện các dịch vụ tài chính phái sinh như: Vốn và mức độ an toàn hoạt động; Quy trình quản trị rủi ro; Kiểm soát nội bộ; Trình độ và Công nghệ Ngân hàng; Trình độ cán bộ thực hiện giao dịch phái sinh....

Một trong những NHTM thực hiện khá thành công việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại Singapore là Ngân hàng UOB và Ngân hàng OCBC - đây là những ngân hàng lớn của Singapore thực hiện việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh từ rất sớm. Đến cuối năm 1990, thị trường công cụ tài chính phái sinh tại Singpore thực sự phát triển và hầu hết các NHTM Singapore đã thực hiện đầy đủ các dịch vụ tài chính phái sinh cho các doanh nghiệp và nhiều ngân hàng đã mang lại những khoản thu nhập lớn. Chẳng hạn như Ngân hàng OCBC, cuối năm 2000, thu nhập từ việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh chiếm khoảng gần 25% trong tổng mức thu nhập của Ngân hàng và chiếm trên 50% thu về các dịch vụ (ngoài thu về tín dụng). Bên cạnh việc tăng về thu nhập, việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh được các NHTM Singopore coi như công cụ quan trọng giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh (đặc biệt là các rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá). Các nghiệp vụ về tài chính phái sinh được các NHTM Singapore chuẩn hóa đưa vào trong công tác về quản trị rủi ro của ngân hàng.

sinh đã thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu tại Singapore phát triển mạnh. Thông qua việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh, các NHTM đã hỗ trợ cho trên 80% các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Singapore phát triển.

Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong số các nước trong khu vực, bên cạnh Singapore, Thái lan cũng là nước được đánh giá tương đối thành công trong việc phát triển thị trường tài chính cũng như việc ứng dụng các công nghệ tài chính phái sinh. Mặc dù thị trường tài chính Thái lan phát triển sau Singapore, đồng thời sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường công cụ tài chính phái sinh trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và cùng với nó là các chính sách đối với thị trường tài chính của Thái lan có những thay đổi nhất định, song đến nay thị trường tài chính phái sinh tại Thái lan tương đối phát triển cũng như việc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh tại các NHTM Thái lan hiện là tương đối phổ biến. Một trong những ngân hàng ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh có hiệu quả và thành công là Ngân hàng BanKok Bank. Cho đến cuối những năm 2000, Ngân hàng Bankok đã hỗ trợ cho khoảng 40% doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Thái lan sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Đến nay, Ngân hàng Bankok Bank là một trong những NHTM Thái lan có quy trình quản trị rủi ro khá hoàn hảo đối với các nghiệp vụ tài chính phái sinh. Các NHTM Thái lan hiện không chỉ ứng dụng 4 công cụ tài chính phái sinh phổ biến mà đang nghiên cứu và thực hiện việc ứng dụng các dịch vụ tài chính phái sinh khác mang tính chất lai tạp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Thái lan. Cũng giống như Singapore, NHTW Thái lan đã đưa ra những tiêu chuẩn bắt buộc về điều kiện để NHTM Thái lan được thực hiện dịch vụ tài chính phái sinh như về Quản trị rủi ro; về Công nghệ ngân hàng và Trình độ cán bộ... Đồng thời, những quy định về điều kiện này được NHTW Thái Lan nâng lên

cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và sự phát triển của hệ thống các NHTM Thái lan.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một trong những nước có thị trường tài chính phái sinh mới được hình thành và phát triển gần đây trong khu vực là Trung quốc. Thị trường tài chính phái sinh cũng như việc ứng dụng công cụ tài chính phái sinh của các NHTM Trung quốc mới được thực hiện trước Việt nam khoảng 5 năm. Mặc dù ra đời sau, song Trung quốc đã từng bước có các chính sách khá phù hợp và thận trọng trong việc phát triển thị trường tài chính phái sinh cũng như phát triển thận trọng từng bước trong việc cho phép ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh ở các NHTM Trung quốc xuất phát từ mức độ rủi ro của các dịch vụ tài chính phái sinh ngày càng lớn.

Để có thể thực hiện ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh, các NHTM Trung quốc phải hội đủ nhiều điều kiện khác nhau. Ủy ban điều hành ngân hàng Trung Quốc (China Banking Regulatory Commission) đã ban hành Nguyên tắc quản trị tạm thời về các hoạt động phái sinh của các tổ chức tài chính (Provisional Administrative Rules Governing Derivatives Activities of Financial Institutions) nhằm đưa ra những quy định và giám sát hoạt động phái sinh của các tổ chức tài chính nhằm kiểm soát có hiệu quả rủi ro của các tổ chức tài chính trong hoạt động này. Các NHTM Trung quốc muốn tham gai thị

trường phái sinh phải có đủ các điều kiện sau:

- Có quy trình và chính sách hoàn thiện, phù hợp cho quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ các hoạt động phái sinh.

- Có hệ thống xử lý các giao dịch phái sinh hợp lý, tự động kết nối đến các bộ phận giao dịch (front-offices), bộ phận trung kiểm (middle-

offices) và

năm năm kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến các hoạt động phái sinh và quản trị rủi ro và có lý lịch trong sạch.

- Có ít nhất: (a) Hai giao dịch viên chuyên nghiệp có ít nhất hai năm kinh nghiệm liên quan đến các giao dịch phái sinh hoặc giao dịch có

liên quan

và được đào tạo chuyên nghiệm trên sáu tháng về các kỹ năng kinh doanh

dịch vụ phái sinh; (b) Có một người chịu trách nhiệm quản trị rủi ro cho các

hoạt động tài chính phái sinh và (c) một người chịu trách nhiệm nghiên cứu

và phát triển mô hình rủi ro hoặc đánh giá rủi ro liên quan đến hoạt

động phái

sinh. Tất cả nhân sự nói trên phải làm việc chuyên trách không kiêm nhiệm

công việc khác và có lý lịch trong sạch.

- Có trụ sở kinh doanh và các phương tiện phù hợp cho hoạt động phái sinh.

- Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì quốc gia chính hoặc khu vực của ngân hàng đó phải có khung pháp lý quy định và giám sát hoạt động

phái sinh và Cơ quan giám sát ở quốc gia chính có đủ năng lực giám sát hoạt

động này.

Việc cho phép các NHTM Trung quốc ứng dụng các công cụ tài chính phái sinh là rất thận trọng. Bước đầu, NHTW Trung quốc chỉ cho phép một vài NHTM lớn của Trung quốc và một vài ngân hàng nước ngoài tại Trung quốc được thực hiện cùng với các quy định rất ngặt nghèo về điều kiện và cho

hành luật phái sinh. Một số quốc gia khác ở Châu Á đều lấy ý kiến của Hiệp hội các sản phẩm phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA) đối với dự thảo luật phái sinh của nước mình. ISDA là một hiệp hội kinh doanh tài chính quốc tế với thành viên bao gồm trên 600 ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại lớn nhất, các công ty, các tổ chức chính phủ và các tổ chức khác. ISDA được coi là tổ chức đưa ra các chuẩn mực hoặc các thỏa thuận chung cho các bên trong các giao dịch phái sinh. Đây chính là những bài học để Việt Nam rút ngắn thời gian xây dựng thị trường phái sinh còn non trẻ của mình.

Hai là: Để thị trường phái sinh phát triển thì trước hết những thị trường cơ sở của nó như thị trường trái phiếu, thị trường ngoại hối... phải phát triển: Quá trình phát triển của hai thị trường này cũng có sự tương tác qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Theo định nghĩa thị trường phái sinh không thể tồn tại ngoài thị trường cơ sở. Tính minh bạch và tính thanh khoản của thị trường cơ sở là những nhân tố thành công cho thị trường phái sinh. Thị trường phái sinh phát triển là một chất xúc tác để củng cố và thu hút thêm những người tham gia thị trường cơ sở vì khi đó họ có đủ các công cụ phòng ngừa cần thiết khi tham gia thị trường này.

Ba là: Nhanh chóng xây dựng thị trường phái sinh để cung cấp đủ công cụ cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường trong nước: Báo cáo của BIS đưa ra kết luận sự gia tăng thị trường trái phiếu và dự trữ ngoại hối cho thấy tiềm năng đầu tư liên quốc gia trong thị trường trái phiếu khu vực Châu Á. Phục vụ cho việc đầu tư này thì các công cụ phòng ngừa rủi ro chuẩn được xem như là nhân tố quan trọng để xâm nhập thị trường trái phiếu mỗi nước.

Bốn là: Nhanh chóng xây dựng được hệ thống các chỉ số (lãi suất, tỷ giá.) để tham chiếu trong các giao dịch phái sinh đáng tin cậy, phản ánh đúng tình hình cung cầu của thị trường: Thị trường OTC, thị trường hoán đổi còn kém phát triển hoặc chưa xuất hiện ở nhiều nước Châu Á. Lãi suất tham

chiếu đáng tin cậy và những quy định hạn chế thị trường là những lý do chính. Đây cũng là vấn đề mà Việt Nam sẽ gặp phải vì hiện nay chúng ta chưa xây dựng được một chỉ số lãi suất phản ánh đúng cung cầu trên thị trường. Hàng Reuters đã xây dựng được trang lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam (VNIBOR) trên cơ sở chào giá hằng ngày của một số ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế lãi suất này ít được tham chiếu vì nó chưa phản ánh chính xác lãi suất của thị trường vì vậy cần phải tổ chức lại cho phù hợp hơn.

Năm là: Cần có sự chọn lọc khi phát triển các sản phẩm phái sinh:

Việc lựa chọn giữa đa dạng hóa và tập trung nên dựa vào mức độ phát triển của từng thị trường. Nghiên cứu của Ngân hàng thanh toán quốc tế cho thấy quyền chọn lãi suất được giao dịch thường xuyên ở thị trường các nước phát triển. Mặc dù nhiều quốc gia Châu Á hiện nay đã bắt đầu đưa ra hàng loạt các sản phẩm phái sinh nhưng rõ ràng hiện chưa có sản phẩm nào có tính thanh khoản tốt. Nói chung những nhà đầu tư ưa thích những sản phẩm đơn giản. Tại những quốc gia này tập trung vào số ít sản phẩm thanh khoản cao sẽ có lợi hơn cho việc phát triển thị trường.

Sáu là: Cần có định hướng cho sự phát triển của thị trường giao dịch tập trung: Mặc dù thị trường phái sinh ở Việt nam còn ở giai đoạn sơ khai nhưng tầm quan trọng của thị trường giao dịch tập trung cũng không nên xem nhẹ, nhất là trong giai đoạn đầu. Một sản phẩm giao dịch tập trung sẽ cung cấp cho khách hàng sự minh bạch, giá cả hợp lý và hiệu quả cao. Hơn nữa, sự bất ổn tài chính có thể xảy ra ở thị trường OTC khi xuất hiện các sự kiện tín dụng, sự thay đổi giá đột ngột của tài sản cơ sở.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Với phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu khoa học và logich, Chương 1 luận văn đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường công cụ tài chính phái sinh dưới các khía cạnh như quá trình hình thành và

phát triển thị trường; khái niệm, đặc điểm của công cụ tài chính phái

sinh, một

số công cụ tài chính phái sinh phổ biến .... Luận văn tập trung nghiên

cứu và

làm nổi bật những nội dung lý luận cơ bản về các công cụ tài chính phái sinh

cũng như việc ứng dụng các công cụ này tại NHTM. Trong Chương 1 luận

văn đã nghiên cứu và chỉ ra những lợi ích, vai trò của việc sử dụng công

Một phần của tài liệu 0551 giải pháp ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại NH đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44)